- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
2 Đã dẫn, tr
2.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam,
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam, CCTP được đặt ra như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với mục tiêu đảm bảo sự nghiêm minh của công lý, giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ngay từ khi giành được chính quyền, trong bản Hiến pháp năm 1946 đã có chương VI quy định riêng về cơ quan tư pháp bao gồm Toà án tối cao, các Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Hiến pháp 1946 đã vận dụng một cách sáng tạo học thuyết phân quyền mà thể hiện rõ nhất là đã có chương quy định riêng về cơ quan tư pháp và mối quan hệ của cơ quan này với Nghị viện và hệ thống cơ quan hành chính.
Theo Hiến pháp năm 1946, cơ cấu của Toà án nước ta thời kỳ này có những điểm khá đặc thù, không hoàn toàn giống như quan niệm về cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp ở trên. Theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án, Sắc lệnh số 31 ngày 19/3/1947 sửa đổi Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức Tư pháp công an, Sắc lệnh số 258-SL quy định cách tổ chức Công an quân pháp trong thời kỳ kháng chiến, thì trong cơ cấu tổ chức của Toà án không chỉ có thẩm phán xét xử (thẩm phán ngồi) mà còn có thẩm phán buộc tội (thẩm phán đứng) được gọi là Chưởng lý, Biện lý, Phó Biện lý giữ vai trò công tố viên. Trong quân đội, công an quân pháp được giao thẩm quyền thi hành bản án của Toà án binh. Như vậy, ngay từ những năm tháng đầu tiên xây dựng
nền tư pháp non trẻ thì nội hàm khái niệm cơ quan tư pháp theo Hiến pháp năm 1946 đã được thu nhận thêm những thành tố khác như cơ quan công tố, điều tra, thi hành án1.
Lần CCTP đầu tiên là năm 1950, vào thời kỳ đó, Bộ Tư pháp đã trình lên Chủ tịch Hồ Chí Minh dự án Sắc lệnh Cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng với những mục đích rất rõ ràng là bộ máy tư pháp cần được “dân chủ hoá”, “để công việc xét xử được nhanh chóng và gần dân hơn”, “thủ tục tố tụng cần được hợp lý và giản dị hơn”. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp, đây là lần CCTP đầu tiên.
Tiếp đó, vấn đề CCTP tiếp tục được thực hiện ở các mức độ khác nhau. các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 không có quy định cụ thể về cơ quan tư pháp. Theo mô hình tổ chức cơ quan tư pháp của các nước XHCN, các bản hiến pháp về sau này đã có sự thay đổi về cấu trúc, theo đó không còn chương quy định riêng về cơ quan tư pháp mà thay vào đó là chương quy định về TAND và VKSND.
Trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân, vấn đề CCTP được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt từ năm 1997 đến nay. Thực hiện chủ trương CCTP, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương hết sức quan trọng về cải CCTP. Thực hiện chủ trương CCTP, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật trên cơ sở thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, trong đó phải kể đến Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND, Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự năm 1993. Đây là những cơ sở pháp lý đánh dấu một bước tiến quan trọng của công cuộc CCTP, trong đó trọng tâm là hoạt động của Toà án.
1 Xem: Phạm Văn Hùng, Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 135, tháng 11/2008. tháng 11/2008.
Điều 127 Hiến pháp năm 1992 qui định: TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; theo qui định, hệ thống TAND bao gồm: TAND tối cao, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định. So với các bản hiến pháp trước, hệ thống cơ quan Toà án vẫn được giữ nguyên như cũ, nhưng có điểm khác biệt đó là Hiến pháp năm 1992 quy định khả năng thành lập thêm các Toà án mới. Điều này bảo đảm khả năng thành lập các Toà án trong những trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Trong thực tế, quy định này đã được vận dụng bằng việc lập thêm Toà kinh tế, Toà hành chính và Toà lao động trong cơ cấu của TAND cấp tỉnh và TAND tối cao.
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức TAND năm 2002, thì chế độ bầu Thẩm phán trước đây được thay bằng chế độ bổ nhiệm; bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm; chú ý đến chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của Toà án: Trong cơ cấu của TAND tối cao không có Ủy ban thẩm phán; Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có sự thay đổi về thành phần với tổng số không quá 17 người; bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm của TAND tối cao; bỏ quy định về sự tham gia của HTND trong xét xử ở TAND tối cao; mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, bảo đảm thực hiện hai cấp xét xử.
Theo qui định, TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm, còn việc xét xử phúc thẩm được trao cho TAND cấp tỉnh. TAND tối cao chỉ làm nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, chuẩn bị các dự án luật, hướng dẫn các Toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. TAND tối cao trực tiếp quản lý toà án địa phương và toà án quân sự về các mặt nghiệp vụ, chuyên môn và tổ chức cán bộ. Những đổi mới về tổ chức và nhiệm vụ của Toà án bảo đảm cho TAND phát huy vị trí pháp
lý và vai trò của mình trong NNPQ XHCN Việt Nam1.
Cải cách tổ chức và hoạt động của TAND là trong tâm của CCTP, song để đạt được hiệu quả thì những cải cách TAND phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đẩy mạnh CCTP theo hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy tư pháp, ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/ TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết số 08 - NQ/TW đã đề cập một cách toàn diện vấn đề CCTP, Nghị quyết đã nêu những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan tư pháp. Đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hướng TAND tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. TAND cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm. TAND cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.
Tiếp đó để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CCTP theo hướng xây dựng NNPQ, ngày 2-6-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học, hiện đại về cơ cầu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”. Đối với hệ thống tổ chức và thẩm quyền xét xử của Tòa án, Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau: “Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một 1 Xem: Hoàng Mạnh Hùng, Tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay, tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử
hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn, với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.
Có thể nói rằng, CCTP là một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng, với mục tiêu đảm bảo công lý, đảm bảo quyền con người thì việc cải cách tổ chức và hoạt động của Toà án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động CCTP trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.