I. một số đặc điểm nổi bật của thị trờng khuvực Tây Nam á-Trung Cận Đông
1. Những thuận lợi
Đối với việc thâm nhập tiểu khu vực thị trờng Tây Nam á mà trọng tâm là ấn Độ, thuận lợi cơ bản của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế-thơng mại là giữa ta và bạn đã hình thành đợc mối quan hệ ngoại giao từ lâu. Đây là mối quan hệ đ- ợc xây dựng trên cơ sở hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Từ các quan hệ ngoại giao đã có trong thời gian gần đây các bên đã cố gắng nỗ lực để xúc tiến các quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nh văn hoá, kinh tế và thơng mại. Ngoài ấn Độ hiện tại chúng ta cũng đã có mối quan hệ hợp tác tốt trên một số lĩnh vực đối với các quốc gia khác thuộc thị trờng tiểu khu vực này.
Quan hệ thơng mại giữa Việt Nam với các nớc Tây Nam á đợc thể hiện thông qua việc ký kết các Hiệp định Thơng mại song phơng. Năm 1978 Việt Nam đã ký Hiệp định thơng mại với Sri Lanka, năm 1996 với Băng-la-đét và tháng 3/1997 Việt Nam và ấn Độ đã ký Hiệp định Thơng mại và Hợp tác kinh tế tại New Delhi. Nhằm triển khai thực hiện các Hiệp định trên đây, trong thời gian qua Uỷ ban hợp tác liên quốc gia đợc thành lập. Nhiều phái đoàn cao cấp giữa các bên đã tiến hành thăm viếng và trao đổi lẫn nhau, mở đờng cho việc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp các bên. Đã có nhiều công ty các bên thực hiện đợc các thơng vụ cụ thể.
Một trong những thuận lợi khác là nhằm thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, hiện nay các nớc Tây Nam á đang thực hiện chiến lợc tăng cờng hợp tác với các nớc asean mà chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức này, nên ngoài những nỗ lực song phơng Việt Nam có thể thông qua các tổ chức đa phơng để xúc tiến mối quan hệ hợp tác kinh tế - thơng mại của mình. Tất cả những điều đó đã tạo ra tiền đề thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và thơng mại giữa Việt Nam với các nớc Tây Nam á trong thời gian tới.
Đối với khu vực thị trờng Trung Cận Đông chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển quan hệ kinh tế thơng mại. Cũng nh đối với các nớc Tây Nam á, hiện nay hầu hết các nớc Trung Cận Đông đều thực hiện chính sách mở cửa hội nhập và tự do hoá thơng mại. Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao với hầu hết tất cả các nớc trong khu vực này. Hiện nay chúng ta đã ký Hiệp định Thơng mại với 8 nớc thuộc thị trờng Trung Cận Đông và đang xúc tiến để tiến hành ký kết Hiệp định thơng mại với một số nớc khác vào thời gian tới.
Căn cứ vào những đặc điểm của cơ cấu kinh tế các nớc thuộc thị trờng này, chúng ta thấy rằng những mặt hàng mà ta có thế mạnh xuất khẩu nh gạo, cà phê, chè, cao su, hàng điện tử, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác thì đều là những mặt hàng mà bạn đang có nhu cầu nhập khẩu cao. Hơn nữa, so với thị trờng thuộc các nớc phát triển thì yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lợng đối với hàng hoá nhập khẩu vào Trung Đông nhìn chung dễ đáp ứng hơn. Đây là một lợi thế rất lớn, phù hợp với khả năng và trình độ sản xuất của ta.
Tóm lại, những thuận lợi cơ bản của ta trong việc phát triển quan hệ kinh tế - thơng mại với khu vực thị trờng Tây Nam á - Trung Cận Đông là các nớc này đang mở cửa hội nhập, ta đã có quan hệ ngoại giao làm cơ sở cho việc phát triển thơng mại với hầu hết các nớc, đã ký kết đợc một số các Hiệp định Thơng mại. Về ngoại giao ta đã có quan hệ ở cấp đại sứ, về thơng mại ta cũng đã đặt một số tham tán thơng mại tại các quốc gia trong khu vực, hàng hoá của ta bớc đầu đã có mặt tại nhiều nớc thuộc khu vực thị trờng này.