0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Xã hội hóa hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN KHOA HỌC KHẢ THI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 86 -90 )

- Hình thức 3– nhóm quét đường gồm 1 công nhân vệ sinh

c) Xã hội hóa hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Trong hệ thống quản lý CTR theo hướng xã hội hóa có phân loại tại nguồn, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc gián tiếp quản lý việc thải bỏ, thu gom và xử lý bằng công cụ chính sách và pháp luật.

Cơ cấu tổ chức hành chính theo phươnh án xã hội hóa được thực hiện như sau:

Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh

Sở Tài Nguyên Môi Trường

Ủy Ban Nhân Dân Các Phường

Đơn Vị Thu Gom Từ Các Nguồn

Đơn vị vận chuyển

Đơn Vị Xử Lý Cuối Cùng

Công Ty Dịch Vụ Công Ích

Đội Thu Gom Rác Đường Phố

Quản lý trực tiếp Quản lý gián tiếp

3.2.6. Giáo dục nhận thức.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng trong việc thu gom, phân loại CTR tại nguồn phải được đặt lên hàng đầi nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp giáo dục cộng đồng như sau:

- Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội. - Giảm lượng CTR tại nguồn.

- Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. - Giáo dục vệ sinh cộng đồng, giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.

- Tổ chức nhiều tuần, tháng bảo vệ môi trường để nhân dân tham gia, mà lực lượng nồng cốt là thanh niên.

- Tuyên truyền hưởng ứng bảo vệ môi trường thông qua hệ thống các thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí …

- Tổ chức các cuộc thi viết sách, báo về bảo vệ môi trường.

- Cắt dán băng rôn trên đường phố với nội dung như dọn dẹp vệ sinh như làm việc, quét dọn đường phố, nạo vét kinh mương, diễu hành tung hô khẩu hiệu…

3.3. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI VAØ MÔI TRƯỜNG3.3.1. Ý nghĩa kinh tế xã hội. 3.3.1. Ý nghĩa kinh tế xã hội.

Các giải pháp quản lý CTR Quận 3 nêu trên có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo phát triển bền vững của Quận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giảm đáng kể chi phí của thành phố cho công tác quản lý CTRSH và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp, do:

- Do được phân loại, các loại CTR trở nên sạch hơn, vì vậy có thể tận dụng CTR hữu cơ để làm phân compost với chất lượng cao (không lẫn plastic, thủy tinh, kim loại,…) hoặc dùng làm vật liệu che phủ;

- Tiết kiệm diện tích BCL do giảm 70-80% lượng CTR hữu cơ đổ vào BCL và nhờ chôn lấp riêng rác thực phẩm dễ phân hủy;

- Giảm chi phí dùng cho việc xử lý nước rò rỉ.

Làm tăng hiệu quả kinh tế các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế.

Tạo điều kiện áp dụng công nghệ xử lý khác, như đốt, làm phân compost, sản xuất khí sinh học (biogas),…

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Phân loại CTR tại nguồn mang lại lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là:

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất nguyên liệu; - Tiết kiệm tài nguyên nước;

- Tiết kiệm năng lượng;

- Tiết kiệm tài nguyên đất đai.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR của thành phố, giảm gánh nặng ngân sách, xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực với cách thức chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công.

3.3.2. Ý nghĩa môi trường.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án phân loại CTRSH tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một các cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân thành phố về bảo vệ môi trường. Khi phân loại tại nguồn, CTR tại các bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần rác có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động

của đội quan nhặt rác gần 20.000 người của thành phố, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với người nhặt rác này. Ngoài ra công việc phân loại cũng làm cho thời gian thu gom của các xe đẩy tay giảm do không tốn thời gian dừng để nhặt phế liệu thải đồng thời hạn chế các tác động xấu đến môi trường do thời gian vận chuyển của các xe đẩy tay dọc hè phố như mùi, ruồi, nước rò rỉ, rác rơi vãi làm mất mỹ quan đô thị.

Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao và chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của Quận 3 và của thành phố Hồ Chí minh, bao gồm phân loại CTRSH tại nhà, thu gom tại các hộ, trung chuyển và vận chuyển, xử lý CTR, nhờ công tác đào tạo, giáo ducï, huấn luyện và tuyên truyền sâu rộng đến từng phường, tổ và hộ gia đình.

Đúc kết kinh nghiệm, thúc đẩy chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn của toàn thành phố.

Ngoài ra những lợi ích môi trường khác từ chương trình phân loại CTR tại nguồn là giảm diện tích bãi chôn lấp góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, góp phần làm sạch thành phố vì:

- Giảm lượng khí metan gây “hiệu ứng nhà kính” và các loại khí khác từ BCL gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

- Giảm lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước rò rỉ.

Bên cạnh đó đối với môi trường việc tái chế rác cũng có nhiều tác dụng. Chẳng hạn như giảm lượng rác thải, giảm việc sử dụng nguyên liệu thô gây ô nhiễm môi trường (việc tái chế nhôâm làm giảm lượng thải CO2 đến 95%).

Xã hội hóa quản lý CTR Quận 3 góp phần thực hiện chủ trương quản lý CTR đang được nhà nước, thành phố và các ngành quan tâm với mục đích huy động sự tham gia của cộng đồng vào vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững môi trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN KHOA HỌC KHẢ THI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 86 -90 )

×