Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội.doc (Trang 46 - 51)

- Phòng Bảo hiểm Cháy và rủi ro đặc biệt: Triển khai các nghiệp vụ nh bảo hiểm vận chuyển tiền, bảo hiểm trộm cắp.

3.Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội trong những năm gần đây

gần đây

3.1. Những thuận lợi và khó khăn

3.1.1. Thuận lợi

- Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nớc. Với diện tích 931 km2, ở đây tập trung hơn 3 triệu dân, nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, các xí nghiệp từ Trung - ơng tới địa phơng, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, quy tụ nhiều ngành nghề, ngời lao động. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trong những địa điểm yêu thích của các nhà đầu t nớc ngoài. Đó chính là

những điều kiện lý tởng cho sự phát triển và mở rộng thị trờng bảo hiểm.

- Bảo Việt Hà Nội là Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam - Doanh nghiệp Nhà nớc xếp hạng đặc biệt. Do đó Công ty có thể dễ dàng tạo lòng tin cho khách hàng cũng nh với các đối tác làm ăn.

- Với hơn 20 năm hoạt động liên tục, Bảo Việt Hà Nội là Công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tuổi đời lâu năm nhất trên địa bàn Hà Nội. Do đó trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty đã xây dựng đợc quan hệ tốt với nhiều khách hàng lớn, nhiều cơ quan chức năng liên quan. Đồng thời, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã trải qua rèn luyện thử thách nên đã tích luỹ đợc nhiều kinh nghiệm và có tinh thần đoàn kết cao. Công ty còn có mạng lới văn phòng, đại lý ở khắp các quận huyện nội ngoại thành, điều mà không phải công ty nào cũng có đợc.

- Hiện nay, Bảo Việt Hà Nội đã có quan hệ với nhiều công ty bảo hiểm, các công ty giám định, điều tra tổn thất có uy tín trên toàn thế giới nh Lloyd's, Commercial Union (UK), AIG, CIGNA (Mỹ), Tokyo Marine, YASUDA Mitsui Marine (Nhật), Munich Re (Đức), Swiss Re (Thuỵ Sỹ)...Trong những năm vừa qua, Bảo Việt Hà Nội đã nhận đợc sự cộng tác giúp đỡ tận tình của các công ty này trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro, thanh tra và xử lý khiếu nại.

- Sau 2 năm hoạt động, Ban giám đốc mới đã đa ra nhiều biện pháp mới giải quyết những vấn đề còn tồn tại của công ty và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.

3.1.2. Khó khăn

- Nhận thức chung của ngời dân về bảo hiểm cha cao, ngời dân cha có thói quen mua bảo hiểm kể cả những nghiệp vụ mang tính bắt buộc. Hiện nay, phí bảo hiểm bình quân ở các nớc Đông Nam á là trên 100$/ngời/năm. Trong khi đó con số này ở Việt Nam mới chỉ là gần 2$/ngời/năm.

- Nền kinh tế của khu vực đã trải qua cơn khủng hoảng và có dấu hiệu hồi phục nhng đầu t nớc ngoài vào Thủ đô còn thấp, cha tơng xứng với tiềm năng.Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất của cả Nhà nớc và t nhân còn gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ nên dẫn đến việc nợ đọng phí bảo hiểm hoặc không tái tục hợp đồng.

- Địa bàn Hà Nội là nơi tập trung tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã đợc Nhà nớc cấp giấy phép hoạt động, là nơi tập trung tất cả các chính sách cạnh tranh của các công ty bảo hiểm khác. Bảo Việt Hà Nội là Công ty trong hệ thống Bảo Việt phải đơng đầu với sự cạnh tranh lớn nhất của các công ty này. Mỗi công ty đều có những thủ thuật, chính sách riêng nh dùng áp lực hành chính, giảm phí, tăng hoa hồng, mở rộng phạm vi bảo hiểm một cách tuỳ tiện để giành giật khách hàng.

- Cán bộ của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm và điều kiện đào tạo cơ bản nhng cha có nhiều cán bộ giỏi, đợc đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Tác phong lề lối làm việc, phong cách phục vụ của một số cán bộ công nhân viên còn cha tốt.

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, Công ty đã có nhiều biện pháp để đứng vững và phát triển trong cạnh tranh :

- áp dụng linh hoạt chính sách khách hàng và các chính sách của Nhà nớc, các quy định của Tổng Công ty vào hoạt động kinh doanh.

- Đã trực tiếp phân công các thành viên trong Ban Giám đốc Công ty phụ trách việc quản lý, khai thác tại các Tổng Công ty lớn đợc Nhà n- ớc xếp hạng đặc biệt, đây là các đầu mối có tiềm năng khai thác bảo hiểm lớn, đã mang lại nhiều doanh thu phí bảo hiểm cho Công ty. - Công ty đã tiến hành việc phân cấp, chịu trách nhiệm toàn diện trong

việc quản lý khách hàng, phân cấp đợc thực hiện từ Giám đốc Công ty cho đến từng cán bộ khai thác căn cứ theo tổng mức phí của từng khách hàng.

kênh khai thác bảo hiểm mới, các dịch vụ phát sinh ngoài địa bàn để bù vào phần đã bị giảm.

- Trong thực tế, do kinh doanh trên cùng một địa bàn nên nảy sinh sự cạnh tranh nội bộ. Công ty đã có sự chỉ đạo kịp thời các phòng khai thác để tránh sự trùng lặp với Tổng Công ty, đảm bảo sức mạnh của Bảo Việt. Có nhiều dịch vụ nhờ có sự phối hợp, trợ giúp của Tổng Công ty, Công ty đã tiến hành khai thác có hiệu quả. Trong nội bộ, Công ty đã ban hành qui chế "Hợp tác, chống cạnh tranh nội bộ trong khai thác bảo hiểm" để làm cơ sở cho hoạt động khai thác, tránh sự cạnh tranh không đáng có giữa các phòng.

Nhờ có những biện pháp đúng đắn và kịp thời trên, doanh thu phí bảo hiểm của Công ty trong năm qua đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ. Có thể thấy qua bảng sau :

Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội (1998 - 2002)

Năm Doanh thu phí (tr.đ) Tốc độ tăng trởng Tuyệt đối (tr.đ) Tơng đối (%) 1998 87.635 - - 1999 74.887 -12.748 -14,5 2000 75.800 913 1,2 2001 82.500 6.700 8,8 2002 89.364 6.864 8,3

Nguồn số liệu: Bảo Việt Hà Nội

Qua bảng số liệu trên ta có thể hình dung đợc sự cạnh tranh của các công ty khác có ảnh hởng nh thế nào tới doanh thu của Bảo Việt Hà Nội. Trớc năm 1999, doanh thu luôn đạt mức tăng trởng xấp xỉ 10%. Đây là thời kỳ cha có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty khác, điều kiện khai thác còn tơng đối dễ

dàng. Nhng đến năm 1999, doanh thu của Công ty đã giảm mạnh (14,5% tơng đơng 12.748 triệu đồng). Việc giảm doanh thu một cách đột biến nh vậy là do năm 1999 Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều công ty bảo hiểm khác, ví dụ nh :

- Các công ty bảo hiểm cổ phần mới ra đời đều có cổ đông là ngành kinh tế mạnh của quốc gia và đều dùng các biện pháp hành chính để ép buộc các đơn vị thành viên tham gia tại công ty bảo hiểm của ngành. Đơn cử chỉ riêng trong ngành Bu điện, Bảo Việt Hà Nội đã bị mất dịch vụ với Công ty bảo hiểm Cổ phần Bu điện với tổng doanh thu lên đến 3 tỷ đồng.

- Việc Nhà nớc cho phép các công ty bảo hiểm liên doanh với nớc ngoài mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng ảnh hởng không nhỏ đến thị phần của Công ty, chỉ riêng Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế (VIA) đợc phép mở rộng cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển dịch vụ cho Bảo Việt Hà Nội nữa làm giảm doanh thu của Công ty hơn 2 tỷ đồng.

- Sự hoạt động của Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc làm Bảo Việt Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình đợc đầu t vốn qua Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam .

- Đặc biệt thị trờng bảo hiểm học sinh có nhiều xáo trộn. Ngoài Bảo Minh, PJICO.... là các công ty bảo hiểm thơng mại tham gia thị trờng, năm 1999 Bảo hiểm y tế đã vào thị trờng với ý thức quyết tâm cao và đợc sự hậu thuẫn của các cơ quan hành chính đã gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những điều kiện nh vậy thì con số 74.887 triệu đồng cũng là kết quả đáng khích lệ.

Sang năm 2000, tuy vẫn còn những khó khăn nhng nhờ sự nỗ lực của toàn Công ty, doanh thu của Bảo Việt Hà Nội đã đạt 75.800 triệu đồng, tăng 1,2%.

Năm 2001, doanh thu của Công ty tăng đột biến (82.500 triệu đồng tơng đơng 11%). Ngoài việc duy trì đợc những nghiệp vụ truyền thống nh bảo hiểm cháy, vật chất ôtô, học sinh... Công ty còn có doanh thu ở những nghiệp vụ

mới triển khai nh bảo hiểm dầu khí (1.327 triệu đồng), bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay (569 triệu đồng).

Năm 2002, doanh thu của Công ty tiếp tục tăng ( 89.364 triệu đồng tơng đơng 8,3%). Điều này chứng tỏ Công ty đã đi vào quá trình ổn định kinh doanh. Công ty đã tìm ra hớng đi đúng cho con đờng kinh doanh của mình tr- ớc những cạnh tranh của Công ty bạn. Ngoài các nghiệp vụ đã mang lại doanh thu lớn nh năm 2001, đến năm 2002 có một số nghiệp vụ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Công ty nh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn (8.670 triệu đồng), bảo hiểm toàn diện học sinh ( 10.702 triệu đồng) hay nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con ngời (10.867 triệu đồng).

Tuy nhiên, Công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội.doc (Trang 46 - 51)