- Xí nghiệp dịch vụ xây dựng hàng không: thành lập năm 1998, trụ sở tại Sân bay Gia Lâm.
1. Định hướng các mục tiêu dài hạn của công ty giai đoạn 2008-
2.2 Phân tích ngành và cạnh tranh
2.2.1 các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Trong cơ chế thị trường không chỉ công ty CP Công trình Hàng không mà các công ty khác cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Điều này đặc biệt đúng khi ngành xây dựng đang là một ngành có thể đem lại lợi nhuận kì vọng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10.6%. Bởi vậy bên cạnh việc phân tích các đồi thủ cạnh tranh trực tiếp, thì các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cũng là mối quan tâm rất lớn của công ty. Đó chính là các công ty, các tập đoàn xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam, xu hướng đa dạng hóa các ngành nghề của các doanh nghiệp và các tổng công ty lớn trên cả nước. Có thể nói đây là những đối thủ rất mạnh về khả năng tài chính cũng như công nghệ... đòi hỏi công ty phải phân tích kỹ càng để tìm ra giải pháp khống chế như liên kết với một số tổng công ty xây dựng mạnh nhằm tạo ra rào cản ra nhập đối với họ.
2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Hiện nay công ty CP Công trình Hàng không đang phải chị sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường bởi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tiềm lực vốn lớn. Chính sự cạnh tranh gay gắt này đã làm cầu về sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng, làm cho giá cả sản phẩm của công ty rất khó tăng cao trong khi chi phí sản suất ngày càng tăng cao. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và kết quả hoạt động của công ty.
Trong thời gian gần đây một số các công ty xây dựng lớn như công ty Xây dựng Sông Đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng sông Đà, Tổng công ty xây dựng
Hà Nội, Tổng công ty Vinaconex, công ty xây dựng bưu điện... đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường xây dựng trong ngành hàng không mà cụ thể là đã thắng thầu những công trình lớn của ngành hàng không như xây dựng nhà điều hành hàng không dân dụng Việt Nam, Khu bảo tàng văn hóa hàng không, một số đường băng và một số công trình dân dụng ngoài ngành hàng không mà công ty có tham gia đấu thầu. Điều đó chứng tỏ rằng công ty CP Công trinh Hàng không chưa đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng. Để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt này không còn con đường nào khác là công ty cần phải hoàn thiện mình, nâng cao được trình độ khoa học kỹ thuật, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ kinh doanh, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực.
Sau khi xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp như trên, chúng ta sẽ phân tích những điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá của các đối thủ cạnh tranh như sau:
~ công ty sông đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà
Công ty Sông Đà 5 là công ty chuyên làm đường, đập nước, các công trình thuỷ lợi…
Điểm mạnh
Đây là công ty mạnh của tổng công ty Xây dựng Sông Đà có năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Công ty này có nhiều ưu điểm là có bộ máy kiểm tra giám sát chất lượng công trình rất tốt với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi với nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty XD Sông Đà 5 xây dựng mọi loại hình công trình kỹ thuật ngầm trong các điều kiện về địa chất địa hình phức tạp, các dạng công trình dân dụng công nghiệp khác.
Những cái bất lợi nhất của công ty là năng lực kinh nghiệm trong những năm gần đây kém, họ chỉ chuyên môn thi công đường, thuỷ điện. Đồng thời họ đang thi công các công trình đường vào giai đoạn chính, nên họ đã tập chung tài chính, nhân lực và máy móc lớn vào các công trình này. Vì vậy công ty khó có thể đáp ứng được theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu khác
~ tổng công ty Vinaconex
Ngành nghề chủ yếu của tổng công ty là: Đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, tư vấn thiết kế, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính…
Điểm mạnh
Đây là một công ty mạnh đang hoạt động trong thị trường với nguồn vốn lớn, Vinaconex nhận được nhiều công trình do có mối quan hệ rộng.
Điểm yếu
Do kinh doanh quá dàn trải nên việc gần đây một số công trình do công ty xây lắp có chất lượng không cao đã gây mất long tin của chủ đầu tư và ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty
~ công ty xây dựng số 4 thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội
Đây là công ty chuyên xây dựng nhà dân dụng và công nghịêp, các cơ sở hạ tầng đô thị
Điểm mạnh
Công ty Xây dựng số 4 là công ty rất mạnh về năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Là công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường xây dựng nước ta. Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. Điểm yếu
Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm yếu của công ty vì họ sẽ bỏ giá với giá cao. Công ty có bất lợi lớn nhất là đang thi công hai công trình lớn trong đó có một công trình bắt đầu thi công và có khối
lượng rất lớn phải tập chung mọi nguồn lực về máy móc và thiết bị, nhân công, tài chính (Công trình cải tạo nâng cấp nhà máy Xi măng). Vì vậy khả năng tập chung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính, là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứng được về kỹ thuật chất lượng, tiến độ công trình.
~ công ty xây dựng bưu điện
Đây là công ty mới được thành lập dưới sự quản lý của bộ Bưu chính viễn thông. Công ty chuyên về xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Điểm mạnh
Do mới được thành lập nên công ty rất ít việc làm. Mục tiêu trúng thầu của công ty là duy trì sự tồn tại, tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, dần tạo uy tín trên thị trường công ty có chiến lược giá thấp.
Điểm yếu
Công ty chưa co kinh nghiệm xây dựng các công trình có giá trị lớn, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực hạn chế vì vậy các giải pháp thi công sẽ không hợp lý. Mặt khác công ty này có vốn rất thấp nên khi thi công trình phải vay vốn và trả lãi ngân hàng rất cao nên khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu.
Như vậy ta có thể thấy rằng những đối thủ chính có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường tiêu thụ của công ty là công ty xây dựng số 5 của tổng công ty xây dựng Sông Đà, công ty xây dựng số 4 thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội, công ty xây dựng bưu điện và tổng công ty vinaconex. Trong thời gian qua những công ty này đã trúng thầu một số công trình hàng không. Điều này cho thấy thị trường trong ngành hàng không mà trước đây công ty có lợi thể đang dần bị thu hẹp. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng gia tăng về xây dựng xây dựng như hiện nay thì các cơ hội mà những cơ hội ngoài ngành dần được mở ra, tạo không ít cơ hội cho công ty phát triển.
Từ những phân tích trên cho thấy công ty cổ phần công trinh hàng không không chỉ nên chú trọng vào thị trương trong ngành hàng không mà cần quan tâm đến thị trường bên ngoài sao cho phát huy được hết thế mạnh để gia tăng lợi nhuận tạo được sức mạnh cạnh tranh và từ đó nâng cao lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.