Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của một số cơ quan tư pháp chưa được xác định phù hợp, rõ ràng, thống nhất; chưa có sự phối hợp

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của một số cơ quan tư pháp chưa được xác định phù hợp, rõ ràng, thống nhất; chưa có sự phối hợp

chưa được xác định phù hợp, rõ ràng, thống nhất; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp với nhau

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh bước đầu về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của một số cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp với nhau, giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan Nhà nước khác còn nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh hoặc quy định thật cụ thể, rõ ràng, thống nhất, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp.

Trước hết, về chức năng của VKSND. Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật Tổ chức VKSND xác định chức năng của VKSND là thực hiện quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp. Từ nhiều năm nay, kiểm sát xét xử của Toà án và thi hành các bản án, quyết định của toà án có vấn đề chưa đúng với vị trí của VKSND và không phù hợp với điều kiện hiện nay. Mối quan hệ giữa VKSND và cơ quan điều tra cũng còn có vấn đề phải nghiên cứu, xác định cho phù hợp, trong thực tế vai trò của VKSND đối với cơ quan điều tra còn hạn chế.

Đối với hệ thống TAND, Nghị quyết 49 xác định “Toà án sơ thẩm khu vực có nhiệm vụ, thẩm quyền xét xử sơ thẩm các loại vụ án; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà án thượng thẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Hiện nay cơ cấu tổ chức của ngành toà án có ba cấp: TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh và TAND tối cao. Trong TAND tối cao còn có ba Toà phúc thẩm đặt ở ba miền và các Toà chuyên trách. Cấu trúc này làm cho tổ chức TAND tối cao rất “đồ sộ” với biên chế hàng trăm thẩm phán, nhưng việc xét xử của các Toà phúc thẩm, Toà chuyên trách này vẫn còn để xảy ra oan sai, làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín của cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Mặt khác, chính mô hình tổ chức này đã dẫn đến tình trạng chu kỳ hoạt động tố tụng kéo dài, việc giải quyết vụ án rất tốn thời gian vì phải trải qua nhiều tầng nấc, với sự nhiêu khê và quan liêu của bộ máy nhà nước.

Việc duy trì quá lâu mô hình tổ chức hệ thống TAND theo cấp hành chính đã làm giảm sút tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặc biệt khi xét xử những vụ án mà bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, hoặc bà con của họ. Mặt khác, chính việc tổ chức hệ thống tòa án theo mô hình này đã làm giảm hiệu quả xét xử của Tòa án, bởi vì việc tổ chức mô hình này xảy ra tình trạng một số tòa không xử hết án, trong khi một số tòa cùng cấp lại

không có án để xử.

Do chưa có sự phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nên việc xét xử của Tòa án vẫn nặng về thẩm vấn mà chưa đi vào tranh tụng dân chủ.

Theo quy định của Luật Tổ chức TAND hiện nay, vấn đề chức năng, nhiệm vụ của Toà án vẫn còn những bất cập, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Có thể nói đến chức năng giải thích pháp luật. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy TAND tối cao có nhiều hướng dẫn không chính thức dưới dạng văn bản về nội dung một số điều luật. Đây thực chất là một trong những hiện tượng giải thích pháp luật. Đáng lẽ, thẩm quyền này thuộc về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ít khi thực hiện quyền này. Việc TAND tối cao hướng dẫn các Toà án cấp dưới xét xử xuất phát từ thực tiễn hoạt động của ngành, được nhiều Tòa án áp dụng, nhưng do không có chức năng giải thích pháp luật nên “sự hướng dẫn này không phải là căn cứ pháp lý công khai của việc tuyên án”.

Đối với cơ quan điều tra. Hệ thống pháp luật hiện hành vẫn chưa xác định và đề cao trách nhiệm cá nhân của các điều tra viên, tính độc lập của hoạt động điều tra và các biện pháp nghiệp vụ được phép sử dụng trong quá trình điều tra. Theo qui định hiện nay, điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra, phó thủ trưởng cơ quan điều tra là các chức danh tư pháp, tuy nhiên trên thực tế chỉ có thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra là người thực sự có thẩm quyền đưa ra các quyết định tố tụng và chịu trách nhiệm về các quyết định này cũng như trách nhiệm tố tụng trong giai đoạn điều tra, các điều tra viên còn lại mặc dù trực tiếp tiến hành điều tra nhưng họ lại hoạt động với tư cách trợ lý, người giúp việc, “cùng đơn vị” với thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra.

tư pháp nêu trên đang là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu làm giảm sút tính hiệu quả, hiệu lực, sự độc lập và minh bạch của các cơ quan tư pháp, đây là những điểm yếu mà quá trình CCTP hiện nay cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu Cải cách tư pháp đảm bảo quyền con người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)