Một số quy định của pháp luật còn bất hợp lý

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 98)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

2.2.4.Một số quy định của pháp luật còn bất hợp lý

Hệ thống pháp luật hình sự và TTHS là “công cụ” để thực hiện chức năng xét xử. Nếu không có hệ thống pháp luật hình sự và TTHS thống nhất, đồng bộ, đầy đủ thì hoạt động xét xử khó có thể có chất lượng được. Vì vậy, có thể nói rằng sự đồng bộ của hệ thống pháp luật hình sự và TTHS là yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến việc bảo đảm các quyền con người trong CCTP hiện nay.

Tính đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật hình sự và TTHS phải phù hợp với tình hình thực tế, trong quá trình xét xử, không bị bó buộc bởi các qui định đã lạc hậu, hoặc không có qui phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tế. Hay nói cách khác, cần phải tránh tình trạng pháp

luật lạc hậu hoặc thiếu luật. Mặt khác, hệ thống pháp luật hình sự và TTHS cần phải không có sự chồng chéo, mâu thuẫn; bởi vì nếu có sự chồng chéo, mẫu thuẫn sẽ làm cho việc vẫn dụng pháp luật khó khăn, thậm chí tùy tiện, điều này sẽ làm giảm hiệu quả, chất lượng của việc xét xử.

Trong thời gian qua, mặc dù hệ thống pháp luật hình sự và TTHS của nước ta thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhưng theo đánh giá trong “Báo cáo tổng kết về nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” thì hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật, đó là: “Nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng, đổi mới, hoàn thiện… thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”.

Thực tiễn hoạt động cho thấy chính sự bất cập của hệ thống pháp luật nên cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, trong các trường hợp bị tạm giữ thì luật đã có những quy định được quyền mời Luật sư, tuy vậy, hầu như chưa có sự tham gia của Luật sư trên thực tế. Trong giai đoạn điều tra có ý nghĩa rất nhiều cho việc tư vấn pháp lý của Luật sư, thì thực tế Luật sư đang gặp rất nhiều cản ngại nếu muốn tham gia. Quyền bào chữa là quyền hiến định, nhưng thực tế đang rơi vào cơ chế xin - cho. Luật sư làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa tới cơ quan tiến hành tố tụng thì lại bị yêu cầu “phải có đơn mời hoặc hợp đồng thuê luật sư do chính người tạm giữ, bị can, bị cáo ký”. Muốn lấy chữ ký của chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, thì luật sư lại không được vào trại tạm giam gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vì cơ quan tố tụng nêu lý do chưa có Giấy chứng

đang bị tạm giam trong điều kiện không được tiếp xúc với ai thì rất khó để tìm luật sư, thậm chí là không thể, nếu họ có hành vi phạm những tội nghiêm trọng, trong giai đoạn điều tra họ có thể bị cách ly, không được tiếp xúc với cả người thân.

Sự bất hợp lý của các qui định pháp luật còn thể hiện qua việc sắp xếp về tổ chức, bộ máy, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Sự sắp xếp về tổ chức, thẩm quyền và chức năng của các cơ quan tư pháp cũng có tác động lớn đến hiệu quả xét xử của TAND. Nếu như pháp luật về TTHS (và các qui định pháp luật liên quan) qui định một cách cụ thể, rõ ràng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng trong hệ thống tư pháp, thể hiện được chức năng, vị trí của người tiến hành tố tụng, thời gian tiến hành tố tụng, các chế tài tố tụng… thì rẽ tạo hành lang pháp lý cho quá trình tố tụng diễn ra một cách nhanh chóng, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả. Ngược lại, nó sẽ sự trì trệ, chậm chạp của quá trình tố tụng, là nguyên nhân trược tiếp dẫn đến trình trạng án hình sự bị quá hạn, phải trả lại hồ sơ, làm tăng chi phí trong quá trình xét xử, điều này sẽ làm giảm sút chất lượng xét xử của TAND.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cụ thể, trong chương này, đề tài đã khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan bổ trợ tư pháp. Việc khảo sát được tiến hành thông qua việc đánh giá về cơ cấu tổ chức và các hoạt động chuyên môn. Thông qua những đánh giá dựa trên các tiêu chí này, đề tài đã chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế của các cơ quan tư pháp; đề tài cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng trên. Những kết luận ở Chương 2 là căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp CCTP sẽ được

Chương 3:

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 98)