1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chỉ sau Trung Quốc, hơn thế nữa, với lợi thế như nguồn nhân lực trẻ năng động, tài nguyên chưa được
khai thác, và được đánh giá là điểm đến an toàn. Đây là những lợi thế tạo cho Việt Nam có được những lợi thế trên thương trường.
Việc trở thành thành viên của WTO đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn những cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Điều này đã chứng minh sự vững mạnh và sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế năng động của thế giới. Đồng thời cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt nam phải thay đổi tư duy cũng như phương thức quản lý để phù hợp với hội nhập chung.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời sống người dân được cải thiện. Song tình hình kinh tế thế giới đang có những biến động như chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, lĩnh vực tài chính phát triển nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn, vấn đề an ninh năng lượng, vấn đề xung đột vũ trang giữa các sắc tộc, tôn giáo, vấn đề hạt nhân của Iran, Triều Tiên, vấn nạn khủng bố toàn cầu. Đứng trước tình hình đó, trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng âm hoặc bằng 0 thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những con số khá ấn tượng dựa trên các nhóm giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thông qua bảng thống kê sau:
Năm 2007 2008 Dự kiến năm 2009
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,38 6,23 5,2
Thu nhập bình quân đầu người ( USD) 1.000 1.024 1.050
Lạm phát (%) 12,6 22 9,4
(Nguồn từ Internet)
Bảng 2.4: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm
Đà Nẵng là đô thị lớn thứ 3 trong cả nước có môi trường phát triển rất thuận lợi. Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12,47%, năm 2008 tăng 11,04%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hiện tại các nhà đầu tư đang chú trọng đến thị trường Miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng Với khoảng 10.000 doanh nghiệp trong đó có đến 93% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 tăng 17,6% so với năm 2007. Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 10,37%/năm (giai đoạn 1997-2006). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2008 đạt 905,11 triệu USD, tăng 19,6% so với năm 2007. Đây là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực kinh doanh của công ty (nguồn www.danang.gov.vn).
Lĩnh vực kinh doanh, nhất là kinh doanh quảng cáo ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh thành Miền Trung nói chung vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng. Chỉ riêng thành phố Đà Nẵng đã có hơn 10.000 doanh nghiệp chứ chưa kể đến các doanh nghiệp của những tỉnh, thành khác và kể cả những chi nhánh, bởi vì hầu hết các tập đoàn lớn, có vốn đầu tư nước ngoài muốn mở rộng thị trường tại Miền Trung thì sự lựa chọn
đầu tiên luôn là thành phố Đà Nẵng. Việc lắp đặt các bảng quảng cáo, thu hút quảng cáo tại Miền Trung và Đà Nẵng hiện mới chỉ có rất ít doanh nghiệp tham gia và hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đặt hàng ở 2 đầu đất nước, do vậy nếu doanh nghiệp nào có sự đầu tư công nghệ để sản xuất vật tư tại Miền Trung thì sẽ là một lợi thế không nhỏ để cạnh tranh.
Đối với thu hút quảng cáo thông qua Internet thì hầu như chưa có doanh nghiệp nào triển khai mà hầu hết làm theo kiểu truyền thống. Do đó nếu doanh nghiệp nào đi tiên phong khai phá lĩnh vực này thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng cơ hội để phát triển là rất lớn, khả năng thu hút được một số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể, ngoài ra còn có thể duy trì được khách hàng truyền thống thông qua việc thường xuyên chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mới thường xuyên liên tục, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.