2.2.1.1. Về nội dung nguyên tắc MFN
Theo quy định trong Điều I - Hiệp định GATT 1994 của WTO, Nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc yêu cầu các bên ký kết phải dành ngay lập tức và vô điều kiện mọi sự đãi ngộ đối với các khoản thuế, phơng thức thanh toán, mọi luật lệ, thủ tục, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ dành cho sản phẩm có xuất xứ từ hay đợc giao tới bất kỳ một nớc nào khác sẽ phải dành cho sản phẩm tơng tự có xuất xứ từ hoặc giao tới mọi bên ký kết khác.
Quy định này cũng đợc ghi nhận trong Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ tại Điều I, Chơng I và có lộ trình thực hiện.
Tại Việt Nam, nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc đợc quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành nh: Luật Thơng mại; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Hải quan; Pháp lệnh MFN và NT; và Một số văn bản khác.
Trong đó:
- Điều 3 Khoản 1 Pháp lệnh MFN và NT quy định khái niệm MFN, theo đó
MFN trong thơng mại hàng hoá là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nớc so với hàng hoá tơng tự nhập khẩu có xuất xứ từ nớc thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nớc so với hàng hoá tơng tự xuất khẩu đến nớc thứ ba.
- Điều 6 Pháp lệnh MFN và NT quy định Việt Nam dành MFN trong trờng hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ớc quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định áp dụng MFN.
- Điều 7 Pháp lệnh MFN và NT quy định MFN trong thơng mại hàng hoá đợc áp dụng đối với: Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Phơng thức thanh toán và chuyển tiền; Thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Thuế và các loại phí trong nớc; Hạn chế định lợng và cấp phép; Các quy định khác của pháp luật có ảnh hởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trờng trong nớc.
Ngoài ra, Luật Thơng mại, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Hải quan của Việt Nam còn có quy định về việc áp dụng điều ớc quốc tế trong trờng hợp điều ớc quốc tế có quy định khác với pháp luật Việt Nam, cụ thể là:
+ Khoản 1 Điều 4 Luật Thơng mại quy định “Trong trờng hợp điều ớc quốc tế mà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ớc quốc tế đó”.
+ Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng quy định “ Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo điều ớc quốc tế”.
+ Khoản 1 Điều 5 Luật Hải quan quy định “Trong trờng hợp điều ớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với
quy định của Luật này (Luật Hải quan) thì áp dụng quy định của điều ớc quốc tế đó”.
Tuy đã có quy định về chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc trong Pháp lệnh MFN và NT, song quy định này còn rất chung chung. Các quy định khác trong các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nhìn chung không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá của nớc nhập khẩu vào Việt Nam.
Về mặt hình thức, Pháp lệnh MFN và NT đã quy định thủ tục pháp lý cho việc thực hiện cam kết về MFN trong WTO. Tuy nhiên, về mặt nội dung cần đối chiếu, xem xét thêm các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam vì đôi khi vẫn còn cha hoàn toàn phù hợp.
2.2.1.2. Về các trờng hợp ngoại lệ của nguyên tắc MFN
(1) Điều XXIV của GATT 1994 quy định Đãi ngộ Tối huệ quốc trong thơng mại hàng hoá không áp dụng đối với: (i) Ưu đãi dành cho các nớc có chung đờng biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi vùng biên; (ii) Các nớc thuộc liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do.
Ngoại lệ này cũng đã đợc quy định trong Điều 1 Khoản 3 Chơng I của Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ.
Trong khi đó, Điều 8 Pháp lệnh MFN và NT của Việt Nam quy định Đối xử Tối huệ quốc trong thơng mại hàng hoá không áp dụng đối với: (i) Nớc có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lu hàng hoá biên giới trên cơ sở Hiệp định song phơng; (ii) Các u đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Nh vậy, các quy định của Việt Nam về trờng hợp ngoại lệ này đã tơng đồng và phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên khái niệm liên kết kinh tế trong Pháp lệnh MFN và NT cần đợc cụ thể hoá cho phù hợp với WTO hơn nữa.
(2) Điều XX của GATT 1994 quy định về các ngoại lệ chung, theo đó nguyên tắc này không áp dụng trong các trờng hợp để bảo vệ đạo đức công cộng; sức khoẻ và cuộc sống của con ngời, động thực vật; di sản quốc gia; nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt; nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với quy định của Hiệp định; nhằm phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nớc hay tại một địa ph-
ơng; nhằm bảo vệ an ninh và bí mật của quốc gia; hoặc liên quan đến lao động tù nhân.
Nhìn chung các ngoại lệ thuộc Điều XX của GATT 1994 phần lớn đã đợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam nh:
(i) Pháp lệnh MFN và NT;
(ii) Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;
(iii) Các văn bản điều hành xuất nhập khẩu nh Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thơng mại; Nghị định 44/2001/NĐ- CP ngày 2/8/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ- CP; Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005.
(3) Điều XXI của GATT 1994 quy định các bên không có nghĩa vụ cung cấp thông tin ảnh hởng tới an ninh quốc gia; tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia của mình và nhằm thực thi các biện pháp nhân danh Hiến chơng Liên hợp quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh trong một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam nh Pháp lệnh Bí mật Nhà nớc, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp.
2.2.2. Về Đối xử quốc gia (NT)2.2.2.1. Về nội dung nguyên tắc NT 2.2.2.1. Về nội dung nguyên tắc NT
Điều III GATT 1994 của WTO quy định dành cho hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của một bên sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá tơng tự trong nớc liên quan đến các khoản thuế, khoản thu nội địa hay bất kỳ các quy định pháp luật nào khác. Quy định này cũng đợc ghi nhận trong Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ tại Điều I Khoản 2,3,4 Chơng I và có lộ trình thực hiện.
Trong khi đó, vấn đề NT của Việt Nam đợc điều chỉnh trong các văn bản nh: Pháp lệnh MFN và NT; Luật Thơng mại; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 Quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong đó:
- Điều 4 Khoản 1 Pháp lệnh MFN và NT quy định Đối xử quốc gia trong th- ơng mại hàng hoá là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá tơng tự trong nớc.
- Điều 15 Pháp lệnh MFN và NT quy định đối xử quốc gia áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam.
Về mặt hình thức, Pháp lệnh MFN và NT đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể vẫn duy trì sự không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nớc, cụ thể:
- Điều 8 Khoản 2 Mục (l) Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 quy định thuế suất 5% đối với bông sơ chế từ bông trồng trong nớc và 10% đối với bông từ nguyên liệu nhập khẩu.
- Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003 quy định thuế suất đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu là 65% còn đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nớc là 45%.
- Điều 16 Khoản 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2003 còn quy định cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô trong nớc đợc giảm mức thuế suất theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này nh sau: năm 2004 giảm 70%, năm 2005 giảm 50%, năm 2006 giảm 30%, từ năm 2007 nộp đúng thuế suất quy định, tức là áp dụng mức thuế suất nh nhau cho nhập khẩu và cả sản xuất trong nớc. Quy định nh vậy là vì ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam là một ngành non trẻ nên Nhà nớc muốn trợ giúp, hay chính xác hơn là bảo hộ cho ngành này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Việt Nam vẫn còn áp dụng phụ thu đối với một số mặt hàng nh: Quyết định số 03/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 7/1/2000 quy định phụ thu 5% đối với bột PVC; Quyết định số 07/BVGCP của Ban vật giá chính phủ ngày 19/1/1999 quy định phụ thu 5% đối với chất hoá dẻo DOP; Quyết định số 42/2000/QĐ/BTC ngày 17 tháng 3 năm 2000 về việc quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu; Quyết định số 42/2001/QĐ/ BTC ngày 15 tháng 05 năm 2001 về việc qui định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với mặt hàng Clinker nhập khẩu.
Việc quy định phụ thu kể trên đã vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng tơng tự trong nớc. Vì vậy, loại bỏ phụ thu là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của WTO về nguyên tắc Đối xử quốc gia.
Điều III GATT 1994 của WTO cũng quy định các trờng hợp ngoại lệ, theo đó Đối xử quốc gia trong thơng mại hàng hoá không áp dụng đối với: (i) Việc các cơ quan chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ; (ii) Việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa; (iii) Tuy nhiên, không áp dụng khoản này cho việc thu phí vận tải dựa vào yếu tố kinh tế.
Trong khi đó, Điều 17 Pháp lệnh MFN và NT của Việt Nam quy định Đối xử quốc gia không áp dụng đối với: (i) Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ; (ii) Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nớc, các chơng trình trợ cấp thực hiện dới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nớc; (iii) Các khoản chi phí vận tải trong nớc đợc tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phơng tiện vận tải.
Về cơ bản, quy định của pháp luật Việt Nam về các trờng hợp ngoại lệ này và các trờng hợp ngoại lệ chung theo Điều XX, XXI của GATT đã đợc phân tích ở phần ngoại lệ MFN ở trên đã tơng đồng và không trái với quy định của GATT.
2.3. Những điểm tơng đồng và khác biệt trong các quy định về thuế quan
ở nớc ta, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đợc ban hành vào năm 1987 để thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thơng tồn tại trong suốt thời kỳ quản lý theo cơ chế hành chính. Đặc điểm của Luật thuế này chỉ áp dụng chủ yếu cho hàng hoá buôn bán giữa Việt Nam và các thành viên khối Hội đồng tơng trợ kinh tế (SEV). Danh mục biểu thuế đợc ban hành theo danh mục hàng hoá của SEV chứ không phải danh mục hàng hoá HS của Hội đồng hải quan thế giới. Từ đó đến nay, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với các quy định của AFTA và WTO. Danh mục hàng hoá HS đợc đa vào áp dụng trong biểu thuế xuất nhập khẩu thay cho danh mục hàng hoá theo khối SEV.
Ngoài ra theo tinh thần cắt giảm thuế quan, Việt Nam đã có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Bảng 2: Cơ cấu thuế nhập khẩu của Việt Nam 5/1995 và 1/1999
Mức thuế (%)
5/1995 1/1999
Số lợng mặt
hàng chịu thuế Tỷ lệ(%) hàng chịu thuếSố lợng mặt Tỷ lệ(%)
0-5 1621 51,7 3123 50,6
6-10 299 9,5 515 8,1
11-20 638 20,4 615 10,0
31-40 173 5,5 626 10,1 41-50 115 3,7 570 9,2 51-60 9 0,3 37 0,6 61-100 11 0,4 28 0.4 101-200 4 0,5 0 0 Tổng số 3135 100 6174 100
Nguồn: Trích từ Biểu thuế đợc công bố bởi Nhà xuất bản Thống kê và theo Quyết định 1802/1998/QĐ-TTg ngày 11/12/1998, có hiệu lực từ 1/1/1999.
Việc tham gia AFTA đã thúc đẩy hơn nữa xu hớng cắt giảm các thuế suất cao của Việt Nam. Tháng 1/1996, Việt Nam đã giảm thuế suất cho 1600 mặt hàng (chiếm 50% tổng số dòng thuế) xuống còn 0-5% trên cơ sở u đãi cho các thành viên ASEAN. Theo các điều khoản gia nhập ASEAN và AFTA, Việt Nam cam kết đến năm 2006 sẽ giảm thuế xuống mức cao nhất là 5% đối với phần lớn hàng hoá.
Theo Nghị định 11/1998/QĐ-TTg, việc quản lý hàng nhập khẩu (đặc biệt là hàng tiêu dùng) đã hầu nh thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế quan chứ không phải bằng hạn ngạch hay giấy phép nh trớc đây. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc
"chỉ bảo hộ bằng thuế quan" của WTO. Mức thuế hiện tại của Việt Nam, theo quan điểm của EU, là thấp so với các nớc đang phát triển vì các nghĩa vụ về thuế quan trong ASEAN đã đòi hỏi Việt Nam áp dụng mức thuế thấp đối với phần lớn thơng mại của mình. Do đó, việc đàm phán về thuế quan với WTO sẽ không phải quá căng thẳng.
Tuy đã có nhiều sửa đổi nhng chính sách thuế quan của ta vẫn còn nhiều khúc mắc, cha rõ ràng và tỷ lệ bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nớc vẫn còn ở mức rất cao.
Biểu thuế của Việt Nam thờng xuyên thay đổi và rất ít khi một biểu thuế chính thức và đầy đủ mới đợc xuất bản. Chỉ trong vòng 4 năm từ tháng 4/1994 đến tháng 2/1998 đã có 28 nghị định, quy định liên quan đến việc sửa đổi biểu thuế. Vì vậy, để cho các doanh nghiệp có thể theo sát đợc mức thuế hiện hành thật chẳng dễ dàng chút nào. Nhìn chung hệ thống thuế nhập khẩu của Việt Nam đợc xem là phức tạp và thiếu mạch lạc. Những cố gắng để cải tiến hệ thống này đã đợc thực hiện trong những năm gần đây nhng cấu trúc thuế suất có độ phân tán cao, có quá nhiều mức thuế khác nhau. Hơn nữa trong khi đầu vào cho sản xuất và hàng t liệu sản xuất đợc áp dụng thuế suất thấp hoặc không bị đánh thuế thì thuế suất cao lại áp dụng cho