- Hình thức 3– nhóm quét đường gồm 1 công nhân vệ sinh
b) Hoạt động của phân loại CTRSH tại nguồn.
Phải giáo dục tuyên truyền cho người dân biết được cách phân loại rác. Loại rác nào có thể tái sử dụng và loại rác nào không thể tái sử dụng; vì đối với loại rác có thể tái sử dụng họ có thể bán ve chai và mang lại giá trị kinh tế cho gia đình họ.
Chính quyền Quận cần phải quan tâm đến người dân đặc biệt hỗ trợ phí cho người dân để mỗi gia đình có thể sử dụng 2 thùng rác nhằm phục cho công tác phân loại tại nguồn.
Thùng 1: chứa rác hữu cơ có thể tái chế và tái sử dụng được.
Thùng 2: chứa các loại rác khác hữu cơ để thải bỏ và không tái chế được. Với các loại thùng chứa rác khác nhau ta sẽ cho 2 màu sắc khác nhau để dể dàng phân biệt. Với loại thùng 1 ta có thể cho bao nylon màu xanh còn loại thùng thứ 2 ta sẽ cho bao nylon màu đen.
Đối với chất thải từ các bệnh viện, chợ và rác từ các khu công cộng cũng cần đưa ra 2 loại thùng rác khác nhau để chứa đựng 2 loại chất thải khác nhau có thể tái chế và không thể tài chế được. Đồng thời phổ biến rộng rãi biện pháp phân loại tại nguồn.
Theo số liệu khảo sát thực tế, trong thành phần CTRSH phát từ hộ gia đình tại Quận 3, rác thực phẩm chiếm tỷ lệ rất lớn (91%), kế đến là nilon (2,49%) và giấy (2,18%). Từ đó, ta nhận thấy trong thành phần CTRSH rác thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý CTR (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,… ), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon, … nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý CTR mà con giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.