Hoàn thiện quy định về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 96 - 97)

Việc ban hành Pháp lệnh về Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT) của Việt Nam đã tạo môi trờng pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp nớc ngoài, đồng thời thích ứng với quy định không phân biệt đối xử của WTO. Về mặt hình thức, Pháp lệnh MFN và NT đã quy định thủ tục pháp lý cho việc thực hiện cam kết về MFN trong WTO. Tuy nhiên, về mặt nội dung cần đối chiếu, xem xét thêm các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam vì đôi khi vẫn còn cha hoàn toàn phù hợp.

Tuy đã có quy định về chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc trong Pháp lệnh về MFN và NT, song quy định này còn rất chung chung. Các quy định khác trong các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nhìn chung không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá của các nớc nhập khẩu vào Việt Nam.

Nh phân tích trong Chơng II, trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam vẫn còn duy trì sự không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng trong n- ớc, vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta nên sửa đổi các tồn tại đó trong các văn bản sau: Điều 8 Khoản 2 Mục (l) Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Điều 7 và Điều 16 Khoản 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003; Quyết định số 03/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 7/1/2000 quy định phụ thu 5% đối với bột PVC; Quyết định số 07/BVGCP của Ban vật giá chính phủ ngày 19/1/1999 quy định phụ thu 5% đối với chất hoá dẻo DOP; Quyết định số 42/2000/QĐ/BTC ngày 17 tháng 3 năm 2000 về việc quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu; Quyết định số 42/2001/QĐ/BTC ngày 15 tháng 05 năm 2001 về việc qui định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với mặt hàng Clinker nhập khẩu,

Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu đặc biệt phải điều chỉnh sao cho các mặt hàng nhập khẩu hay nội địa cũng đều chịu chung một mức thuế suất. Riêng với

thuốc lá hiện đang cấm nhập khẩu, Việt Nam nên có lộ trình từng bớc chuyển sang hạn ngạch rồi thuế hoá ở mức thuế cao. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng sẽ phải đợc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thật chặt chẽ về mặt môi trờng nh hấp sấy, hun trùng, phân loại,... không chỉ để bảo vệ sức khoẻ con ngời mà còn nhằm làm cho giá bán của loại hàng này cao hơn, giảm sức cạnh tranh với hàng trong nớc. Phụ tùng ô tô cũng vậy, sẽ phải trải qua các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về bảo vệ môi trờng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sớm ban hành văn bản cụ thể hóa Pháp lệnh về Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w