Hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không (Trang 55 - 60)

- Xí nghiệp dịch vụ xây dựng hàng không: thành lập năm 1998, trụ sở tại Sân bay Gia Lâm.

7.Hoạt động marketing

Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp thì một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp là phải nắm được thông tin về thị trường đặc biệt là thông tin về đối thủ cạnh tranh. Những thông tin chính xác kịp thời và đầy đủ là điều kiện cần và tiên quyết để xác định nhiệm vụ sản xuất và tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp. Thông tin sai lệch, chậm chễ hoặc không đầy đủ đã dẫn đến tình trạng phải chi phí rất nhiều thời

gian công sức tiền của nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Do không có thông tin đầy đủ về thị trường và thông tin về đối thủ cạnh tranh trong nhiều trường hợp công ty cổ phần công trình Hàng không đã mất cơ hội kinh doanh. Mặc dù công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhưng do công tác thị trường còn yếu, công tác nghiên cứu số liệu, thị hiếu, tiêu dùng phục vụ cho công tác xây dựng hồ sơ thầu còn yếu chưa phát huy được thế mạnh và năng lực sở trường của mình trong nền kinh tế thị trường nên công ty đã phải trả giá khá đắt cho dự án tòa nhà trung tâm quản lý bay, dự án hệ thống cống ngầm bình dương. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chức năng marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải có bộ phận chuyên phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra các thông tin thị trường, thông tin khách hàng. Trong đó việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Ngoài ra một trong những chức năng quan trọng của marketing là tạo ra một hình ảnh đẹp về công ty trong mắt bạn hàng. Do đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty so với các doanh nghiệp khác đang hoạt đông trong ngành

 Qua phân tích các yếu tố bên trong như đã trình bày ở trên, ta có thể thấy công ty Công ty Cổ phần Công trình Hàng không có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

- Các điểm mạnh:

Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo, đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, quy trách nhiệm rõ ràng khi có sai lầm và gánh nặng được chia sẻ.

Tình hình tài chính ngày càng lớn mạnh, lợi nhuận mỗi năm một tăng trong đó nguồn thu từ ngành xây lắp chiếm 85.74% doanh số của toàn công ty. Khả năng vay vốn và trả nợ tốt

Công ty Cổ phần Công trình Hàng không tạo được uy tín về tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm xây lắp đối với khách hàng và sự tín nhiệm về mặt xã hội Cơ sở vật chất khá tốt đặc biệt là công ty đang sở hưu một diện tích đất rộng do đó thuận tiện cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau này của công ty

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ khá, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp và đặc biệt là am hiểu về hoạt động trong ngành hàng không.

Công ty được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ cũng như tổng công ty hàng không Việt Nam.

- Các điểm yếu:

Công tác marketing chưa được chú trọng Công tác đấu thầu chưa hiệu quả

Năng lực cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh doanh còn kém do bị ảnh hưởng nhiều cơ chế cũ để lại, chưa có sự linh hoạt và quyết đoán trong kinh doanh. Đặc biệt là cán bộ quản lý thiếu kiến thức hoạch định chiến lược.

Chưa thành lập được bộ phận chuyên trách trong công tác đấu thầu, thiết kế, dự án, kiểm định chất lượng công trình

8. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE (Internal Factor Evaluation)

Qua phân tích các yếu tố bên trong của công ty Công ty Cổ phần Công trình Hàng không, lựa chọn những yếu tố quan trọng về thực trạng của công ty để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ IFE. Ma trận này cho phép công ty có thể lượng hoá được các mặt mạnh, yếu của các bộ phận để từ đó làm cơ sở

cho việc hoạch định chiến lược sau này. Trình tự của việc xây dựng ma trận này được tiến hành như sau:

1_ Liệt kê những yếu tố then chốt bên trong đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố kể cả mặt mạnh và mặt yếu.

2_Quy định tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mức quan trọng lấy từ 0 đến 1. Tầm quan trọng và sự đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào ở trong cùng ngành, một lĩnh vực đều được đánh giá như nhau

3_ Xếp loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Nếu yếu tố đó là điểm rất yếu của doanh nghiệp thì lấy bằng 1, nếu yếu tố đó là rất mạnh thì lấy bằng 4

4_ Mức độ tác động: Tốt (+), Xấu (-)

5_ Lấy tích số giữa tầm quan trọng, mức đánh giá của từng yếu tố và mức độ tác động để dánh giá sức mạnh tổng quát của doanh nghiệp

6_ Cộng tất cả các yếu tố (không tính đến dấu của mức độ tác động) sau khi đã nhân các hệ số với nhau, ta có thể kết luận tổng quát về doanh nghiệp mạnh hay yếu .

Ở đây, những đánh giá trong ma trận được tham khảo từ ý kiến của các chuyên gia của công ty CP CTHK : Phó giám đốc công ty, 1 thành viên ban kiểm soát, trưởng phòng kế hoạch.( các điểm đánh giá từ cột 2 tới cột 5 trong ma trân dưới đây là do các chuyên gia đánh giá)

Bảng 9: Ma trận IFE

Các nhân tố môi trường kinh doanh bên trong Mức độ quan trọng đối với nghành Phản ứng của doanh nghiệp Xu hướng tác động Điểm đánh giá (1) (2) (3) (4) (5) Khả năng tài chính 0.13 3 + +0.39 Chất lượng sản phẩm 0.15 3 + +0.45 Uy tín doanh nghiệp 0.09 3 + +0.27

Tình độ công nhân viên 0.08 2 + +0.16

Sự giúp đỡ của tổng công ty hàng không và nhà nước

0.08 2 + +0.14

Tổ chức bộ máy quản lý 0.08 2 - -0.16

Công tác Marketing 0.09 1 - -0.9

Năng lực cán bộ quản lý 0.08 2 - -0.16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động đấu thầu 0.13 2 - -0.26

Cơ sở vật chất kỹ thuật 0.1 3 + +0.3

Tổng cộng 1.00 - 2.95

Cột (5) = cột (2) * cột (3) với xu hướng tác động của cột (4).

Cột (2) có mức độ quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) Cột (3) doanh nghiệp phản ứng tốt: 4điểm; phản ứng trung bình (khá): 3điểm; phản ứng trung bình: 2 điểm; phản ứng yếu: 1điểm

Cột (4) mức độ tác động: tốt (+); xấu (-).

Như vậy kết quả tổng điểm theo trọng số của công ty Cổ phần Công trình Hàng không là 2.95, cao hơn mức trung bình ngành 2.5 là 0.45 điểm. Qua đây ta có thể thấy tình trạng bên trong của công ty có một số điểm mạnh như:

Chất lượng sản phẩm tốt: chiếm 0.45 điểm Uy tín của danh nghiệp: chiếm 0.27 điểm Khả năng tài chính: chiếm 0.39 điểm

Chính điều này tạo được sức mạnh tổng hợp cho công ty. Do đó công ty cần phát huy được những điểm mạnh này để đưa ra một chiến lược phát triển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không (Trang 55 - 60)