Giám định trớc khi gửi hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 29 - 31)

Việc giám định trực tiếp hàng hoá là một phần quan trọng trọng hoạt động xuất khẩu. Nó bảo đảm giá mà ngời xuất khẩu đa ra trong hoá đơn phản ánh đúng giá trị thực của hàng hoá và không có sự khai vợt hoặc khai thấp đi giá hoá đơn. Việc giám định nh vậy đảm bảo cho ngời nhập khẩu rằng hàng hoá mà họ đặt hàng đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lợng nêu trong hợp đồng, do đó sẽ góp phần làm giảm tranh chấp sau khi hàng hoá đã đến đích. Việc giám định này cũng góp phần tránh đợc việc nhập khẩu những hàng hoá đợc coi là có hại cho sức khoẻ do đó không đợc phép bán ở lãnh thổ nhập khẩu (ví dụ: hoá chất và dợc phẩm bị cấm, các sản phẩm thực phẩm không đạt tiêu chuẩn).

Hiệp định về Giám định trớc khi gửi hàng (Ageement on Preshipment Inspection - Hiệp định PSI) thừa nhận rằng một số nớc đang phát triển sử dụng dịch vụ PSI, và cho phép họ sử dụng dịch vụ này cho tới khi nào “việc giám định số lợng,

chất lợng và giá cả của hàng hoá nhập khẩu còn cần thiết”(Lời mở đầu Hiệp định). Mục tiêu cơ bản của Hiệp định là đa ra một tập hợp các nguyên tắc và quy tắc mà các nớc sử dụng dịch vụ PSI và các nớc xuất khẩu phải tuân theo nhằm đảm bảo hoạt động của họ không tạo ra các rào cản đối với hoạt động thơng mại, tức là không đi ngợc lại nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hoá mậu dịch.

Các nghĩa vụ mà Hiệp định PSI đặt ra đối với các nớc đang sử dụng dịch vụ PSI là nhằm mục đích giảm thiểu hoặc xoá bỏ các vấn đề trong thực tiễn ngời xuất khẩu thờng gặp phải, do việc các công ty PSI trì hoãn trong việc giám định kỹ thuật và xác minh giá, sự thiếu rõ ràng trong quy trình mà họ tuân theo và và việc xử lý các thông tin mật. Với mục đích này, Hiệp định PSI bao gồm các quy định:

- Không phân biệt đối xử: Các quy trình và tiêu chí phải đợc áp dụng trên cơ sở bình đẳng đối với tất cả những ngời xuất khẩu. Phải có một sự thực hiện thống nhất về giám định giữa những ngời giám định (Điều 2.1 Hiệp định PSI).

- Đối xử quốc gia: Các nớc sử dụng dịch vụ PSI không đợc áp dụng những quy định của quốc gia theo cách thức dẫn đến sự đối xử kém thuận lợi đối với hàng hoá đang đợc giám định so với các hàng hoá tơng tự sản xuất trong nớc (Điều 2.2).

- Địa điểm giám định: Việc giám định về mặt kỹ thuật sẽ đợc tiến hành ở nớc xuất khẩu, và chỉ khi điều đó không có tính khả thi thì sẽ đợc tiến hành ở nớc sản xuất (Điều 2.3).

- Các tiêu chuẩn: Việc giám định chất lợng và số lợng hàng hoá phải đợc thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn thống nhất giữa ngời mua và ngời bán, và nếu không có, thì sẽ đợc thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế (Điều 2.4).

- Tính minh bạch: Tính minh bạch phải đợc đảm bảo bằng cách cung cấp cho ngời xuất khẩu những thông tin về luật và các quy định của nớc sử dụng dịch vụ PSI, quy trình và các tiêu chí sử dụng trong khi giám định hàng hoá (Điều 2.5 đến 2.8).

- Việc bảo vệ các thông tin mật: Thông tin mật sẽ không đợc phép để lộ cho bên thứ ba (Điều 2.5 đến 2.13).

- Việc trì hoãn: Phải tránh những trì hoãn vô lý (Điều 2.15 đến 2.19).

- Xác minh giá: Để xác định giá xuất khẩu có phán ánh trị giá thực của hàng hoá hay không, các công ty PSI phải so sánh giá này với giá của hàng hoá giống hệt hoặc tơng tự đợc chào bán xuất khẩu từ cùng một nớc xuất khẩu tới (i) nớc nhập khẩu hoặc (ii) các thị trờng khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 29 - 31)