Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại nước ta với một số thị trường chủ yếu Tây Nam á - Trung Cận Đông (Trang 94 - 97)

I. Nâng cao vai trò quốc gia nhằm phát triển quan hệ kinh tế-thơng mại giữa Việt Nam với các

6.Các giải pháp khác

6.1. Phát triển nguồn nhân lực

Việc phát triển thị trờng cũng nh toàn bộ các hoạt động khác không thể thiếu vắng vai trò của con ngời - nguồn nhân lực. Chất lợng nguồn lao động nớc ta còn thấp, tính đến năm 2000 mới có khoảng 7,1 triệu lao động đợc đào tạo (cao đẳng, đại học: 1,1 triệu ngời, trung học chuyên nghiệp 1,44 triệu ngời và công nhân kỹ thuật 4,6 triệu ngời), chiếm 18% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân (Nghị quyết Đại hội VIII là 22%).

Phát triển nguồn nhân lực và đổi mới phơng thức sử dụng lao động là giải pháp vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài và có hiệu quả cao phục vụ cho cả việc tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lẫn phát triển thị trờng xuất khẩu. Một số biện pháp trong thời gian tới sẽ là:

- Đổi mới hệ thống đào tạo theo hớng mở rộng giáo dục phổ thông, đại học, đặc biệt phát triển dạy nghề, kết hợp giáo dục phổ thông và dạy nghề, chú trọng chất lợng giáo dục, đổi mới các giáo trình thích hợp với cho các cấp đào tạo.

- Phát triển mạnh thị trờng lao động, đầu t phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, chính sự phát triển của thị trờng lao động sẽ quy định cơ cấu, số lợng và chất lợng đào tạo; sử dụng cơ chế thị trờng tuyển chọn lao đông.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, vấn đề chính sách nhân lực chiếm vị trí hàng đầu, cả trong lao động sản xuất, trong quản lý và đào tạo. Có thể xác định khâu đột phá trong chính sách nhân lực ở lĩnh vực quản lý nhà n- ớc về kinh tế và quản lý kinh doanh.

Đối với các công chức mới sau khi đợc tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan nhà nớc thì cơ quan cần tạo điều kiện thuận lợi để những công chức mới có điều kiện nâng cao trình độ về lĩnh vực mình đảm nhiệm. Có thể gửi đào tạo tiếp tại các nớc mà công chức đảm nhiệm, ví dụ đối với thị trờng Tây Nam á- Trung Cận Đông thì có thể gửi đào tạo tại ấn Độ, I-xra-en...

6.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trờng

Để phát triển thị trờng xuất khẩu nhất là những thị trờng mới nh Tây Nam á - Trung Cận Đông cần phải tiến hành nghiên cứu thị trờng. Hội nhập quốc tế về thơng mại theo hớng đẩy mạnh xuất khẩu có nghĩa là nhà sản xuất và kinh doanh cần biết thị trờng khu vực cần thâm nhập cần gì để trên cơ sở đó tìm kiếm nguồn lực sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu có hiệu quả.

Khi tham gia thị trờng này các ngành sản xuất, các nhà xuất khẩu cần phải hiểu rõ các vấn đề là: Nhu cầu thị trờng muốn thâm nhập cần loại hàng hoá gì, nhu cầu có tính ổn định tơng đối lâu dài hay không, yêu cầu về số lợng, chất lợng, giá cả, đối thủ cạnh tranh, pháp luật của nớc sở tại, thói quen tiêu dùng, mẫu mã, các hình thức thông quan...

Nghiên cứu thị trờng để sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện trên phải đợc tiến hành ở cả cấp doanh nghiệp, cấp quốc gia và liên quốc gia. Cần có nguồn kinh phí đa dạng cho công tác đào tạo cán bộ và tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu.

6.3. Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thơng mại (XTTM) ở cấp Chính phủ

Trên thế giới, các tổ chức xúc tiến thơng mại (Trade Promotion Organisation- TPO) đã có từ lâu và hoạt động rất hiệu quả. Các chính phủ thành lập các tổ chức xúc tiến thơng mại để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển sản xuất trong nớc, thâm nhập, duy trì và phát triển các thị trờng nớc ngoài và thu hút vốn đầu t từ nớc ngoài vào. Theo tài liệu của Trung tâm thơng mại quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, hiện nay đã

có 123 tổ chức xúc tiến thơng mại đợc thành lập tại gần 210 nớc, Ngoài ra, còn có các tổ chức xúc tiến thơng mại đa phơng nh của APEC, ASEAN... Tại Việt Nam đã có mặt nhiều tổ chức xúc tiến thơng mại nớc ngoài nh JETRO (Nhật), KOTRA (Hàn Quốc), CETRA (Đài Loan)... hoạt động rất hiệu quả trong việc nối kết doanh nghiệp hai bên, tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm, các chuyến đi khảo sát thị trờng nớc ngoài...

Các hoạt động xúc tiến thơng mại đợc phân chia thành các cấp độ khác nhau nh cấp độ quốc gia (Chính phủ) thờng gọi là cấp vĩ mô, cấp độ doanh nghiệp thờng gọi là cấp vi mô và sự kết hợp giữa hai cấp độ trên đây thờng gọi là cấp trung mô (vĩ mô- vi mô). ở nớc ta các tổ chức XTTM cấp độ vĩ mô là các bộ nh Bộ Ngoại giao, Bộ Th- ơng mại và các bộ khác, cấp trung mô nh Cục xúc tiến thơng mại thuộc Bộ Thơng mại, các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số tổ chức khác, cấp vi mô hiện có những tổ chức xúc tiến thơng mại nh Trung tâm Phát triển Ngoại thơng và Đầu t của TP Hồ Chí Minh, với nhiều chi nhánh ở các thành phố và các tỉnh và các Hiệp hội công thơng, các trung tâm XTTM ở một số thành phố khác nh Hà Nội, Đà Nẵng...

Tuy nhiên để có một tổ chức xúc tiến thơng mại tốt hơn, nên nghiên cứu mô hình CETRA của Đài Loan, bởi lẽ Đài Loan giống Việt Nam ở chỗ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng vào sản xuất để xuất khẩu. Đây là mô hình tổ chức do Chính quyền và t nhân cùng lập ra, kinh phí hoạt động đợc tài trợ bởi ngân sách và các Hiệp hội công nghiệp - thơng mại. Tổ chức này hoạt động hiệu quả nhờ mạng lới văn phòng đại diện ở hầu hết các nớc.

Đối với các thị trờng mới, tiếp cận khó và tốn kém nhiều nh thị trờng các nớc khu vực Tây Nam á- Trung Cận Đông, trong giai đoạn đầu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thơng mại ở cấp độ vĩ mô (cấp Chính phủ), kết quả của các hoạt động từ cấp độ này sẽ tạo ra cơ sở, cơ hội cho hoạt động XTTM cho các cấp độ tiếp theo.

Ngoài việc tạo cơ sở và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nói trên, mục tiêu và nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thơng mại Chính phủ còn là t vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nớc (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về thị tr- ờng nớc ngoài. Giới thiệu doanh nghiệp và tìm kiếm bạn hàng, thông qua tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam giao tiếp với bạn hàng nớc ngoài và ngợc lại, thông qua các cuộc gặp mặt, tọa đàm... để các doanh nghiệp tự tìm kiếm bạn hàng.

Giới thiệu và phổ biến thông tin thị trờng nớc ngoài, thông qua hệ thống báo chí, đĩa CD, mạng thông tin...tổ chức, hớng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thơng mại ở ngoài nớc, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị

trờng tiêu thụ. Việc tổ chức đợc thực hiện dới nhiều hình thức nh toạ đàm và giao lu thơng mại.

Tổ chức trung tâm thơng mại ở nớc ngoài, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập công ty Việt Nam ở nớc ngoài hoặc cửa hàng bán thử sản phẩm...

Nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thơng mại mới nh thơng mại điện tử, đặt hàng qua bu điện... Khảo sát, điều tra môi trờng kinh doanh thông qua định kỳ thu thập ý kiến, nguyện vọng của các doanh nghiệp trong và ngoài nớc; hớng dẫn doanh nghiệp khả năng thoả mãn và đáp ứng nguyện vọng; kiến nghị với Nhà nớc các giải pháp để phát triển thị trờng...

Hợp tác quốc tế về xúc tiến thơng mại, để mở rộng khả năng phát triển thị trờng ngoài nớc với sự đa dạng hoá bạn hàng cho các doanh nghiệp.

Phát triển Hợp đồng thơng mại cấp Chính phủ đối với xuất khẩu các mặt hàng mới, đối với các thị trờng mới, thâm nhập và thanh toán khó khăn.

Ngoài các giải pháp trên đây ở cấp độ quốc gia còn có thể tiến hành một số giải pháp khác để phát triển các thị trờng xuất khẩu mới, đó là các giải pháp khác nh sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách, các công cụ kinh tế, các công cụ hỗ trợ để thâm nhập thị trờng, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của các tổ chức và cá nhân nớc ngoài...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại nước ta với một số thị trường chủ yếu Tây Nam á - Trung Cận Đông (Trang 94 - 97)