- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
1 Đỗ Quang Ngọc, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự,
3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh
“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, do đó, trong lãnh đạo CCTP, cấp ủy Đảng của các cơ quan tư pháp, các cơ quan tham mưu phải xây dựng được chiến lược cán bộ cho cả hệ thống chính trị nói chung và của các cơ quan tư pháp nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đức, có tài là nội dung rất quan trọng và cấp bách. Từ thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp hiện nay cho thấy nếu không có sự quan tâm đầu tư, đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NNPQ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sớm có quy hoạch phù hợp, có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng nâng cao và cụ thể hoá tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội; gắn việc đào tạo chuyên môn với hoạt động thực tiễn. Hình thành đội ngũ cán bộ tư pháp có phẩm chất đạo đức, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế XHCN.
Các cơ quan tư pháp cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với Học viện Tư pháp để chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo và bố trí, sử dụng có hiệu quả những cán bộ đã được đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo chung về những kiến thức cơ bản, sau đó đào tạo chuyên sâu về từng nghiệp
vụ cụ thể; tăng cường bồi dưỡng ngắn ngày trong quá trình công tác.
Về tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Cần xây dựng cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc tại các cơ quan tư pháp; mở rộng nguồn để bổ trợ vào các chức danh tư pháp không chỉ là các cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, luật sư... Tránh tình trạng thiếu cán bộ tư pháp (đặc biệt là đội ngũ thẩm phán) dẫn đến tình trạng tồn đọng án như hiện nay.
Đảm bảo đủ biên chế, kinh phí, phương tiện và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải án ở TAND các cấp hiện nay đó là việc thiếu biên chế về cán bộ tư pháp. Để khắc phục tình trạng này, ngành tư pháp cần phải kịp thời kiến nghị với Quốc hội thông qua việc bổ sung thêm biên chế cho ngành, đặc biệt là biên chế Thẩm phán. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác qui hoạch, tuyển dụng và đào tạo cán bộ tư pháp nhằm đảm bảo đủ số lượng cán bộ tư pháp để khắc phục tình trạng tồn đọng án hình sự như hiện nay. Đối với đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với TAND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, MTTQ, HĐND trong việc xây dựng, kiện tòa đội ngũ cán bộ tư pháp phù hợp với thực tế địa phương.
Đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Nghiên cứu chế độ thi tuyển đối với một số chức danh. Có thể tổ chức các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn nguồn chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn đối với cán bộ có chức danh tư pháp.
Về công tác thanh tra, kiểm tra. Cần tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực thi nhiệm vụ, đạo đức của cán bộ tư pháp. Bên cạnh việc tự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan tư pháp, của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của cán bộ bổ trợ tư pháp, thì phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, HĐND, của các tổ chức xã hội, của nhân dân đối
với cán bộ tư pháp. Cần chú trọng đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công chức cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Trước hết cần chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần tập thể; coi trọng giáo dục đạo đức, xử lý nghiêm minh mọi sự vi phạm luật pháp của đội ngũ cán bộ.
Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp với đội ngũ cán bộ tư pháp: Xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động, cống hiến của cán bộ tư pháp. Khen thưởng, tôn vinh các cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp giỏi, có nhiều cống hiến, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ công lý, bảo vệ nhân dân. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh kịp thời với các biểu hiện tham ô, tham nhũng, tiêu cực khác trong đội ngũ cán bộ tư pháp.
Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Hiện nay, nội dung thang, bậc, hệ số lương của cán bộ tư pháp được thiết kế giống như cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước là chưa phù hợp. Thực tế đời sống của cán bộ tư pháp hiện nay còn nhiều khó khăn do chế độ lương chưa đảm bảo mức sống trung bình trong mặt bằng chung của xã hội. Vì vậy, cần sửa đổi chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này theo hướng quy định Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên có thang bảng lương riêng, phù hợp với lao động mang tính đặc thù của ngành.
Cần phải có những ưu đãi có tính đến tính chất nghề nghiệp, có phụ cấp thâm niên theo quy định của Nhà nước bởi trách nhiệm pháp lý của cán bộ tư pháp rất nặng nề, nếu để xảy ra oan, sai phải bồi thường. Hiện nay, chế độ lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ tư pháp có hạn nên họ rất dễ bị dao động về lập trường tư tưởng nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng. Để góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, Nhà nước cần đổi mới chế độ lương, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ, chính sách ưu đãi nhằm tạo tâm lý ổn định công tác, đồng thời thu hút những người có trình độ, năng lực,
tâm huyết vào làm việc tại ngành tư pháp.
Đây cũng là giải pháp phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp đối với TAND đã được định hướng tại Nghị quyết 49-NQ/TW, đó là “phải có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp” và và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X cũng đã chỉ rõ: “Tăng lương hoặc tăng mức ưu đãi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho các ngành… Kiểm sát, Tòa án và một số ngành dễ phát sinh tham nhũng”.