3. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH TMĐT TẠI CÔNG TY
3.1.1.5 Một số ý kiến nhận xét riêng
Ta có thể thấy tiềm năng phát triển của TMĐT ở Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh TMĐT trước hết nên có sự chuẩn bị một cách chi tiết cả về ý chí, lòng quyết tâm, phương thức và kế hoạch lộ trình thực hiện, tìm hiểu những hạn chế, rủi ro để có hướng khắc phục. Một điều cần lưu tâm đó là phát triển website TMĐT với điều kiện những trang này phải thật sự tiện ích, cập nhật và hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần vào việc làm tăng sự tìm kiếm thông tin các sản phẩm dịch vụ trên mạng, có nhiều tiện ích kèm theo như: Chat để trao đổi trực tuyến, email vào những hộp
thư “nóng” và sẽ được hồi âm tự động ngay khi nhận được thư của khách hàng, tính năng dễ dàng trong thao tác,... Ngoài việc tăng cường sự thu hút chú ý của khách hàng, công ty cũng cần tạo điều kiện cho các khách hàng của mình muốn sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như sự phát triển tương ứng của TMĐT với sự phổ biến của thẻ tín dụng để khách hàng có thể thanh toán trực tuyến chỉ với vài cú click, thay vì phải giao dịch trực tiếp mất nhiều thời gian. Công ty cũng cần nâng cao uy tín của mình, quảng bá hiệu quả của việc kinh doanh TMĐT như là một phương thức kinh doanh mới mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng đến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
Mặc dù kinh doanh theo hình thức TMĐT có thể gặp phải một số rủi ro như đã đề cập ở trên, tuy nhiên công ty sẽ có những giải pháp thích hợp để ngăn ngừa và khống chế những rủi ro này, bảo đảm về mặt kỹ thuật thông qua ký kết hợp đồng với Bkis để giám sát về mặt an ninh mạng, an toàn dữ liệu, chống các hoạt động phá hoại của những đối tượng xấu.