Tác động của AFTA tới nguồn thu ngân sách

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 28 - 29)

1. Những cam kết của Việt Nam khi tham gia AFTA

2.3. Tác động của AFTA tới nguồn thu ngân sách

Nghiên cứu tác động của việc thực hiện AFTA đối với nguồn thu của ngân sách chính là việc nghiên cứu, tính toán số thu về xuất nhập khẩu sẽ tăng, giảm thế nào khi Việt Nam thực hiện chơng trình giảm thuế theo Hiệp định CEPT.

Việc tính toán tác động của AFTA đối với nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu phải tính đến khả năng thuế suất tối thiểu của hàng hoá trong danh mục thuế của CEPT là 0%, và phải tính đến tác động của AFTA tới kim ngạch nhập khẩu từ các nớc ngoài ASEAN và đặc biệt phải tính đến khả năng rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA của các nớc ASEAN so với mức mà Việt Nam cam kết là năm 2006. Các nớc Xinhgapo, Malayxia, Thái Lan đã đề xuất rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA vào năm 2000. Nếu vấn đề thời hạn AFTA đợc rút ngắn, trong thời gian đầu, khả năng tăng thu ngân sách từ các nguồn thu khác còn hạn chế và do đó sẽ làm tăng ảnh hởng tới nguồn thu ngân sách. Dĩ nhiên, việc xác định thời hạn cuối cùng để hoàn thành AFTA không chỉ căn cứ vào nguồn thu, song đây có thể coi nh một nhân tố cần tính đến để xây dựng một lộ trình về danh mục giảm thuế cho phù hợp với các điều kiện trong nớc và tơng ứng với các tiêu chí của AFTA.

Tuy nhiên, trên đây chỉ mới đề cập đến sự thay đổi về thuế nhập khẩu, trong khi đó tác động đến nguồn thu ngân sách còn có các yếu tố ảnh hởng khác nh:

1. Sự cải thiện thuế nhập khẩu: Nếu tách thuế GTGT, thuế TTĐB ra khỏi thuế nhập khẩu, mức thuế nhập khẩu sẽ bị giảm ít hơn mức dự kiến và mức giảm ít hơn này sẽ đợc bù đắp lại bằng việc thực hiện thuế GTGT và thuế TTĐB.

2. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và bán thành phẩm cấu thành đầu vào của sản phẩm sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm và do vậy sẽ làm tăng khả năng sản xuất và cạnh tranh. Điều này cũng sẽ góp phần làm tăng thu các loại thuế khác nh Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

3. Tham gia thực hiện AFTA, các hàng hoá Việt Nam cũng sẽ đợc hởng các mức thuế suất u đãi khi xuất khẩu sang thị trờng các nớc thành viên ASEAN khác và đến lợt mình, các u đãi này sẽ góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và do đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách.

4. Khả năng tiết kiệm của ngời tiêu dùng và theo đó là mở rộng trong khu vực sản xuất t nhân cùng với việc tăng số thu từ các loại thuế nội địa dới các tác dụng kích thích của AFTA sẽ làm cho tổng thu ngân sách thay đổi theo chiều hớng tích cực.

Tóm lại, khi thực hiện cắt giảm thuế để tạo lập AFTA, tổng số thu ngân sách sẽ không có biến động lớn vì việc giảm thu do giảm thuế nhập khẩu sẽ đợc bù lại bởi phần tăng lên do kim ngạch nhập khẩu và phần tăng thu từ các sắc thuế mới...

Chơng II: Thực trạng chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam và tình hình thực hiện afta ở việt nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 28 - 29)