Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo công tác các năm 2002-2008, tài liệu lưu hành nội bộ.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)

- Về hoạt động xét xử của tòa án nhân dân

1Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo công tác các năm 2002-2008, tài liệu lưu hành nội bộ.

2 Bộ Tư pháp (2006), Chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, đề tài KX. 04.06: Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Báo cáo kết quả tổng hợp nghiên cứu, Hà Nội

tuyên không phạm tội là 0,19%; tỷ lệ các bản án hình sự của TAND cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị được cải sửa là 26,7%, hủy là 5,9%, tuyên không phạm tội là 0,16%1.

So với năm trước, số vụ án bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,83%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,35%, mặc dù số lượng các VAHS mà bản án, quyết định kết án oan người có tội, bỏ lọt tội phạm đã giảm nhiều so với các giai đoạn trước (tính riêng năm 2008, TAND các cấp đã thụ lý 09 đơn đề nghị bồi thường do bị kết án oan, đã thương lượng thành công 06 vụ với số tiền bồi thường là 965 triệu đồng, đây là tỷ lệ thấp, nếu như so với các năm trước là: 2007: 13 vụ, 2006: 10 vụ, 2005: 14 vụ); tuy nhiên tình trạng oan, sai vẫn còn diễn ra, đặc biệt có những vụ các cơ quan tiến hành tố tụng đã chậm trễ trong việc trả tự do, khắc phục hậu quả nên đã gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp.

Báo cáo của TAND tối cao hằng năm cho thấy việc sửa, hủy các bản án hình sự vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong đó phần lớn các bản án hình sự bị sửa, hủy thuộc về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện. Mặc dù án hình sự bị xử oan, sai trong toàn ngành TAND không phải là nhiều, song phần có một tỷ lệ lớn các bản án TAND cấp huyện xét xử, điều này được lý giải bằng việc TAND cấp huyện hằng năm phải xét xử khoảng hơn 50 nghìn VAHS, trong lúc đó cấp trên chỉ xét xử khoảng hơn 10 ngàn vụ thì tỷ lệ sai sót này là hợp lý. Song xét một cách khách quan, việc xét xử các VAHS bị hủy, sửa của TAND cấp huyện vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao trên tổng số bản án, quyết định bị hủy, sửa, đây là một vấn đề về chất lượng xét xử đang đặt ra đối với hoạt động xét xử của TAND cấp huyện cần phải được xem xét giải quyết.

- Vẫn còn tình trạng chưa chấp hành nghiêm quy định về việc viết bản án và các văn bản tố tụng khác theo mẫu của Hội đồng Thẩm phán TAND tối

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)