- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
1 Đỗ Quang Ngọc, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự,
3.2.4. Đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan, cán bộ và hoạt động tư pháp là yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình CCTP hiện nay. Hội nghị Trung ương 4 khoá X chỉ rõ nhiệm vụ này: “kiện toàn tổ chức các ban cán sự đảng, đảng đoàn để các tổ chức đảng này thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng. Nơi không lập ban
cán sự đảng, đảng đoàn thì tăng thẩm quyền, trách nhiệm của đảng uỷ cơ quan… phân định rõ giữa chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng, đảng đoàn với chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị”. Để đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Các cấp uỷ đảng cần tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện chủ trương của cấp trên về CCTP, kịp thời kiện toàn hệ thống cơ quan tư pháp khi có sự biến động về tổ chức bộ máy, về nhân sự. (thay đổi chức năng của Viện kiểm sát, thành lập toà án khu vực…).
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động cuả các tổ chức đảng, đảng viên và chăm lo công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ; tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp; tăng cường công tác kiểm tra đối với đội ngũ cán bộ tư pháp. Hiện nay, TAND được tăng thẩm quyền dẫn đến có sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan điều tra, VKSND đặc biệt là ở cấp huyện. Điều đó, đòi hỏi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của những cơ quan này về chuyên môn, nghiệp vụ phải nhanh chóng hơn, khẩn trương hơn nhưng phải thiết thực, gắn với những nội dung, yêu cầu mới phù hợp với từng chức danh.
Ngoài chỉ đạo bằng nghị quyết, chỉ thị, các cấp uỷ đảng mà trước hết là tỉnh uỷ cần tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra luôn được xem là công cụ hữu hiệu để Đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp. Trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN, công tác kiểm tra của Đảng cần được đổi mới theo định hướng dân chủ và công khai; tránh việc xử lý nội bộ với những cán bộ, đảng viên trong ngành tư pháp bị kỷ luật; đồng thời, có cơ chế bảo vệ cán bộ, đảng viên trước sự vu khống, tố cáo sai sự thật. Đồng thời, các hình thức kiểm
tra phải được vận cụng một cách linh hoạt, mềm dẻo và đặc biệt, tránh sự chồng chéo với công tác tranh tra, kiểm tra của Nhà nước
- Xây dựng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp trong hoạt động tư pháp. Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp thông qua ban cán sự, cấp ủy và các đảng viên. Do đó, ban cán sự, đảng ủy và các đảng viên trong các cơ quan tư pháp cần nêu cao tính đảng, ý thức tổ chức kỷ luật, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đảng với cơ quan tư pháp và các ban, ngành có liên quan theo hướng cấp uỷ định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp.
Đổi mới sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng với các cơ quan tư pháp; cấp uỷ phải lãnh đạo các cơ quan tư pháp góp ý hoàn thiện hệ thống thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, vừa đề cao nhân tố con người trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp, vừa đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp.
- Cần đảm bảo tính độc lập của các cơ quan tư pháp; cấp ủy lãnh đạo nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động tư pháp. Độc lập và tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động tư pháp. Cần chống khuynh hướng phủ nhận tính độc lập trong hoạt động tư pháp, lợi dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo để gây tác động hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tư pháp. Thực tiễn cho thấy, thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp không có nghĩa là các cơ quan tư pháp thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng pháp luật một cách máy móc, cứng nhắc, hình thức. Do đó, cần nghiên cứu các hình thức và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa giữ vững nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cần thể chế hóa bằng pháp luật phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm Đảng lãnh đạo tư pháp nhưng tôn trọng nguyên tắc tư pháp độc lập - nguyên tắc và là đặc trưng cơ bản của NNPQ.