- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
3.1.2. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người phải gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng đồng bộ, chuyên
với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra “công tác cán bộ là gốc của mọi công việc”, đối với đội ngũ cán bộ tư pháp thì cần phải “phụng công thủ pháp, chí công, vô tư” và phải “góp phần của mình thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta”1. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp cần phải chú trọng đến công tác cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: số lượng, cơ cấu, cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức điều hành, phương thức lãnh đạo quản lý, phẩm chất và năng lực…
Để đảm bảo hoạt động của bộ máy tư pháp hiệu lực và hiệu quả thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực để đạt được hiệu quả hoạt động thực tiễn. Về trình độ chuyên môn, họ phải là những người có kiến thức về pháp luật chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần phải xác định cán bộ tư pháp là những người có chức danh, và nghề nghiệp của họ có tính chuyên nghiệp cao, do đó, đội ngũ này phải có kiến thức vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp. Họ phải là người am hiểu pháp luật, có kiến thức thực tiễn, hoạt động của họ phải đảm bảo tính dân chủ, sự vô tư. Mặt khác, ở tiêu chuẩn chung nhất đòi hỏi họ phải có là văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, trong công tác và sinh hoạt cá nhân, bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng.
Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là yêu cầu mang tính khách quan, cấp thiết nhưng không thể nóng vội, chủ quan duy ý chí mà phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tư pháp; từ thực
1 Hồ Chí Minh, Bài phát biểu tại hội nghị tư pháp toàn quốc ngày 22/3/1957, in trong Hồ Chí Minh bàn về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, 1992, Hà Nội. bàn về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, 1992, Hà Nội.
tiễn đội ngũ cán bộ và hệ thống pháp luật nói chung cũng như những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn để từ đó xây dựng kế hoạch hoạch phù hợp. Trong quá trình CCTP và xây dựng NNPQ hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xét xử ngày càng cao, trong khi đó đội ngũ cán bộ tư pháp hiện vẫn còn thiếu và một bộ phận còn yếu nhưng không thể vì thế mà đốt cháy giai đoạn, bổ sung đủ số lượng, không tính đến chất lượng.
Cải cách tư pháp phải gắn liền với việc đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ tư pháp. Xây dựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ tư pháp phải kết hợp cả lợi ích vật chất và động viên tinh thần, tạo động lực để đội ngũ này không ngừng phấn đấu, vươn lên. Quá trình xây dựng và đổi mới chính sách đãi ngộ cần phải xem xét đến tính chất đặc thù về nghề nghiệp của cán bộ tư pháp; phải hướng vào việc phát huy tính năng động, sáng tạo của từng cá nhân, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gắn trách nhiệm với quyền lợi của mỗi cán bộ tư pháp. Điều kiện làm việc sẽ có tác động không nhỏ đến khả năng hoàn thành công việc, do đó để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ quan tư pháp thì cần phải tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.