Các doanh nghiệp nhà nớc (DNNN)

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 103 - 106)

III. Giải pháp và các kiến nghị cụ thể cho việc thực hiện AFTA của Việt Nam

2.7.Các doanh nghiệp nhà nớc (DNNN)

Huỷ bỏ việc dùng các biện pháp bảo hộ đã đợc sử dụng để suy tôn sự bảo đảm (ngầm ) đối với sự tồn tại của các DNNN. Cho phép công nhân và các công ty linh hoạt hơn để thích nghi với những thay đổi về kinh tế. Giảm nhẹ mối liên kết giữa an toàn của doanh nghiệp và an toàn của công nhân. Cải tiến các cơ chế xã hội khác để đem lại an toàn cho công nhân những ngời không thể hởng lợi đầy đủ từ việc mở rộng các cơ hội do thu nhập cao hơn của phát triển việc làm.

Kết luận

SEAN là một khối kinh tế, đã và đang có tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế, thơng mại của mỗi nớc thành viên và góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở khu vực Đông Nam á và thế giới. Là một nớc thành viên, Việt Nam đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào hiệp hội cũng nh khu vực Mậu dịch tự do AFTA.

A

Tham gia AFTA thông qua thực hiện Hiệp định CEPT, mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thơng mại giữa Việt Nam và các nớc ASEAN, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. Cùng với những cơ hội mở ra, việc hội nhập của Việt Nam vào AFTA còn gặp không ít khó khăn và trở ngại. Một thách thức hết sức to lớn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tăng lên từ ASEAN, khi không còn bảo hộ bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.

Trong những năm qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu của nớc ta đã có nhiều thay đổi nhng trớc sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới và điều đó đã đặt ra cho chúng ta là phải nghiên cứu một cách tổng thể, thấu đáo tác động của chính sách thuế xuất nhập khẩu, từ đó xây dựng đợc chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của những đòi hỏi từ trong nớc và của tiến trình hội nhập.

Thông qua việc vận dụng tổng hợp nhiều phơng pháp nghiên cứu chuyên đề đã đề cập đợc một số điểm mấu chốt sau:

- Làm rõ vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam trên cơ sở phân tích, so sánh với các nớc phát triển và đang phát triển.

- Phân tích nhân tố tác động tới quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu. đề cập đến những vấn đề về chiến lợc phát triển, chính sách kinh tế và chính sách thơng mại quốc tế đặc biệt chú ý tới tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập ASEAN nói riêng đối với chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó nêu rõ những thuận lợi và những thách thức đặt ra đối với chính sách thuế nói chung và chính sách thuế xuất nhập khẩu nói riêng và yêu cầu đối với chính sách này trong tiến trình hội nhập.

- Khái quát thực trạng của chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện và nêu ra những mặt tích cực và hạn chế của chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành và đặc biệt nhấn mạnh những hạn chế của chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay là cha đáp ứng đợc yêu cầu thực hiện chiến lợc hớng mạnh về xuất khẩu.

- Xuất phát từ thực trạng của chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành; xuất phát từ bối cảnh phát triển nền kinh tế nớc ta để nêu lên những phơng hớng cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những năm tiếp theo của tiến trình hội nhập. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu phù hợp với mục tiêu xây dựng nền kinh tế hớng mạnh về xuất khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện hội nhập, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia bình đẳng và hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý tốt hơn hoạt động xuất nhập khẩu và tạo môi trờng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Em hy vọng rằng những vấn đề đợc đề cập trong chuyên đề sẽ có ích cho việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu nhằm phục vụ có hiệu quả trong tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam.

Phụ lục 1 : Các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL

để thực hiện CEPTA/AFTA trong 3 năm 2001 - 2003

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 103 - 106)