Về hoạt động luật sư

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 85)

- Về hoạt động xét xử của tòa án nhân dân

1 TAND tối cao (2008), Báo cáo “Tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 của ngành TAND”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

2.1.4.1. Về hoạt động luật sư

Trong những năm gần đây vai trò của Luật sư đã có nhiều thay đổi đáng kể, các vụ án có Luật sư tham gia đã nhiều hơn, đặc biệt là số vụ do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ chủ động mời Luật sư tăng lên đáng kể. Chất lượng giải quyết vụ án được nâng lên khi có sự tham gia của Luật sư.

Vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, các hoạt động nghề nghiệp của Luật sư ngày càng thuận lợi; số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của đội ngũ luật sư ngày càng được nâng cao. Số lượng luật sư ở nước ta đã tăng từ 1.632 Luật sư và 468 luật sư tập sự lên 5.334 luật sư và 2.000 luật sư tập sự (tính từ tháng 9.2001 đến hết tháng 2.2009). Có 96,95% tổng số luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên. Đến nay, cả nước đã có hơn 1.500 tổ chức hành nghề luật sư (bao

gồm các văn phòng luật sư, công ty luật...), dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 15.000 người vào năm 2015.

Thực hiện CCTP với trọng tâm là chuyển đổi cơ chế xét xử từ xét hỏi sang tranh tụng, đã tạo ra một bước ngoặt về vị thế và vai trò của Luật sư ở Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm có hiệu quả quyền tiếp cận công lý của người dân. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư đã góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tỷ lệ Luật sư tham gia bào chữa trong các VAHS ngày càng cao, đặc biệt việc Luật sư tham gia theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng theo Điều 57 của Bộ luật TTHS là có ý nghĩa rất quan trọng nhằm ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử.

Kỹ năng tranh tụng của Luật sư ngày càng được nâng cao, sự có mặt của Luật sư tại phiên tòa đã góp phần tạo ra tinh thần dân chủ, đảm bảo việc xét xử công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại nhiều phiên tòa, việc xét hỏi hoặc tranh luận của Luật sư đã làm sáng tỏ nhiều tình tiết có thể làm thay đổi nội dung vụ án, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp công dân. Hoạt động tranh tụng của Luật sư trong thời gian qua cho thấy chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn, hầu hết các Luật sư đã tự khẳng định năng lực chuyên môn trong hoạt động bào chữa, thể hiện được sự bình đẳng với kiểm sát viên trong tranh tụng. Nhiều Luật sư đã chỉ rõ những sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của người và cơ quan tiến hành tố tụng. Các Luật sư cũng đã chỉ ra những vướng mắc của pháp luật trong quá trình nghiên cứu hồ sơ và thông qua hoạt động bào chữa, điều này đã góp phần quan trọng thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các qui định TTHS và các văn bản pháp qui khác có liên quan.

Đội ngũ Luật sư ngày càng chuyên nghiệp hóa, điều này được đánh dấu bởi sự ra đời của hàng trăm tổ chức hành nghề luật sư trong cả nước. hiện đã

có hàng ngàn tổ chức hành nghề luật sư được thành lập. Trong đó, hơn một nửa tổ chức hành nghề luật sư tập trung tại trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức hành nghề luật sư đã mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều của người dân.

Bảng 2.1: Thống kê luật sư tham gia tranh tụng trong 2 năm 2007- 2008 (tính từ 01/10/2006 đến 30/09/2008)

Năm Hồ sơ tòa án thụ lý

Hồ sơ tòa án đã giải quyết

Luật sư tham gia theo HĐ với khách hàng

Luật sư tham gia theo yêu cầu của CQĐT-VKS-TA

2007 2.132 vụ 2.117 vụ 312 lượt (15%) 677 lượt (32%)

2008 1.989 vụ 1.973 vụ 346 lượt (17,5%) 718 lượt (36%)

Nguồn: Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh

Đối với những vụ án có bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội có khung hình phạt đến tử hình, hoặc là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì các Đoàn Luật sư trong cả nước đã hỗ trợ rất tốt về việc cử luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cho đến nay, 100% vụ án thuộc trường hợp nói trên đều có luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, có nhiều trường hợp luật sư tự nguyện bào chữa miễn phí khi thấy hoàn cảnh của bị can, bị cáo quá khó khăn. Có nhiều luật sư đã hợp tác với trung tâm hỗ trợ tư pháp bào chữa miễn phí cho người nghèo hoặc tham gia giải đáp pháp luật, các chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật trên báo, đài với nhiều hình thức sinh động phong phú, có hiệu quả. Tạo được hiệu ứng tốt đối với xã hội về nhận thức và chấp hành pháp luật, góp phần tăng cường, nâng cao pháp chế XHCN, tạo hình ảnh đẹp về người luật sư trong xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên thì hoạt động luật sư vẫn còn một số hạn chế như:

- Vẫn còn sự khác biệt giữa việc bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (thường gọi là bào chữa chỉ định) với bào chữa theo yêu cầu của khách hàng. Biểu hiện rõ nhất nếu tại phiên tòa có cùng hai loại hình bào chữa nói trên, đối với khách hàng bào chữa theo dịch vụ thì sự quan tâm của luật sư có phần sâu sắc hơn, nhiều tình tiết bào chữa hơn, thời lượng nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, làm việc với bị cáo trong trại giam, xét hỏi, tranh luận bào chữa cho khách hàng thường nhiều hơn so với bị can, bị cáo được bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Một số ít Luật sư còn yếu về nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, chưa cập nhật được các văn bản pháp luật cần thiết cho hoạt động bào chữa. Chưa phát huy hết trách nhiệm của Luật sư trong khi pháp luật tố tụng đã qui định đầy đủ, cụ thể là chưa phân biệt được “quyền luật sư” qui định tại khoản 2 và “nghĩa vụ của luật sư” theo khoản 3 Điều 58 của Bộ luật TTHS. Quyền kháng cáo, khiếu nại của luật sư trong một số trường hợp cần thiết vẫn không được luật sư sử dụng. Sự nhầm lẫn, thiếu sót này không chỉ làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà còn làm tổn thất uy tín của giới luật sư nói chung.

- Nhiều Luật sư còn lúng túng trong hoạt động tại phiên tòa khi lợi ích của khách hàng đối nghịch, mâu thuẫn nhau. Có Luật sư bào chữa cho bị cáo này còn thay quyền công tố kết tội bị cáo khác nhằm có lợi cho khách hàng của mình đồng thời cũng có Luật sư và khách hàng của mình lại mâu thuẫn nhau trong phần bào chữa hay không hiểu ý nhau trong phần xét hỏi. Có trường hợp bị cáo khẳng định không phạm tội thì Luật sư bào chữa lại hùng biện với kiểm sát viên chứng minh thân chủ mình phạm tội nhẹ hơn. Có trường hợp luật sư vắng mặt gởi bản bào chữa xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo về tội mà Viện kiểm sát truy tố nhưng diễn biến phiên tòa cho thấy kiểm sát viên đã rút phần truy tố đó tại phiên tòa.

Chất lượng bào chữa của Luật sư chưa cao làm ảnh hưởng tới kết quả chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Gặp trở ngại khi tham gia vào vụ án, nhiều Luật sư đã có những diễn biến tiêu cực trong nhận thức như có tâm lý buông xuôi, không dám phản đối lại những hành vi và quyết định sai trái của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Hiện vẫn còn tình trạng luật sư chủ yếu bào chữa cho khách hàng của mình bằng cách “ngoại giao”, ‘tiếp xúc”, “gặp gỡ” với những người tiến hành tố tụng phụ trách vụ án để xin giảm nhẹ hình phạt cho khách hàng của mình.

- Số lượng Luật sư ở nước ta vẫn còn quá ít so với yêu cầu của việc cải cách và phát triển nền kinh tế của đất nước. Tính đến ngày 31/12/2008, cả nước có 1.479 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 1.284 văn phòng, 80 công ty luật hợp danh và 115 công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là cá nhân (39,6%), doanh nghiệp trong nước (27,81%). Khách hàng nội địa chiếm 76,3%, còn lại 23,7% là khách hàng nước ngoài. Tính đến hết tháng 2/2009, cả nước có 5.334 luật sư và 2.000 luật sư tập sự, đội ngũ luật sư đã và đang được đánh giá là có số lượng phát triển vượt bậc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển đạt 250%.

Tuy nhiên, nếu so với quy mô dân số và các nước trên thế giới, tỷ lệ luật sư của Việt Nam vẫn còn quá ít. Tính trung bình mới đạt 16.000 dân/1 luật sư. Trong khi ở Mỹ, cứ 250 dân/1 Luật sư, Nhật Bản là 400 dân/Luật sư, Singapore là 1.000 dân/luật sư, Thái Lan là 1.526 dân/Luật sư... Tỷ lệ số luật sư trên dân số ở Việt Nam là 1/20.700 là thấp, thậm chí, có tỉnh như Lai Châu còn chưa có đủ luật sư để thành lập đoàn luật sư. Số Luật sư chỉ tập trung ở các đô thị lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh1.

- Vẫn còn rất ít người nhờ cậy đến Luật sư tham gia vào quá trình tố

tụng để đảm bảo các quyền của mình. Phần lớn người dân Việt Nam chưa có thói quen nhờ đến Luật sư khi vướng vào vòng tố tụng. Nhiều người vẫn phó mặc cho cơ quan tiến hành tố tụng quyết định số phận của mình, thậm chí, không dám tự bào chữa vì sợ bị cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng ngoan cố và sẽ khép tội nặng hơn. Nhiều trường hợp khác lại chỉ cần đến Luật sư trong phiên tòa xét xử, hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn nên không mời luật sư bào chữa. Điều này dẫn tới thực trạng tỉ lệ các vụ án có sự tham gia của luật sư tuy có tăng trong vài năm gần đây nhưng còn chiếm tỷ lệ quá thấp. Hiện nay vẫn còn rất ít người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhận được sự hướng dẫn và tư vấn về thực hiện quyền bào chữa từ phía luật sư.

- Luật sư chưa nhận thức đúng và thực hiện tốt vai trò hướng dẫn pháp luật. Vẫn còn những Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình chưa quan tâm đến việc tư vấn, hướng dẫn giải thích cho khách hàng biết về quyền bào chữa. Việc gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phần lớn chỉ giới hạn ở việc động viên về mặt tinh thần. Rất ít trường hợp Luật sư thực hiện vai trò hướng dẫn pháp luật cho khách hàng của mình như giải thích chi tiết các quy định của pháp luật về quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác, các quy định của pháp luật về hình phạt, tội phạm…

Các Luật sư thường chỉ thực hiện công việc một cách chủ quan và độc lập một mình nhằm tìm ra những tình tiết có lợi để thực hiện việc bào chữa chứ không hề có sự trao đổi, bàn luận cùng khách hàng. Luật sư với tư cách là chuyên gia pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền bào chữa cho khách hàng của họ, đa phần là những người có hiểu biết pháp luật hạn chế. Tuy nhiên, cả về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, chỉ khi bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hiểu được pháp luật quy định cho họ có những quyền gì thì họ sẽ có tâm lý vững vàng hơn khi trao đổi với Luật sư, từ đó họ có thể chủ động cung cấp những tình tiết có ích cho việc bào chữa. Khi đã được tư vấn đầy đủ về quyền của mình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể kể chi tiết về mọi tình tiết mà

bình thường họ không muốn khai báo hoặc cũng không biết những tình tiết đó có lợi cho việc gỡ tội đối với họ.

- Vẫn còn tình trạng Luật sư vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tham gia tố tụng. Trong những năm vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo chí và người dân đã phát hiện không ít những vi phạm của luật sư. Các vi phạm phổ biến thường gặp là: có lời lẽ xúc phạm cơ quan tiến hành tố tụng; môi giới “chạy án”, “chạy tội”; lừa đảo thân chủ bằng cách hứa hẹn giảm án, vay tiền; lợi dụng việc bào chữa để tuyên truyền quan điểm sai trái; thu phí không đúng qui định của Nhà nước... Những hạn chế này đã làm giảm sút vai trò của Luật sư, mất niềm tin của khách hàng, tạo ra những tiêu cực trong quá trình tố tụng.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w