Đời sống của người dân

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 35 - 40)

Cuộc sống của người dân thành London được Ngô Thị Giáng Uyên mô tả như những hình thái trái ngược nhau: “dòng xe cộ xuôi ngược bên cạnh và cảng

Katherines với những con thuyền nằm gối đầu im lìm bên dưới….” [51 ;25]

Mùa hè, những quán cà phê còn kê bàn ghế ra ngoài đường - đúng kiểu cà phê al fresco châu Âu, nhưng với cái lạnh 2 độ C có lẽ không ai thích ngồi uống cà phê ngoài phố. Ở khu phố đi bộ Karntnerstrasse với những nghệ sĩ lang thang chơi guitar, violon và kèn trumpet, tôi bật cười khi bắt gặp một quán bar tên Loos (trong tiếng lóng của người Anh, loo có nghĩa là toilet). Sau tôi mới biết đây là một quán bar nổi tiếng được kiến trúc sư người Mỹ Adolf Loos, một trong những nghệ sĩ theo trường phái nghệ thuật mới (Art-Nouveau), vẽ kiểu vào năm 1980. Khu phố đi bộ Kohlamrkt - có nghĩa là chợ Than vì ở đây trước là nơi bán than (cách đặt tên khác nào phố Hàng Than của 36 phố phường Hà Nội) - chẳng hề đen đúa như tên gọi, ngược lại những con đường ở đây sạch sẽ và sang trọng hơn đâu hết! Ở cuối Kohlmart là quảng trường Michaelerplatz, nơi có tòa nhà Looshaus xây dựng vào năm 1911 cũng của KTS Adolf Loos, bây giờ là trụ sở ngân hàng. Cựu hoàng đế Áo Frank Joseph rất ghét tòa nhà này và gọi những cửa sổ ở đây là “cửa sổ không có lông mày” (vì những cửa sổ kiểu Loos không có những hình chạm khắc trang trí bên ngoài như những kiến trúc Vienna khác). Dân địa phương cũng không mấy ưa công trình kiến trúc mới Haas Haus do KTS Hans Hollein thiết kế, được khai

trương năm 1990, còn sách du lịch Lonely Planet gọi đây là tòa nhà “hiện đại một cách không biết xấu hổ” (unashamedly modern), một phần cũng vì nó được xây đối diện nhà thờ Thánh Stephansdom (Stephansdom), một nơi có ý nghĩa với Vienna tương tự như tháp Effel ở Paris vậy.

Ở đất nước Bangladesh, trong tháng nhịn ăn, khi nhìn thấy những người nghèo của đất nước này, Nguyễn Phan Quế Mai đã không khỏi thương xót cho họ:

Trên đường phố thường có nhiều người nghèo làm các công việc chân tay như đạp xe lôi, đập đá để rải đường… Trong cái nắng thiêu đốt của mùa hạ, họ

chẳng thể uống nước. Cuộc sống vì thế như một cỗ xe chầm chậm dần lại vào

những buổi chiều khi con người ta đã đói và khát vì nhịn ăn cả ngày, nhưng

những người nghèo phải gồng lưng kéo cỗ xe đi. Họ vẫn phải làm để có đủ tiền

ăn, nhất là trong tháng Ramadam, thực phẩm đắt đỏ hơn, và bữa ăn chiều Ifta phải được chuẩn bị thịnh soạn hơn. [24;42].

Ở đất nước còn nhiều khó khăn này thì vẫn còn rất nhiều người nghèo khổ phải lao động cực nhọc để kiếm tiền trang trải cuộc sống, và đối với họ, tháng nhịn ăn đã trở thành gánh nặng, khiến cho đôi vai họ càng trở nên gầy guộc hơn.

Trong một chuyến đi du lịch cùng gia đình, trên mảnh đất Bangladesh ấy, tác giả của cuốn sách Từ tuyết đến mặt trời đã thu nhận vào tầm mắt mình về đời sống của những con người nơi đây:

Trôi qua chúng tôi cảnh những con người chân lấm tay bùn tắm gội, giặt giũ,

vo gạo, rửa rau, chài lưới… trên cùng một dòng sông. Bên những dòng sông đó,

tôi đã thấy những đứa trẻ thơ ngây lặn ngụp và hàng tre của một đất nước xa xôi nhưng gần gũi, êm đềm tỏa bóng xuống dòng sông. Và tôi chợt nhớ quê hương

thắt lòng, như lời thơ Tế Hanh: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước

gương trong soi tóc những hàng tre…” [24;69]

Đời sống của những người dân nơi đây êm đềm và thanh bình đến nao lòng. Chính điều đó đã khiến cho tác giả có cảm giác như đang được đứng trên chính mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình vậy.

lớn. Cạnh nhà thờ chính thành phố Brussels luôn có nhiều người vô gia cư với một túi đồ bên cạnh, nằm ngủ ở ghế đá công viên... Đây là thành phố giàu có, thịnh vượng, là thủ đô của châu Âu, nhưng di dân lại là những tầng lớp nghèo nhất. Họ làm công việc nặng nhọc như bốc vác, hay là chọn công việc dọn nhà vệ sinh công cộng để chờ đón tiền boa của những vị khách.

Cuộc sống của người dân bản địa thì hết sức sung túc, êm ấm nhưng đằng sau đó là cuộc sống của những người nhập cư mà Ngô Thị Giáng Uyên tận mắt chứng kiến đã khiến cô không khỏi xót xa, thương cảm:

Ở đây một thời gian, vào những đêm thức khuya viết bài cho khóa học ở trường, thỉnh thoảng tôi lại nghe ngóng chuỗi tiếng ho khan trong đêm tối. Sau

mới biết của những người lang thang nằm phía sau lưng nhà chúng tôi, những kẻ

di gan nay đây mai đó ngủ màn trời chiếu đất trong giá lạnh. Thế mới biết ngay

cả trong lòng một nước tư bản phát triển vẫn tồn tại những thân phận hèn mọn

đáng thương. Các bạn cùng nhà tôi nhăn mặt "tại họ, việc học được chính phủ

tài trợ cả nhưng lười biếng không muốn học hành, không muốn lao động, cũng

không muốn vào ở trong shelter thì phải chịu thôi. Bọn này lừa đảo lươn lẹo lắm,

có gặp ngoài đường Uyên phải cẩn thận". Tôi không biết họ lừa đảo lươn lẹo đến

mức nào, nhưng cứ giữa khuya học bài nghe những tiếng ho ngoài trời giá buốt

lại thấy lòng xốn xang thương thì phải chịu thôi. Bọn này lừa đảo lươn lẹo lắm,

có gặp ngoài đường Uyên phải cẩn thận. [24;97]

Ở Paris hoa lệ, cuộc sống của con người hết sức xa hoa, sung túc nhưng đằng sau đó là số phận của những con người bất hạnh. Điển hình là hình ảnh bà cụ tự xưng là Ma-đàm Petit:

Khi từ trụ sở tập đoàn Sanofi-Aventis mà tôi đang làm việc trở về, tôi đã ngỡ

ngàng nhìn thấy một bà lão gần chín mươi tuổi sống một mình trên một chiếc xà

lan có mui. Bà cụ nói mình là Ma-đàm Petit, chồng chết nhiều năm, không con

cái, không người thân, không ai quan tâm chăm sóc. Bà âm thầm chống chọi với sự cô đơn, với cái rét mùa đông, với cái nóng mùa hè, với tiếng động bất an trong đêm khuya, với những cơn bệnh không tên của người biết mình đã gần về

với Chúa. Vài ngày một lần bà già phải leo từ xà lan ra đường phố để mua thức ăn. Có những ngày mực nước xuống thấp hơn con đường, bà loay hoay mãi không leo ra được, đành buồn rầu ngồi chờ không biết chừng nào mới có thể

thoát ra. Tôi không hiểu nổi tại một khu phố với nhiều tòa nhà cao tầng của hàng

trăm công ty, tại con sông Seine trứ danh vắt ngang Paris, tại một thu đo của đất nước đề cao những giá trị con người lại có một Ma-đàm Petit tồn tại như thế.

[48;26]

Cuộc sống của người dân hết sức sôi động bởi sự tham gia của sinh viên và thanh niên, những con người trẻ luôn nhiệt tình đã được Dương Thụy kịp ghi lại:

Những ngày cuối tuần, sinh viên lao vào khu phố cổ Carré đông nghịt để nhảy

nhót, đàn hát, ăn uống, tổ chức những trò chơi phong phú như hóa trang, vũ hội, đố vui… Họ đùa giỡn ầm ĩ, kéo nhau rồng rắn diễu hành khắp thành phố kể cả vào mùa đông lạnh giá. Khi người ta trẻ, dù nhiệt độ có xuống đến mức âm cũng

chẳng bận lòng. Rồi những tháng ngày xuân-hè, nam thanh nữ tú lại hiện diện

khắp nơi theo những lễ hội âm nhạc, ngày Francophonie (ngày nói tiếng Pháp),

ngày quốc khánh Bỉ, ngày nhà vua và còn biết bao ngày lễ mà tôi không tài nào

nhớ nổi. Chỉ biết rằng vào những ngày đó, các sân khấu đặt ở ngoài trời, ca sĩ từ

chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp và cả nghiệp dư cùng cống hiến nhiệt tình

những bản nhạc sôi động làm nức lòng giới trẻ. Chúng tôi cùng nhún nhảy bên

nhau dù chẳng hề quen biết. Cùng nắm tay ngước nhìn bầu trời đầy sao và chiêm

ngưỡng những đợt pháo hoa đẹp như những giấc mơ thời thơ ấu. [48;265]

Thế nhưng, nhà văn của Venise và những cuộc tình gondola cũng đã kịp nhận thấy nét tĩnh lặng của cuộc sống người dân nơi đây:

Dù Liège trẻ trung, sôi nổi và hoạt động không ngừng, thành phố này cũng có

những “khoảng lặng” đáng trân trọng. Tôi đã từng lang thang buồn rầu vì bị…

thi lại. Trên những bước chân vô định của mình, tình cờ tôi nhận ra những con

hẻm bình yên, những nấc thang xám khiêm nhường, những vách tường đỏ phủ

rêu phong. Và, tiếng chuông ngân lên đâu đó của một nhà dòng ẩn mình trong

Ở đất nước có những cuộc tình gondola lãng mạn nhưng lại chứa đựng hai thái cực đối lập nhau của cuộc sống: “Rời Venise với sóng nước dập dìu, tôi rơi ngay

vào một thái cực khác của nước Ý để thấy rằng nơi đây là một cuộc sống vô cùng

đối lập giữa giàu sang tột độ và nghèo khổ tột cùng.” [48;365]

Hai mặt trái ngược nhau của cuộc sống người dân Ý còn được Dương Thụy viết rất kĩ. Một người dân Ý cho biết, có đến 40% người Ý tự nhận mình tài giỏi và giàu có, họ yêu bản thân và cuộc sống hiện tại nên chẳng đắn đo mấy khi chi hơn 50% thu nhập cho những thứ không mấy bức thiết như quần áo, giày dép thời trang, du lịch nước ngoài, nhà cửa (nhà thứ hai ở ngoại ô chỉ để nghỉ hè).

Phụ nữ ở Milan ăn diện hơn hẳn các bà chị láng giềng xứ phồn hoa Paris.

Trong khi các Parisienne chỉ dám tiêu xài tính toán vào các khoản thời trang,

qúy cô Milan “chịu chơi” hết biết với khẩu hiệu muôn đời của dân Ý “La

dolce vita” (cuộc sống tươi đẹp). Tại sao phải tằn tiện cho tương lai khi hiện

tại cuộc sống quá đẹp cần được ta hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất? Thế

nhưng cuộc sống không hề tươi đẹp với rất nhiều người Ý còn sống trong mức

nghèo khổ. Ở những vùng miền Nam nước Ý hoặc chính tại thành phố xa hoa

Milan, vẫn còn đó rất nhiều người làm việc quần quật 10-12 tiếng một ngày.

Những cậu bé đánh giày ngoài phố, những người mẹ lao công kiếm tiền gởi về

quê nuôi con ăn học, những người anh lái taxi phụ giúp gia đình mưu sinh vất vả. [48;376]

Bên cạnh đời sống của người dân ở khía cạnh vật chất thì các tác giả cũng hướng cái nhìn của mình về nhịp sống của họ. Dó có thể là nhịp nhanh, chậm, hối hả, tất bật hay lầm lũi của những người lao động nghèo khổ.

Cuộc sống của người dân nới xứ sở chuột túi đã được tác giả Trung Nghĩa phản ánh một cách hối hả, tất bật nhưng rất chân thật bởi một ngòi bút đầy trách nhiệm: Dậy đi dậy đi, những ô cửa tầng cao, những cửa hiệu bánh mì kebap Thổ Nhĩ Kì nghi ngút mùi thịt hun, những quán cà phê hè phố buổi sớm thơm phưng phức, những cửa hàng rau cải phố Tàu xôn xao… Dòng người ngược xuôi băng qua những dãy phố hun hút dài, rồi đổ dồn đứng đợi tín hiệu đèn xanh nhấp nhày qua

đường. [27;84]

Khi đến với đất nước Gabon, Phan Quang nhìn thấy đời sống của người dân nơi đây không giàu sang nhưng cũng không ở mức nghèo đói, mà cuộc sống của họ dễ chịu và thanh nhàn. Nhà báo tận mắt mình chứng kiến: “Còn đời sống của người

dân thường chắc không đến nỗi quá nghèo, nhưng nếu tin theo lời những người nước ngoài đang sinh sống ở Gabon mà tôi có dịp trò chuyện thì thực phẩm cơ bản

của họ hằng ngày vẫn là củ sắn (mì) và quả chuối xanh luộc chín” [34;79] nhưng

tôi không hề nhìn thấy cảnh ăn mày. Dịch vụ xã hội khá tốt. Dọc bãi biển, vài chiếc

xe tư nhân kiên nhẫn đỗ chờ khách du lịch – chắc là người chủ xe tranh thủ làm thêm. Dưới bóng râm của rặng bàng, những chiếc xe đẩy bán đồ giải khát bình dân: nước dừa, nước ngọt đóng chai, bia, coca,.. với vẻ thanh nhàn, dễ chịu.”

[34;80]

Trần Bạch Đằng đi tham quan các khu phố cổ của Singapore. Nhiều nhà còn lụp xụp, tồi tàn, có những nhà lợp bằng giấy dầu, chưa xây lại, chỉ những người Mã Lai và một số người Hoa nghèo sống tại đây. Trên đường, thỉnh thoảng tôi gặp vài

người đẩy xe cút kít hoặc đạp xe ba gác, số lượng không nhiều, đời sống của họ còn

khó khăn, tuy tỷ lệ thấp. [7;29] Cuộc sống của những người nhập cư vẫn còn khó

khăn nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp, đã cho thấy rằng mức sống của người dân đảo quốc sư tử cao như thế nào.

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)