Về hạn ngạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 60 - 62)

Điều XI GATT 1994 quy định: "Không một nớc thành viên nào đợc sử dụng một biện pháp cấm hay hạn chế nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc nhập khẩu từ bất kỳ một nớc thành viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).

Tuy vậy, WTO cũng vẫn cho phép đợc sử dụng hạn ngạch trong một số trờng hợp ngoại lệ: đảm bảo an ninh lơng thực (Điều XI.2.a); áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại, xếp hạng, tiếp thị các sản phẩm trên thị trờng quốc tế (Điều XI.2.b); triển khai các biện pháp của chính phủ đợc áp dụng đối với nông sản (Điều XI.2.c); bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán (Điều XII); và các ngoại lệ chung: để bảo vệ đạo đức xã hội; để bảo vệ cuộc sống của con ngời, động vật, thực vật; để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của GATT; để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ... (Điều XX) hay để bảo vệ các quyền lợi thiết yếu tới an ninh, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều XXI).

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định vấn đề này trong các văn bản sau: (1) Luật Thơng mại;

(2) Các Nghị định: Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thơng mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nớc ngoài; Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP;

(3) Các Quyết định: Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 38/2002/QĐ- TTg ngày 14/3/2002 về quản lý sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005; Quyết định số 147/2002/QĐ- TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005;

(4) Các Thông t: Thông t số 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001 hớng dẫn việc xuất, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hởng trực tiếp đến sức khoẻ con ngời, trong thời kỳ 2001 - 2005; Thông t số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hớng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 4/4/2001về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Thông t số 19/2001/TT-BTM ngày 20 tháng 7 năm 2001 về việc sửa đổi bổ sung mục 2.3 Thông t số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001; Thông t số 06/2001/TT-NHNN ngày 24/8/2001 hớng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam; Thông t số 62/2001/TT-BNN ngày 5/6/2001 hớng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tớng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005;

(4) Các Quyết định: Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 783/2001/QĐ-BTS ngày 21/9/2001 về việc điều chỉnh quyết định số 344/2001/QĐ- BTS ngày 2/5/2001;

Từ những điểm nêu trên có thể nhận xét nh sau:

Ba Phụ lục của Nghị định 57, Nghị định 44, Quyết định 46 và các văn bản h- ớng dẫn của các Bộ, ngành nêu trên quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép của các Bộ, ngành trong đó có nhiều mặt hàng phù hợp với các ngoại lệ của GATT 1994. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hàng cha thực sự phù hợp nh: cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà và thuốc lá thành phẩm nhng lại cho phép sản xuất trong nớc, cấm nhập khẩu hàng hoá đã qua sử dụng và rất nhiều mặt hàng khác nữa.

Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may đợc ấn định do kết quả của các cuộc đàm phán song phơng với EU, Canada và Na Uy. Mặt khác, Việt Nam cũng luôn công bố rõ ràng hạn ngạch áp dụng cho các mặt hàng trên các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu minh bạch hoá chính sách của WTO. Hy vọng rằng Việt Nam cũng có thể bỏ đợc hạn ngạch đối với hàng may mặc sang các thị trờng đang hạn chế nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam thông qua quá trình đàm phán.

Để tránh tình trạng thơng mại bị bóp méo và thị trờng bị rối loạn, Chính phủ Việt Nam đã nghiêm cấm việc mua bán hạn ngạch. Vì vậy về biện pháp hạn ngạch, Việt Nam đã đáp ứng tơng đối đầy đủ với quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w