1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH
1.4 Bài học kinh nghiệ mở Việt Nam
Ứng dụng của mạng Internet vẫn đang phát triển nhanh chóng nhưng các doanh nghiệp ở Việt Nam không nên chờ đợi để áp dụng công cụ kinh doanh có tính chất của cuộc cách mạng này. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần giành lấy lợi thế rút ra từ những bài học của những doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kinh doanh thông qua mạng Internet hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới.
Một số bài học
- Phối hợp việc sử dụng Internet với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Người quản lý hàng đầu trong doanh nghiệp cần điều hành TMĐT thay cho việc giao cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin (IT) hoặc nhân viên Phòng Kinh doanh.
- Đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp thị và duy trì kinh doanh, chứ không phải chỉ để thiết kế và cài đặt website của mình. Một số chuyên gia gợi ý rằng 1/3 nguồn nhân lực nên dành cho chi phí khởi sự, 1/3 dành để khuyến mãi và 1/3 cuối cùng để cập nhật và duy trì.
- Có một số sản phẩm thích hợp với hình thức bán và giao hàng qua mạng Internet hơn so với một số sản phẩm khác. Âm nhạc, sách, phần mềm, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ quảng cáo, đặt hàng theo các tùy chọn của khách hàng được xếp hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT. Các sản phẩm khác như máy tính, linh kiện điện tử viễn thông, xe ôtô, vật dụng gia đình ngày nay cũng đã được chào bán qua mạng Internet.
- Mạng Internet có thể được sử dụng để giảm chi phí thông tin liên lạc, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, lưu trữ và sử dụng thông tin kinh doanh và liên lạc, hợp lý hóa quá trình quản lý bán hàng và cung cấp.
Một số thách thức
- Khoảng cách về hạ tầng cơ sở viễn thông.
- Nhu cầu phát triển các website có nội dung dịch vụ và thông tin mang tính địa phương để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng tại các vùng khác nhau.
- Những khó khăn về dịch thuật
- Điều chỉnh luật lệ để phù hợp với phương tiện mới. - Số lượng máy tính hạn chế tại các địa phương.
- Sự hạn chế về khả năng truy cập mạng Internet do thiếu hoặc không có các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP Internet Service Provider).
- Chi phí marketing tăng lên để có thể nhận được sự tham gia với chất lượng tốt. Một khó khăn được nói đến gần đây liên quan đến TMĐT là vấn đề cơ sở hạ tầng không thích hợp. Liên minh viễn thông quốc tế (the International Telecommunication Union) cho biết trong năm 2008 các nước phát triển có số ISP/100.000 người dân là khoảng 500 so với 71 tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ thuê bao điện thoại tại các nước phát triển là 314 máy/100 người dân so với 128 máy ở Việt Nam.
Cuối cùng, những khó khăn của việc bán hàng từ xa và xuất khẩu truyền thống cũng giống như trường hợp bán hàng qua mạng Internet. Trong đó gồm các vấn đề như ký mã hiệu, chở hàng, trả hàng, quản lý kho bãi và tồn kho, thanh toán, và luật lệ và những công việc giấy tờ liên quan đến xuất khẩu.
Một số giải pháp
- Sử dụng liên lạc vệ tinh và mạng điện thoại di động để truy cập mạng Internet thay cho việc sử dụng mạng điện thoại. Biện pháp này tạo một số thuận lợi để mở rộng mạng Internet tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đặc điểm không dây nên băng thông (bandwith) không bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của cáp đồng; truyền thông tin qua vệ tinh và mobile dùng kỹ thuật số vì vậy sẽ đơn giản hóa đáng kể hoặc loại bỏ hẳn việc sử dụng modem. Ngoài ra, chi phí lắp đặt sẽ rẻ hơn so với hệ thống mạng dựa trên cáp đồng.
- Phần mềm miễn phí, nhóm thảo luận và các site cực lớn (mega-site) để nghiên cứu thương mại.
- Sử dụng mạng Internet để thu thập báo cáo về nghiên cứu thị trường, tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp, cung cấp thông tin mô tả sản phẩm và dịch vụ và để giao tiếp giữa các nhóm dùng tin và danh sách của những servers.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT để gắn kết các doanh nghiệp và các sản phẩm lại với nhau, cùng nhau hỗ trợ quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua mạng Internet. Hình thành Hiệp hội các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam để tạo đầu mối thống nhất, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển TMĐT, góp phần thúc đẩy tiến trình cụ thể hóa TMĐT tại Việt Nam.
- Muốn thúc đẩy TMĐT phát triển thì Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT bao gồm:
+ Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số.
+ Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hóa các tổ chức phát hành thẻ thanh toán, ngân hàng thương mại).
+ Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khỏe, tôn giáo, đặc điểm chính trị, giới tính,...
+ Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang web, thâm nhập vao các cơ sở dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, lan truyền virus phá hoại,...
+ Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua. Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy.
+ Các quy định về thuế quan và hệ thống thuế trên mạng phải được xác lập một cách đầy đủ.