Sự khác biệt cơ bản giữa Luật Thơng mại Việt Nam năm 1997 vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 47 - 49)

chế định của WTO

Thứ nhất, mức độ khác biệt giữa Luật Thơng mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thơng mại hàng hoá nói riêng là khá lớn do mục đích và phạm vi điều chỉnh của chúng rất khác nhau:

- Xét về mặt mục đích, Luật Thơng mại Việt Nam đợc ban hành nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị tr- ờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN, trong đó kinh tế Nhà nớc đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trờng hàng hoá và dịch vụ thơng mại trên các vùng đất nớc; mở rộng giao lu thơng mại với nớc ngoài; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân bảo vệ lợi ích chính đáng của ngời sản xuất, ngời tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thơng nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trởng nhanh và bền vững theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ văn minh11. Trong khi đó, các chế định của WTO nói chung và chế định thơng mại hàng hoá nói riêng đợc xây dựng nhằm hỗ trợ cho dòng thơng mại càng tự do đợc nhiều hơn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bảo đảm cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ các nớc hiểu rằng các quy tắc thơng mại quốc tế là thống nhất trên toàn thế giới và không một nớc nào đợc đột ngột thay đổi pháp luật pháp luật và chính sách thơng mại mà không một cá nhân, tổ chức nào của nớc khác đợc biết trớc. Các chế định của WTO cũng còn đợc thiết lập nhằm thực hiện chức năng của các căn cứ pháp lý vững chắc để các nớc thơng lợng, dàn xếp, thoả thuận các chính sách, quy tắc thơng

mại đa biên, giải quyết các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thơng mại quốc tế12.

- Xét về mặt phạm vi điều chỉnh, Luật Thơng mại Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các hành vi thơng mại, xác định địa vị pháp lý của thơng nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thơng mại tại Việt Nam13. Các hành vi thơng mại theo quy định của Luật (Điều 45 Luật Thơng mại) là khá hẹp, bao gồm 14 nhóm hành vi thuộc t pháp thơng mại. Các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thơng mại tại Việt Nam cũng chỉ đợc xây dựng trên nền tảng triết học Pháp quyền và kinh tế chính trị XHCN, mức độ mở ra với bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế là khá khiêm tốn. Trong khi đó, phạm vi điều chỉnh các chế định của WTO là khá rộng, bao quát mọi vấn đề mang bản chất thơng mại thuộc đối tợng điều chỉnh của công pháp quốc tế về thơng mại. Các vấn đề đợc điều chỉnh ở đây là thơng mại hàng hoá, thơng mại dịch vụ, thơng mại của quyền sở hữu trí tuệ và thơng mại liên quan đến đầu t, là những vấn đề ở Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Nh vậy, sự khác biệt ở đây đã là sự khác biệt về chất, có tính nguyên tắc và trên các cấp độ điều chỉnh khác nhau.

Thứ hai, sự khác biệt giữa các quy định có tính công pháp của Luật Thơng mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thơng mại hàng hoá nói riêng tập trung chủ yếu ở Chơng I (Những quy định chung)14. Điểm thiếu sót lớn của Luật Thơng mại Việt Nam là cha thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng các nguyên tắc cơ bản của WTO và hệ thống thơng mại toàn cầu, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thơng mại quốc tế thông qua quy chế MFN, NT; nguyên tắc thơng mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán; tạo dựng một nền tảng ổn định cho thơng mại; tăng cờng cạnh tranh công bằng; và tạo thuận lợi hơn cho các nớc kém phát triển về mặt kinh tế. Trong thực tiễn lập pháp và hành pháp của nớc ta thời gian qua đã có nhiều cố gắng để xử lý vấn đề này. Tuy vậy, mức độ xử lý cũng còn hạn chế, cha đáp ứng đợc các yêu cầu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc ban hành Pháp lệnh Đãi ngộ Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia trong th- ơng mại quốc tế năm 2002 hoặc Pháp lệnh Trọng tài thơng mại năm 2003 là cần

12 Xem Hoàng Phớc Hiệp, Tổ chức Thơng mại Thế giới và một số vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 (2/2000) tr. 35 - 36, số 4 (4/2000) tr. 34 - 44

13 Xem Điều 1 Luật Thơng mại Việt Nam

14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thơng mại Việt Nam với Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các chế định của WTO” - TS. Hoàng Phớc Hiệp (trởng nhóm), Quyền

thiết, nhng đó là giải pháp tình thế, không thể thay thế đợc các quy định của Luật bởi vì xét về mặt thức bậc pháp luật thì luật có giá trị pháp lý cao hơn pháp lệnh.

Thứ ba, phải thừa nhận rằng, các quy định của WTO là khá phức tạp, hội tụ nhiều ngôn ngữ pháp lý khác nhau và dã đợc kiểm nghiệm trong thực tiễn thơng mại quốc tế. Việc hiểu biết một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nội dung các cam kết trong WTO cũng nh cơ chế vận hành của các quy định trong các văn kiện pháp lý đó trong thực tiễn và tác động của chúng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là công việc không đơn giản. việc đánh giá và định hớng điều chỉnh các quy định của pháp luật thơng mại Việt Nam nói chung, sửa đổi bổ sung Luật Thơng mại Việt Nam nói riêng sẽ còn phức tạp hơn nhiều do phải đối mặt với các vấn đề rất mới liên quan đến hội nhập và mở cửa của Việt Nam, phát huy nội lực để xây dựng nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN ở Việt Nam. Sự khác biệt trên thực tế rất lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật giữa Việt Nam với các thành viên của WTO cũng nh khác biệt về suy nghĩ, cách làm ăn và ý thức chấp hành pháp luật. Sự khác biệt này đợc thể hiện rõ nét qua cách làm luật của Việt Nam - phải có chơng quản lý Nhà nớc về thơng mại (Chơng V - Luật Thơng mại Việt Nam) và một số quy định ở Chơng I (Điều 10 - Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nớc, Điều 16 - Chính sách ngoại thơng).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w