Đối với toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 110)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.2.2.1.Đối với toà án nhân dân

Tổ chức nghiên cứu về phạm vi thẩm quyền của toà án trong hoạt động xét xử, đặc biệt là xét xử về hình sự. Theo BLHS năm 1999, tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo khoản 1, Điều 170 Bộ luật TTHS năm 2003 thì TAND cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những VAHS về những tội phạm ít

nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293,294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS.

Bảng 2.2: Thống kê các khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 gắn với việc phân loại tội phạm

TT Loại tội Số khung hình phạt Tỷ lệ trên tổng số khung

hình phạt

1 Tội phạm ít nghiêm trọng 166 24,73%

2 Tội phạm nghiêm trọng 200 29,8%

3 Tội phạm rất nghiêm trọng 207 30,84%

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 98 14,6%

Cộng 671

Qua thống kê cho thấy, tổng số khung hình phạt thuộc các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng là 573 khung hình phạt. Trong số này, số khung hình phạt phải loại trừ không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Toà án quân sự khu vực theo các khoản a, b, c Điều 170 Bộ luật TTHS là 68 khung hình phạt. Như vậy, thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hiện nay là 505 khung hình phạt chiếm 75,26% trên tổng số 671 khung hình phạt của BLHS năm 1999; thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu theo khoản 2, Điều 170 Bộ luật TTHS chiếm khoảng gần 25% tổng số khung hình phạt.

với tội có khung hình phạt thấp, giảm xuống đối với tội có khung hình phạt cao so với tỷ lệ thống kê cơ học trong tổng số các khung hình phạt của BLHS. Tuy nhiên, với việc TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm khoảng 25% khung hình phạt này (chủ yếu là tội đặc biệt nghiêm trọng) thì ba toà phúc thẩm TAND tối cao hiện nay cũng phải rất vất vả để xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Cũng chính vì vậy mà áp lực khiếu nại yêu cầu xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với TAND tối cao không ngừng tăng lên và không có cách giải quyết triệt để.

Qua phân tích số liệu thống kê ở trên cho thấy nên giao cho Toà án sơ thẩm cấp khu vực thẩm quyền xét xử các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng như thẩm quyền của TAND cấp huyện hiện nay và không nên tăng thẩm quyền cho Toà án này. Đối với Toà án phúc thẩm, nên giao cho Toà án này thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm như thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hiện nay và không xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời để giảm áp lực cho TAND tối cao, nên giao cho Toà án thượng thẩm thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm. TAND tối cao chỉ còn xét xử giám đốc thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có tầm ảnh hưởng đến toàn quốc1.

Để thực hiện yêu cầu này thì cần phải tổ chức hệ thống toà án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mà theo thẩm quyền xét xử gồm: toà án sơ thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (toà án khu vực); toà án phúc thẩm được đặt theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 110)