Nhận thức về cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người chưa đầy đủ, đúng đắn

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

2.2.1.Nhận thức về cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người chưa đầy đủ, đúng đắn

người chưa đầy đủ, đúng đắn

Quyền con người là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, hoạt động tư pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện các quyền này, việc CCTP trước hết nhằm đảm bảo các quyền con người, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, hiệu lực, đảm bảo tính dân chủ, nghiêm minh của bộ máy tư pháp, đây cũng chính là một trong những nội dung quan trong đang đặt ra trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về CCTP, thời gian qua hoạt động của bộ máy tư pháp đã có một số thành tựu, kết quả như đã đề cập. Tuy nhiên, CCTP vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra hiện nay. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do chưa có nhận thức đầy đủ, đúng mức về vị trí, vai trò của công tác tư pháp

nói chung và của CCTP nói riêng.

Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp, CCTP; chưa gắn kết việc CCTP với việc thực hiện mục tiêu phát triển con người, mà cụ thể là đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của con người trong quá trình tố tụng. Nhận thức chưa đúng về CCTP hiện nay còn thể hiện qua việc một số cán bộ lãnh đạo còn có ý kiến can thiệp vào công việc cụ thể, thậm chí cản trở việc xử lý một số vụ án của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan thi hành án. Một số cán bộ, công chức thiếu sự hợp tác, không quan tâm giúp đỡ các cơ quan tư pháp thực thi nhiệm vụ của mình, nhất là cung cấp tài liệu, chứng cứ, tiến hành giám định, phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra, vẫn còn có sự nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của luật sư, HTND trong xét xử các VAHS, cho rằng việc tham gia hoạt động xét xử của HTND chỉ mang tính hình thức và sự tham gia của luật sư là “thọc gậy bánh xe”, cản trở các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực trạng này trước hết bắt nguồn từ nhận thức của một số cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán và thậm chí là từ các cấp lãnh đạo các cơ quan tư pháp.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp tại một số TAND ở phía Bắc thì số người được hỏi cho rằng hoạt động của HTND mang tính hình thức chiếm tới 46%. Họ cho rằng, Thẩm phán là những người được đào tạo cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ, còn HTND chỉ là những người đại diện cho trình độ pháp luật “trung bình” của người dân nói chung. Cụ thể, “có nhiều vụ án phức tạp, tài liệu quá nhiều nên HTND chỉ đọc được những tài liệu như kết luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát và một số lời khai của bị cáo, đương sự, các chứng cứ khác không nắm chắc, nên khi ra xét xử, ngại Thẩm phán, hoặc không dám tranh luận với Thẩm phán khi nghị án”. Có thể nói đây là một trở ngại khách quan, gây ra nhận thức không

đúng của một số người. Về phía quần chúng nhân dân, do chưa thấy hết được vai trò của người đại diện cho mình tham gia xét xử, cho rằng HTND tham gia cho đủ lệ bộ của HĐXX, nhất là khi dự phiên tòa, công chúng thấy một số vị HTND thụ động, lúng túng nên càng có ấn tượng về tính hình thức của chế định hội thẩm.

Có không ít phiên tòa HĐXX do nhận thức không đầy đủ, bức xúc trước thái độ của Luật sư nên đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền “kỷ luật”, “khai trừ”, “kiểm điểm”, “xem lại tư cách”... của Luật sư khi HĐXX bị Luật sư chất vấn. Phát huy vai trò của Luật sư, thực hiện tranh tụng công khai, dân chủ, kết luận sự thật vụ án dựa trên chứng cứ khách quan là nguyên tắc quan trọng trong pháp luật TTHS của Việt Nam và cũng là phương châm quan trọng trong CCTP ở nước ta hiện nay, song sự nhận thức chưa đầy đủ của đội ngũ cán bộ tư pháp đã làm chậm lại việc thực hiện mục tiêu này, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm các quyền con người trong quá trình tố tụng ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)