Xây dựng mô hình tư pháp tranh tụng thông qua việc nâng cao vai trò của Luật sư

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 125)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.2.3.Xây dựng mô hình tư pháp tranh tụng thông qua việc nâng cao vai trò của Luật sư

1 Đỗ Quang Ngọc, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự,

3.2.3.Xây dựng mô hình tư pháp tranh tụng thông qua việc nâng cao vai trò của Luật sư

cao vai trò của Luật sư

Xây dựng mô hình tranh tụng theo hướng công khai, dân chủ là một bước đi quan trọng trong quá trình CCTP hiện nay. Để xây dựng mô hình này thì việc phát huy vai trò của đội ngũ Luật sư là hết sức cần thiết. Nhằm đảm bảo việc tranh luận, bào chữa của Luật sư thì trước hết cần phải xây dựng những quy định cụ thể về chế tài ràng buộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành

tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Cần có những biện pháp tổng thể trên cả phương diện nhận thức, quy định pháp luật... để tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư được sớm tiếp xúc với khách hàng mà họ nhận bào chữa. Cần nâng cao nhận thức cho đông đảo người dân trong xã hội hiểu về quyền được nhờ Luật sư bào chữa, hình thành thói quen trong nhận thức “không thể điều tra, truy tố và xét xử một người nếu người đó không có sự trợ giúp về mặt pháp lý”.

Để thực hiện tốt vai trò của mình thì ngay từ khi nhận bào chữa Luật sư phải nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án một cách khách quan và toàn diện, không bỏ sót bất cứ chi tiết nào liên quan đến vụ án. Đặc biệt chú ý đến các tình tiết mà phía cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra nhằm buộc tội người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để từ đó đưa ra những biện luận bác bỏ lại sự buộc tội thiếu căn cứ hoặc không hợp pháp. Luật sư cần kết hợp giữa việc tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng với việc nghiên cứu kỹ từng tài liệu có trong hồ sơ vụ án; cần phải chủ động, tích cực tìm ra những chứng cứ để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Luật sư cần chủ động tìm hiểu thêm về nhân thân, tâm tư của họ liên quan đến vụ án, về diễn biến của sự việc phạm tội, động cơ, mục đích, nguyên nhân và điều kiện phạm tội cũng như các tình tiết khác liên quan nhằm gỡ tội cũng như để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho khách hàng. Luật sư phải lắng nghe những thông tin mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đưa ra hoặc hỏi họ về những tình tiết có lợi cho việc chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Khi tranh tụng tại phiên tòa Luật sư phải đưa ra những biện luận có tính chính xác cao, có căn cứ pháp lý thuyết phục. Cần tránh sự bào chữa theo kiểu suy diễn và bất nhất trong lập luận. Đây là cuộc đấu lý giữa bên buộc tội và gỡ tội, có sự đối kháng rõ rệt và phần thắng sẽ thuộc về bên nào có những chứng cứ thuyết

phục, lý lẽ sắc bén hơn để HĐXX và người tham dự phiên toà chấp nhận.

Để bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, xác định sự thật khách quan của vụ án đòi hỏi quá trình tố tụng phải bảo đảm tiến hành công khai, dân chủ và hợp pháp. Để nâng cao vai trò của Luật sư trước hết cần tạo ra các cơ chế bảo đảm để Luật sư tham gia đầy đủ vào toàn bộ quá trình tố tụng. Cần có những quy định về việc cơ quan tiến hành tố tụng phải giải thích ngay cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo biết về quyền được mời Luật sư bào chữa. Luật sư cần được tham gia vào việc lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, giải thích và lưu ý người bị tạm giữ, bị can về quyền trả lời hoặc không trả lời về một vấn đề mà điều tra viên hỏi và sự từ chối trả lời đó của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước các câu hỏi của điều tra viên mang tính chất truy bức, mớm cung, bức cung...; được xem và có ý kiến về nội dung biên bản lấy lời khai, hỏi cung; xác định tình trạng sức khỏe và tâm thần của người bị tạm giữ khi lấy lời khai, của bị can khi hỏi cung...

Nhà nước cần có chính sách tăng thù lao bào chữa trong các vụ án chỉ định luật sư. Hiện nay quy định Luật sư bào chữa theo chỉ định được hưởng mức 120.000 đồng trên một ngày làm việc (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/NĐ ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư). Cần có những quy định mới nhằm tăng mức thù lao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và thỏa đáng với công sức mà luật sư bỏ ra để bào chữa trong một vụ án.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 125)