Cải cách tư pháp phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.1.1.Cải cách tư pháp phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyền

và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyền

Trước yêu cầu đổi mới hệ thống tư pháp, xây dựng NNPQ XHCN thì việc CCTP là yêu cầu bức thiết. Muốn thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và kinh nhiệm xã hội. Việc CCTP phải dựa trên các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng NNPQ, mà trong đó trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND.

Quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp trong thời kỳ đổi mới được thể hiện trong các văn kiện từ Đại hội VII đến Đại hội X, và các văn kiện khác như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 8-11-1993 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật”; Chỉ thị số 34 - TC/TW ngày

18-3-1994 của Ban Bí thư về “Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Thẩm phán Toà án quân sự các cấp”; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị về “Phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa cấp uỷ Đảng với Đảng uỷ Công an, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên”; Chỉ thị số 53 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21-3-2000 về “Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000”; Nghị quyết 08, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Các văn kiện trên đã thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng đối với CCTP trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và kiện toàn các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng; phát hiện và xử lý kịp thời đối với những cán bộ, đảng viên có sai phạm; kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Lãnh đạo thực hiện chức năng xét xử theo quy định của pháp luật, Đảng luôn xác định trong quá trình xây dựng NNPQ thì cải cách TAND là cốt lõi của CCTP.

Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” chủ trương cách toàn diện hệ thống tư pháp đã được đề cập, trong đó có những quan điểm và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hướng TAND tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. TAND cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm. TAND huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động”.

Tiếp đó, trong Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” một lần nữa Đảng ta xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau: “Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án”; “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ, tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh”.

Cụ thể hơn, vấn đề CCTP nhằm đảm bảo quyền con người trong bối cảnh xây dựng NNPQ hiện nay cần phải chú ý nhấn mạnh tới tính tối cao của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Các quyết định của cơ quan tư pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, do đó những hoạt động này phải tuân thủ pháp luật tuyệt đối dựa trên nguyên tắc các cơ quan và người tiến hành tố tụng chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép. Tính thượng tôn pháp luật và công lý là nguyên tắc, chuẩn mực trong tổ chức và hoạt động tư pháp, đây cũng chính là tính đặc trưng của NNPQ.

Đảm bảo tính độc lập, khách quan của các cơ quan tư pháp là một yêu cầu quan trọng trong quá trình CCTP ở nước ta. Yêu cầu này cần được cụ thể hóa thành các qui định pháp luật phân định một cách rõ ràng, rành mạch về vị trí, thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan tư pháp, từng chức danh tư pháp. Bên cạnh đó cũng cần phải làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp (theo chiều dọc, chiều ngang), mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp với cơ quan hành chính và với đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)