Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE: External factor Evaluation)

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không (Trang 37 - 41)

- Xí nghiệp dịch vụ xây dựng hàng không: thành lập năm 1998, trụ sở tại Sân bay Gia Lâm.

3.Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE: External factor Evaluation)

Evaluation)

Ma trận này dung để lượng hoá các các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Sau khi xây dựng ma trận EFE , ta xem xét nếu doanh nghiệp phản ứng linh hoạt, hiệu quả với tác động của môi trường bên ngoài thì cần phát huy điểm đã làm được, nếu doanh nghiệp phản ứng còn yếu tức là doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội hiện có mà đang chịu sức ép đe doạ từ phía môi trường thì trong chiến lược kinh doanh ta cần phải có hướng khắc phục. Trình tự của việc xây dựng ma trận này được tiến hành như sau:

1_ Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghịêp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố chính tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.

2_ Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng mức độ phân loại của tất cả các yếu tố trong bảng phải bằng 1. Mức phân loại này có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

3_ Đánh giá từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố với cách thức mà doanh nghiệp phản ứng với nó như thế nào. Mức phân loại này phụ thuộc vào tương quan sau:

- Doanh nghiệp phản ứng tốt: 4 điểm

- Doanh nghịêp phản ứng trung bình khá: 3 điểm

- Doanh nghiệp phản ứng trung bình : 2 điểm

- Doanh nghiệp phản ứng yếu : 1 điểm

4_ Xu hướng tác động của các yếu tố đối với doanh nghiệp nếu là tốt thì mang dấu (+), nếu tác động xấu thì mang dấu (-)

5_ Nhân tầm quan trọng với mức phản ứng của doanh nghiệp tương ứng với mỗi yếu tố và xu hướng tác động để xác định điểm đánh giá khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với điều kiện đó của môi trường.

6_ Cộng tổng số điểm đánh giá về khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với toàn bộ các yếu tố bên ngoài (không tính đến dấu của xu hướng tác động)

Kết quả cho ta nhận xét:

- Nếu tổng điểm là 2.5 có nghĩa là điều kiện môi trường được doanh nghiệp thích ứng ở mức độ trung bình

- Nếu tổng điểm lớn hơn 2.5 là các yếu tố bên ngoài thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Nếu tổng điểm càng lớn hơn nữa thì điều kiện càng thuận lợi, nhưng sẽ không bao giờ đạt được 4

- Nếu tổng đỉêm <2.5 là các yếu tố bên ngoài không thuận lợi cho hoạt động của doanh nghịêp.

Ở đây, những đánh giá trong ma trận được tham khảo từ ý kiến của các chuyên gia của công ty CP CTHK : Phó giám đốc công ty, 1 thành viên ban kiểm soát, trưởng phòng kế hoạch.( các điểm đánh giá từ cột 2 tới cột 5 trong ma trân dưới đây là do các chuyên gia đánh giá)

Bảng 1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty CP CTHK

Các nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài Mức độ quan trọng đối với nghành Phản ứng của doanh nghiệp Xu hướ ng tác độn g Điểm đánh giá 1` 2 3 4 5 Gia nhập AFTA, WTO 0.09 2 + +0.1

8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng

thu nhập bình quân đầu người

0.1 3 + +0.6Sự phát triển khoa học công nghệ và Sự phát triển khoa học công nghệ và

quá trình chuyển giao công nghệ

0.12 3 + +0.26Sự ra đời và sửa đổi một số đạo luật Sự ra đời và sửa đổi một số đạo luật

(luật đấu thầu, luật đầu tư…)

0.07 2 + +0.14Chính sách pháp luật của nhà nước Chính sách pháp luật của nhà nước

thay đổi thường xuyên

0.06 2 + +0.14Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh

trực tiếp

0.12 2 - -0.24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự xuất hiện các liên doanh về xây dựng, các tập đoàn xây dựng nước ngoài

0.08 2 - -0.16

Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng của chủ đầu tư

0.13 2 - -0.26Xu hướng chiếm dụng vốn kinh Xu hướng chiếm dụng vốn kinh

doanh của chủ đầu tư

0.1 3 - -0.3Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng,

công nghiệp tăng

0.13 4 + 0.52

Tổng cộng 1.00 2.78

Cột 5 = cột 2 * cột3 với xu hướng tác động của cột 4

Cột 2 có mức độ quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) Cột 3 Doanh nghỉệp phản ứng tốt: 4 điểm; phản ứng trung bình (khá): 3điểm; Phản ứng trung bình: 2 điểm; phản ứng yếu: 1 điểm.

Cột 4 mức độ tác động: Tốt (+); xấu (-)

Qua số liệu ở ma trận trên ta thấy ngoài những nhân tố khác thì có hai nhân tố chiếm trọng số lớn nhất trong những tác động từ môi trường bên ngoài đó là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc tăng thu nhập bình quân đầu người: chiếm 0.06 điểm.

- Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp tăng: chiếm 0.52 điểm.

Do đó công ty cần đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố này để có hướng phát triển hợp lý. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tổng điểm theo trọng số trên của công ty CP công trình Hàng không là 2.78 điểm cao hơn mức trung bình là 2.5 là không nhiều. Điều này chứng tỏ là những yếu tố bên ngoài có tác động thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên có thể là do công ty chưa đánh giá đúng sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, phản ứng yếu trước những cơ chế, chính sách thay đổi thường xuyên của nhà nước

III.Phân tích môi trường bên trong Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không

Trước khi đi sâu vào phân tích các nhân tố môi trường bên trong của DN, ta sẽ xem tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Và đánh giá về chất lượng xây lắp công trình của công ty trong thời gian gần đây để phục vụ cho việc xây dựng ma trận SWOT ở phần sau

1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh trong thời gian qua

Đối với hoạt động xây lắp các công trình trong và ngoài ngành hàng không, bảo dưỡng, tu dưỡng đường bay, sân bay năm 2007:

Yếu tố đầu ra của Công ty qua hoạt động xây lắp, bảo dưỡng tạo ra các công trình hoàn xây lắp, bảo dưỡng thành thiện. Trong đó các công trình được các thực hiện trong miền Nam chiếm khá lớn và chiếm khoảng 70% doanh thu thu

được từ hoạt động này. Như vậy thị trường trong Nam có sự hoạt động sôi nổi hơn thị trường ngoài Bắc. Trong nước công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn do vậy công ty luôn phải lập ra các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho mình. Năm 2006 doanh thu của công ty đạt 156.217.284.257 VNĐ, năm 2007 doanh thu chỉ đạt 115.263.395.351 VNĐ chứng tỏ doanh thu năm 2007 có giảm so với năm 2006 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 2.090.221.484 VNĐ trong khi lợi nhuận năm 2006 chỉ đạt 1.777.707.770 VNĐ. Điều này là do công ty đang áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm chi phí, giá thành của sản phẩm, nhằm tăng yếu tố cạnh tranh cho dầu ra của công ty.

Bảng 2: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Công trình Hàng Không năm 2003- 2007: (ĐVT: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 93,3 18 111,7 65 124,8 16 136,3 69 115,2 63

2 Doanh thu xuất khẩu 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không (Trang 37 - 41)