Tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 131 - 135)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.2.6.Tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực hoạt động tư pháp

1 Đỗ Quang Ngọc, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự,

3.2.6.Tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực hoạt động tư pháp

Điều kiện làm việc cũng có những tác động không nhỏ tới chất lượng công việc. Đầu tư xây dựng, mua sắm trong thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp là yêu cầu quan trọng. Để hoạt động của các cơ quan tư pháp luôn giữ được sự công tâm, vô tư, khách quan, sự uy nghi, bề thế của cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ở địa phương thì các cơ quan này phải phải được cung cấp đủ kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Hiện tại, do nguồn kinh phí cho các cơ quan tư pháp còn hạn chế, nên phần nào hoạt động của họ vẫn còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm tính độc lập, chủ động trong hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp nhằm xây dựng hệ thống cơ quan này đủ mạnh, là một trong những giải pháp cần sớm được triển khai thực hiện, một mặt đáp ứng cho việc thực hiện tăng thẩm quyền mới theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, mặt khác cũng để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thay đổi mô hình tổ chức theo chủ trương của Đảng.

Cùng với việc trang bị điều kiện làm việc thì việc cung cấp trang phục cho cán bộ tư pháp cũng là vấn đề đang được đặt ra hiện nay. Đối với Thẩm

phán, Kiểm sát viên, điều tra viên hiện đã có trang phục của ngành. Song vấn đề trang phục của HTND, luật sư đã được đặt ra từ lâu, đã đến lúc phải có biện pháp giải quyết hợp lý để đảm bảo tính trang nghiêm của phiên toà, nên có quy định trang phục thống nhất đối với HĐXX.

KẾT LUẬN

Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đề CCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực.

CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mới có chủ trương CCTP, tư pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm cần phải cải cách để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyền tự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cải cách tư pháp. Ngay từ khi giành được độc lập, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng bộ máy tư pháp với tiêu biến bộ máy đó thành “một cơ quan trọng yếu của chính quyền” (Hồ Chí Minh), và chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy tư pháp đã được thiết lập trên phạm vi cả nước. Tư pháp đã giữ một vị trí quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là công cụ đảm bảo trật tự, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người.

Ngày nay trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh các quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi bộ máy nhà nước phải có những thay đổi quan trọng để thích nghi với tình hình. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trong đó, việc đảm bảo các quyền con người trong hoạt động

của các cơ quan tư pháp đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống các cơ quan tư pháp đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh - trật tự, đảm bảo các quyền con người, phát huy dân chủ trong đời sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Quyền con người là giá trị nhân văn, gắn liền với bản chất của chế độ, việc nghiên cứu cơ chế, hệ thống luật pháp để đảm bảo tốt nhất các quyền tự do của con người, đặc biệt trong việc đảm bảo các quyền tự do thân thể là yêu cầu hết sức quan trọng. Hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền tự do của con người, với yêu cầu đảm bảo tốt hơn các quyền con người thì việc cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng NNPQ là yêu cầu tất yếu ở Việt Nam hiện nay.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận về cơ quan tư pháp (vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động) trong việc đảm bảo các quyền con người; đánh giá thực trạng hoạt động của cơ quan tư pháp và đề xuất các giải pháp CCTP nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người. CCTP là vấn đề lớn, với nhiều nội dung quan trọng, đụng chạm tới nhiều vấn đề như thiết kế bộ máy nhà nước, nguyên tắc hoạt động tư pháp, sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, hệ thống pháp luật tố tụng… Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, đề tài mới chỉ đề cập đến việc CCTP nhằm đảm bảo các quyền tự do trong hoạt động TTHS trong đó trọng tâm là việc xét xử của Tòa án mà chưa thể đề cập đến các vấn đề khác, đây cũng là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu ở một cấp độ rộng hơn.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 131 - 135)