Vẻ đẹp của một đất nước trước tiên được thể hiện ở cách thức tổ chức xã hội. Đó là về mặt nhà nước với các cơ quan chức năng, cũng như những chỉ số phát triển con người.
Tới nước Bỉ, Ngô Thị Giáng Uyên đã nói về tình hình tổ chức xã hội ở nước này một cách nhanh chóng và cụ thể.
Tên của thủ đô nước Bỉ (Brussels trong tiếng Anh, Bruxelles trong tiếng Pháp,
cũng là ngôn ngữ chính thức ở đây) bắt nguồn từ Broekzele, nghĩa là “ngôi làng trên đầm lầy”. Từ thế kỉ thứ VI trở đi, dưới thời hoàng gia Habsburg thành phố
phát triển nhanh như thổi và cùng với The Hague thay phiên làm thủ đô của Liên
hiệp Vương quốc Hà Lan trước khi thành thủ đô của nước Bỉ độc lập vào thế kỉ
XIX. Ngày nay, có người rất tinh tế cho rằng Brussels là hiện thân của Bỉ: khiêm
tốn, tự tin những không bao giờ cố gây ấn tượng. Với trụ sở chính của Liên minh
châu Âu EU và khối NATO đặt ở đây, có lẽ Brussels bị “mang tiếng” là trung
tâm nhàm chán và quan liêu cũng vì vậy. Tôi buồn cười nhớ lại năm ngoái, lúc nước Anh đang sôi sục bầu cử thủ tướng. Đảng bảo thủ Conservative kêu gọi
Nếu bạn không muốn Brussels sai bảo,hãy bỏ phiếu cho Conservative để thu hút
những cử tri nào cho rằng nước Anh mất đi bản sắc riêng do lệ thuộc quá nhiều
vào EU. Tương tự, khi Hà Lan theo gót Pháp không thông qua Hiến pháp châu
Âu (European Consitution) của EU, một anh chàng Hà Lan đã phát biểu trên
diễn đàn của BBC: “Là người châu Âu đích thực không có nghĩa rằng chuyện gì
cũng nghe lời Brussels. [51 ;301]
Trong cuốn Từ tuyết đến mặt trời, Nguyễn Phan Quế Mai khi đặt chân đến Buhtan là “xứ sở thần tiên”. Theo khảo sát của đại học Leicester (Anh), Buhtan là
nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất châu Á, và cao thứ 8 trên thế giới.
Đại Công quốc Luxembourg là một trong sau thành viên đầu tiên lập nên khối
Liên minh châu Âu EU, nằm lọt giữa Bỉ, Pháp và Đức. Với diện tích nhỏ xinh,
chỉ vỏn vẹn 2.586km2, đất nước trải dài từ Bắc chí Nam tổng cộng 82 km và từ
Đông sang Tây gói gọn trong 57km. Thế mà ngạc nhiên thay, km2 Luxembourg
không bị những nước láng giềng to lớn “ăn mất”. Ngược lại, công dân của
những nước láng giềng ấy hằng ngày phải đáp xe lửa hoặc lái xe hơi đến
Luxembourg làm việc. Có đến 130.000 người nước ngoài ngụ ở sát biên giới
sang làm việc mỗi ngày. Dân Pháp chiếm đông nhất, đến 52%, kế đến là Bỉ với
27% và Đức với 21% (theo thống kê vào cuối năm 2006). [24;318]
Ở Luxembourg: “Người dân ở đây có tiếng nói nước mình, gọi là tiếng
Luxembourg. Nhưng họ cũng nói tiếng Pháp và Đức rất trôi chảy, gần như tiếng mẹ đẻ và đây cũng chính là hai thứ tiếng dùng trong văn bản hành chính. Ngoài ra, có đến 15% dân ở đây nói tiếng Bồ Đào Nha do lượng nhập cư từ Bồ Đào Nha sang khá đông. Tuy có nhiều thứ tiếng nhưng trên các bảng chỉ tên đường, các bảng biểu
quảng cáo, bảng hiệu…, đa phần đều dùng tiếng Pháp.” [24;320]
Về tổ chức xã hội của Úc, trong cuốn Chia tay trên sông, tác giả đã viết rất rõ và thể hiện được sự am hiểu của mình về đất nước này. Mãi mãi, Úc vẫn là một thành viên của Khối Thịnh vượng chung của xứ sở sương mù: “Nước Australia,
theo Hiến pháp, là một liên bang nằm Khối Thịnh vượng chung của Anh, và cho
đến nay, Australia vẫn tôn vinh Nữ hoàng Anh quốc là nguyên thủ quốc gia của
mình; nữ hoàng cử một vị thống đốc toàn quyền thay mặt bà đứng đầu nhà nước
Liên bang Úc.” [34;221]
Mãi đến đầu thế kỉ hai mươi (1901), Australia mới tách khỏi vương quốc Anh để lập thành một quốc gia tự trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nó vẫn gắn bó với xứ sở sương mù.
Khi ở đất nước Mexico, Trần Bạch Đằng đã có cảm nhận khác, bằng mắt, để đưa ra sự so sánh, liên tưởng giữa xứ người và nước ta: Cảnh sân bay quốc tế
Mexico City hỗn độn hơn Tân Sơn Nhất của ta – những người chực sẵn ngay phòng đợi, mặc kệ anh đồng ý hay không, mang hành lý anh ra xe và sau đó buộc anh chấp nhận giá biểu về nơi mà anh cần đến. Trước khi sang Mexico, bà con ta ở Montréal dặn tôi nhiều lần: không nên đi chỗ vắng, dễ bị trấn lột; xuống sân bay coi chừng bị “bắt cóc”… Có thể bà con ta quá lo, song cũng không xa sự thực bao nhiêu. [7 ;62] Với đôi mắt nhìn đời sâu sắc cùng với những chín chắn trong suy nghĩ, tác giả đã cho chúng ta thấy được sự liên tưởng đáng ngẫm như thế.
Tất cả đã cho chúng ta thấy được tổ chức hành chính của các nước. Một đất nước có phát triển hay không cũng tùy thuộc vào việc tổ chức này.