Hàng rào kỹ thuật trong thơng mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 26 - 28)

Để tìm hiểu vấn đề thuộc về kỹ thuật này, trớc hết chúng ta cần phải hiểu rõ các khái niệm về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn quy định đó, cụ thể:

(1) Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật

Các quy định quốc tế áp dụng cho các tiêu chuẩn sản phẩm đợc sử dụng trong thơng mại hàng hoá và các thủ tục sử dụng cho việc đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn đó đợc quy định trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thơng mại (Agreement on Technical Barriers to Trade - Hiệp định TBT). Hiệp định đã sử dụng thuật ngữ “quy định kỹ thuật để chỉ các tiêu chuẩn mà việc tuân thủ là bắt buộc. Còn thuật ngữ “tiêu chuẩn kỹ thuật” thì đợc sử dụng để dùng cho các tiêu chuẩn không bắt buộc (tiêu chuẩn tự nguyện) (Phụ lục 1 - Hiệp định TBT).

Cả hai thuật ngữ đó bao hàm: (i) Các đặc tính của sản phẩm bao gồm cả những đặc tính liên quan đến chất lợng; (ii) Quy trình và các phơng pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hởng đến đặc tính của sản phẩm; (iii) Thuật ngữ và ký hiệu; và (iv) Các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn mác đợc áp dụng cho các sản phẩm.

(2) Đánh giá sự phù hợp

Hiệp định TBT định nghĩa các thủ tục đánh giá tính phù hợp là “bất kỳ một thủ tục nào đợc áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong các quy định kỹ thuật hay các tiêu chuẩn đợc thực hiện hay không”. Việc đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn bằng cách mời cơ quan trung gian thứ ba thực hiện

theo cách thức sau: kiểm nghiệm sản phẩm, chứng nhận sản phẩm sau khi giám định, đánh giá hệ thống quản lý chất lợng và các thủ tục công nhận năng lực:

- Kiểm nghiệm sản phẩm: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) định nghĩa một phép kiểm nghiệm, trong khuôn khổ đánh giá tính phù hợp, là “Một thao tác kỹ thuật bao gồm việc xác định một hay nhiều đặc điểm của một sản phẩm, một công đoạn hay dịch vụ nhất định theo một quy trình quy định”.

- Chứng nhận sản phẩm sau khi giám định: ISO định nghĩa chứng nhận là một “thủ tục do một bên thứ ba đa ra đảm bảo bằng văn bản là một sản phẩm, quá trình hay dịch vụ phù hợp với các yêu cầu quy định”.

- Đánh giá hệ thống quản lý chất lợng: là việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lợng do một bên thứ ba thực hiện nhằm đảm bảo với ngời mua là nhà sản xuất có hệ thống hiệu quả và ổn định để có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lợng và ổn định. Đó là một công cụ quản lý sản xuất để kiểm định và giám sát các biến đổi trong quá trình sản xuất mà dẫn tới những khiếm khuyết của sản phẩm. Hệ thống đảm bảo chất lợng đợc biết đến tốt nhất là các bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

- Các thủ tục chứng nhận năng lực: Ngành sản xuất và ngời tiêu dùng đều tin t- ởng vào các hệ thống đảm bảo phù hợp chất lợng nếu năng lực của phòng kiểm nghiệm, các đơn vị chứng nhận sản phẩm hay cơ quan đăng ký đảm bảo chất lợng đ- ợc một cơ quan kỹ thuật độc lập chứng nhận. Thủ tục do các cơ quan kỹ thuật độc lập nh vậy tiến hành đánh giá và công nhận chính thức năng lực chuyên môn của các cơ quan đánh giá sự phù hợp đã đề cập ở trên đợc coi là “các thủ tục chứng nhận năng lực”. Những đơn vị chứng nhận nhìn chung là các cơ quan chuyên môn hay các hiệp hội của các ngành công nghiệp t nhân. Tuy nhiên, tại một số nớc, quyền chứng nhận là thuộc một cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia hay một đơn vị độc lập cùng hợp tác cấp.

Điều 2.1 Hiệp định TBT đa ra một số nguyên tắc và quy tắc, theo đó yêu cầu các cơ quan quản lý đảm bảo là những tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật gồm các yêu cầu bao bì, ký mã hiệu và dán nhãn, và các thủ tục đợc tiến hành để đánh giá tính phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn đó đợc áp dụng sao cho không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu theo xuất xứ (nguyên tắc MFN), không dành cho các sản phẩm các sản phẩm nhập khẩu đối xử kém u đãi hơn các sản phẩm đợc sản xuất trong nớc (nguyên tắc NT). Đồng thời, Điều 2.2 quy định rằng các tiêu chuẩn

bắt buộc đối với các sản phẩm cần phải đợc các nớc áp dụng sao cho không tạo ra các cản trở không cần thiết cho thơng mại quốc tế. Hơn thế nữa, các tiêu chuẩn bắt buộc này phải đợc dựa trên các thông tin và chứng cớ khoa học.

Hiệp định cho rằng mục đích này có thể đạt đợc nếu các nớc áp dụng, khi có thể và thích hợp, các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng các quy định kỹ thuật của họ hay trong quá trình hình thành và phát triển các tiêu chuẩn quốc gia tự nguyện. Hiệp định (Điều 2.5 và 2.6) kêu gọi các nớc thành viên sử dụng những chỉ dẫn và khuyến nghị do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế xây dựng nên nh một cơ sở cho các thủ tục đánh giá sự phù hợp của các nớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w