Những cảnh sắc thiên nhiên và công trình kiến trúc 1 Vẻ đẹp của thiên nhiên

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 46 - 54)

2.2.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên

Xưa nay, thiên nhiên đã đi vào thơ ca của thi nhân với những hình ảnh diễm lệ, đầy màu sắc và sức sống. Cuộc sống của con người luôn luôn gắn liền với thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành người bạn đường thân thuộc của con người. Dù đi đâu, chúng ta cũng thấy thiên nhiên luôn hiện hữu quanh mình. Trong những cuốn du kí được nghiên cứu cũng vậy, thiên nhiên luôn hiện hữu ở những nơi có dấu chân của các tác giả.

Trong cuốn Bên mộ vua Tần, đó là hình ảnh khói lúc nào cũng có thể bốc lên mờ mịt thức mây bất cứ ở địa điểm nào chứ không chỉ là “ Khói Cam Tuyền mờ mịt

thức mây”. Khi nói về địa danh Hàng Châu, nhà báo Phan Quang ấn tượng với cảnh

vậy nơi đây của thiên nhiên thanh thoát, đó là thiên nhiên huyền diệu:

Cách đỉnh cao nhô lên khỏi các rừng cây cổ thụ ở Hàng Châu phần lớn là

những ngôi tháp cổ mờ ảo dưới sương trắng…. Ấn tượng trước nhất và choáng

ngợp mắt du khách đến thành phố này là màu xanh cây cỏ và nét uốn lượn thanh

hương kín đáo của hoa quế. Mùa thu là mùa hoa quế nở rộ mà Hàng Châu là thành

phố quế hoa nổi tiếng Trung Quốc từ xưa với quế hoa trong văn chương và hoa quế

ngoài cuộc đời.[33;7]

Tác giả còn so sánh ánh trăng thu ở nơi đây và Hà Nội của nước nhà, trăng ở đây không sáng bằng trăng thu Hà Nội, nhưng nó lại tạo nên cảm giác dịu dàng, hư ảo cho đêm Tây Hồ [33;7]

Đến với trời Âu cùng Ngô Thị Giáng Uyên trong những câu chuyện kể, chúng ta sẽ bắt gặp vẻ đẹp của bông hoa hồng- biểu tượng cho tình yêu:

Những ngày năm trước, buổi sáng dậy sớm đi bộ tới trường cách nhà gần bốn

cây số, mấy cây táo trụi lá qua mùa đông đầy sương mù và giá rét nước Anh “một

sớm kia rất hồng”, hoa nhỏ xíu mỏng tanh rung rinh chào tôi, để rồi đến tháng tám,

tháng chín đậu trái lúc lỉu đỏ au cho người chút ngọt lành. Trên đường tôi đi mỗi

sớm băng qua công viên đầy những bông hoa có cái tên ngộ nghĩnh hoa cốc bơ

(butter - cup) mọc hoang, vàng óng tròn xoe nở bông kẹp trong những ngón tay đi

cùng để trước khi vào lớp cất vào ba lô đeo vai. Một ngày nọ tôi băng qua công viên đến trường như thường lệ, thấy người ta mang xe đến xén cỏ định kì, lũ hoa cốc bơ của tôi bị dứt khỏi. [51;24]

Khi bước tới thành phố York – thành phố Anh nhất của nước Anh, tác giả của

Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương đã kịp thu vào tầm mắt mình những đồng

cỏ xanh mướt trải dài hoa dại li ti nở trắng, những ngọn núi cao. Hình ảnh thiên nhiên ấy đã mở ra một bức tranh màu trắng sáng trong cùng với sự kì vĩ của nhựng ngọn núi. Hẳn rằng, với thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, khi rời xa chốn này, cô sẽ không bao giờ quên thành phố Anh nhất của nước Anh, cùng những quán rượu kiểu Anh rải rác dọc hai bên đường.

Ở Southampton, nơi ở của Ngô Thị Giáng Uyên được mô tả với công viên đối diện nhà cô xanh mướt cỏ và có rất nhiều cây lớn tỏa bóng xuống băng ghế gỗ sần sùi. Đây là nơi nhận thấy bốn mùa đi qua rõ rệt nhất:

Lúc chúng tôi mới dọn vào lá trên cây mới bắt đầu ngả vàng lốm đốm,

bước chân qua, tôi thích bước vào hất lá khô nghe xao xác. Có loại cây lá nhỏ

và tròn mỏng mảnh, khi thu về lá vàng mướt như hoa trên cành và rắc đầy lối

đi. Cảnh vật giống hệt trong bức tranh "Mùa thu vàng", với những hàng cây lá vàng ươm như vừa được phết một lớp sơn mới nhất là khi chúng tôi "bỏ phố

về rừng" đi lang thang vùng New Forest cách nhà vài dặm. Mùa đông, mới ba

giờ chiều trời đã tối mịt, cây trụi lá vươn những cành khẳng khiu lên nền trời

xám nặng trĩu đặc trưng mùa đông nước Anh. Buổi sáng thức dậy, dù trong

nhà đã có máy sưởi vẫn thấy sương giá phủ trắng mờ ô cửa kính, con đường chúng tôi đi học sương muối đọng đầy trên cỏ như ngăn đá tủ lạnh bị đông

tuyết. May mà có những cây thường xanh (evergreen), loài cây luôn xanh ngắt

suốt bốn mùa như cây holy lá xanh răng cưa quả tròn đỏ thắm đến dịp Noel

lại được làm thành những vòng hoa trang trí trước cửa nhà, nếu không có lẽ

không gian sẽ ảm đạm biết bao! [39;28]

Bốn mùa, sự thay đổi kì diệu ấy không thể được diễn ta một cách chi tiết nêu như không có một tâm hồn tinh tế cùng đôi mắt quan sát tỉ mĩ của tác giả.

Kênh đào và dòng sông trong veo không còn là đặc điểm xa lạ, khi nhận biết của thủ đô Hà Lan và nó đã trở thành một điều dễ dàng được nhận ra. Khi đến với thành phố Amsterdam, tác giả của cuốn cuốn du kí đặc sắc Ngón tay mình còn thơm

mùi oải hương đã thốt lên: ở Amsterdam đâu cũng gặp kênh đào và sông nước

trong trẻo nên thơ. Không gì bằng thong thả đi bộ dọc theo những quán cà phê vỉa

hè Amsterdam hai bên bờ kênh với những ánh nắng lọc qua tán cây rơi lốm đốm

xuống đường...[39;328]. Thiên nhiên nơi đây quả thật rất hữu tình và nên thơ. Có lẽ rằng, bao vần thơ diễm lệ cũng đã được khơi nguồn từ chính những hình ảnh khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu như thế này?

Ở Hy Lạp, cô cảm nhận được cả một thiên nhiên kì diệu và tuyệt vời với sự nhạy cảm vốn có. Ánh nắng đầu thu không quá gay gắt, tôi nằm cả ngày ngoài sân, hướng ra đại dương mênh mông phẳng lặng dưới đồi. Những cây ôliu trong sân đã đậu trái thon thon xanh ngắt, lá rì rào khi gió biển thổi thoảng qua. Bờ biển trải dài ngút. [51;352]

Đến với đất nước Buhtan, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai đã rợn ngợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây: “Xuyên qua những đám mây trắng, một vẻ đẹp hùng vĩ

trải rộng trước mắt tôi: những dãy núi trùng điệp cao chót vót, những vực sâu thăm

thẳm ẩn hiện dòng thác trắng xóa tỏa miên man. Một màu xanh mơn mởn, ngút

ngàn làm dịu đi tia nắng mặt trời” [21;10]. Cái vẻ đẹp của một không gian được

nhìn từ trên cao xuống, đủ cho người đọc thấy được nét hùng vĩ, hiểm trở của núi, của vực sâu và của thác nước. Nhưng rồi chính màu xanh của rúi rừng trập trùng ấy đã làm cho tia nắng mặt trời trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn.

Nguyễn Phan Quế Mai đã ở nhiều thành phố lớn nhưng chưa bao giờ cô có cảm giác được sống cùng thiên nhiên như ở Washington, DC. Mỗi ngày tác giả đều thấy những con nai mắt tròn ngơ ngác đến gặm cỏ trong vườn. Thiên nhiên ở Washington, DC luôn làm cô ngây ngất: những rừng lá xào xạc những dòng sông trong vắt, những con đường xanh mát bóng cây, những thảm cỏ mượt như nhung trên nền những tòa nhà cổ kính. Đến nỗi cô phải thốt lên: Người Mỹ thật là may

mắn vì họ được thiên nhiên hết sức ưu đãi. Một công viên bình thường đã có những

cây cổ thụ cao to như rừng nguyên sinh Cúc Phương. Và xung quanh khu dân cư có

rất nhiều khu vui chơi trẻ em, với những trò chơi thể hình thật hấp dẫn... [21;162]. Ở xứ sở Hà Lan, Quế Mai vút qua những làng quê thật thanh bình, những cánh đồng cỏ bát ngát, nơi những chú bò thong thả gặm cỏ trên nền những cối xay gió thong thả quay tròn, khiến cho tác giả cảm thấy háo hức được đến đây dù đã tới làm việc nhiều lần. Ở Hà Lan mả không đến vườn hoa tulip cũng là một thiếu sót lớn. Keukenhof là một thiên đường hoa: hàng trăm các loại hoa từ khắp nơi trên thế

giới hội tụ về đây khoe sắc cùng hoa tulip trên một đồng cỏ rộng mênh mông

[21;190]. Hoa ở đây là món quà tặng của trời đất và thiên nhiên, rực rỡ khoe sắc cùng hồ nước phẳng lặng và những vòm cây xanh... Thiên nhiên dường như được nhìn dưới con mắt của một người yêu đời và tràn đầy sức sống.

Dương Thụy khi viết Venise và những cuộc tình gondola đã rung động trước

cảnh vật thiên nhiên nơi đây: “Tôi đến ngôi làng Saint Rémy vào một buổi sáng mùa

cánh đồng hoa hướng dương đẹp rực rỡ, những con ve sầu râm ran ca, gió dịu mát

làm tung bay những sợi tóc.” [48;142]. Dường như, văn phong của Dương Thụy rất

nhẹ nhàng nên hình ảnh thiên nhiên qua con mắt của nhà văn cũng trở nên dịu nhẹ, nên thơ và bay bổng hơn.

Đối với Trần Bạch đằng, thiên nhiên của Hungari thật thanh bình:

Ánh nắng – của quý đối với các xứ lạnh – tráng cả vùng óng ả và khiến nước hồ thêm biếc. Những thuyền buồm no gió lượn ngang dọc. Mặt đất quanh hồ lay động bởi hàng nghìn, hàng vạn người phơi nắng. Từ bờ nam, nhìn sang bờ bắc, nhìn ngược về đông, nhìn xuôi về tây, Balaton được viền bằng những thị trấn,

những ngôi nhà đẹp, có những ngôi nhà cheo leo sườn núi. [7;54]

Thiên nhiên đối với họ không chỉ là cảnh vật mà còn là nguồn cảm hứng để họ làm việc, nhà văn Dương Thụy đã tìm thầy hứng khởi từ khung cảnh thần tiên để sáng tác nên truyện ngắn đặc sắc của mình:

Trong khung cảnh thần tiên hạ giới đó, cảm hứng cho truyện ngắn Diên vĩ Provence (trong tập Bồ câu chung mái vòm) đã hình thành. Saint Rémy được bầu chọn là một trong những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp, nằm ở vùng Provence ấm áp đầy ánh mặt trời. Ngôi làng đặc trưng của Provence nói riêng và của miền Nam nước Pháp nói chung, được khách du lịch tìm đến bởi nhiều lý do.

[48;143]

Thiên nhiên thật là sinh động, gần gũi biết bao qua con mắt của Dương Thụy:

Bruges có những cánh rừng xanh mượt, hoa dại mọc hoang sơ, rêu phong bám lên

cây bao quanh thành phố [48;301]. Một cánh rừng với màu xanh bạt ngàn dễ dàng

thu hút du khách.

Viết về mùa xuân ở Sydney, Trung Nghĩa đã cảm nhận bằng tất cả những gì tinh tế nhất: “Những ngày mùa xuân đến Sydney là những ngày thành phố vẫy tay

chào tạm biệt mùa đông đã qua. Những cơn gió lạnh không còn thổi, những cành

cây trụi lá hôm nào chợt nhú mầm xanh, lá non bung ra vẫy gọi nắng sớm ban mai.

Trung Nghĩa nói về Blue Mountains xanh, thiên nhiên nơi đây xanh ngút ngàn, màu xanh như thống trị và tạo nên cảm giác dịu nhẹ cho cảnh vật, khiến tâm hồn con người trở nên thư thái hơn.

Nắng bắt đầu bao phủ lên các ngọn núi đá màu đỏ cam, song tiết trời vẫn

lạnh… Lối nhỏ dẫn xuyên qua những mảnh rừng xanh biếc, đường lúc thấp

lúc cao đi sâu vào thung lũng mang lại cảm giác thám hiểm hào hứng. Không khí trong lành mát rượi nên dù đi bộ gần chục cây số vẫn không cảm thấy mệt

lắm. Ngước tầm mắt nhìn đâu đâu cũng thấy màu xanh. Xanh lục của rừng

dầu nguyên sinh, xanh thẫm của rong rêu nơi thác nước, xanh lam của nền

trời không gợn mây. Chất dầu từ loại cây Eucalyptus mọc rất nhiều ở đây

khiến sương mờ phủ bao quanh vùng núi càng tạo nên một xanh thăm thẳm

cho đại vực. [27;22]

Trung Nghĩa cũng đã thả hồn mình cùng Sydney: “ Một buổi sáng nọ, trên đường đến trường tôi bỗng bất ngờ khi trông thấy một vài góc đường bỗng tím rực

lên bởi những bông hoa nở đầy trên những cành cây và rụng đầy nơi những lối đi

trong thành phố.” [27;46]. Một thiên nhiên được ưu đãi hết sức như thế, không lí do gì có thể ngăn cản bước chân bạn đến đây du học.

Với nước Úc xinh đẹp, tác giả Phan Quang đã phải nhận xét rằng: “Trời phú

cho lục địa rộng lớn này một cảnh quan tự nhiên vô cùng hùng vĩ và đa dạng, một

số lượng động vật và một thảm thực vật phong phú không mấy nơi trên thế giới

sánh bằng.” [27;221]. Đấy cũng chính là nét độc đáo riêng cuốn hút của Australia. Với Lê Thanh Hải, anh thấy rằng: “Mùa xuân hoa nở trong vườn đào trước

đợt kết trái, đẹp rực rỡ còn hơn làng đào cảnh Nhật Tân nhiều. Những bụi lipa

màu vàng bên lề đường từng mê hoặc nhà thơ - dịch giả Lê Bá Thự.” [11;45]

Ở xứ tuyết Ba Lan thì còn gì đẹp hơn những bông hoa tuyết, mùa thu có hoa tulip, và mùa đông thì đặc biệt là hoa tuyết. Không phải tuyết rơi lúc nào cũng thành hoa đâu, mà đa số là vụn nát, bám nhau thành từng cục to quất vào mặt người đi đường:

Nhưng có những lúc tuyết rơi nhẹ nhàng, heo hắt cùng ngọn đèn được, bay nhạt nhoà cùng ánh sáng ban ngày khuất ánh mặt trời. Đó là lúc bạn sẽ gặp hoa tuyết. Xòe bàn tay ra. Tinh thể nước bám vào nhau theo hình lục giác, nhiều mẫu dáng ngẫu nhiên. Rơi xuống tay bạn, rồi nhanh chóng tan ra vì hơi ấm cơ thể. Rồi lại một bông hoa tuyết nữa rơi xuống. Bạn có thể đứng ngắm cả giờ liền, bất động ngoài trời, hay dán trán vào cửa kính.[11;56]

Ở xứ sở hoa hồng- Bungari, ai nấy cũng phải sững sờ trước cảnh quan kì thú:

Sáng mùa hè mát như một ngày chớm thu. Làn gió nhẹ mang theo bàng

bạc trong không khí hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết của hoa… Cả một cánh

đồng mênh mông, một thung lũng nở rộ hoa hồng rộng hơn hai trăm hécta, đâu đâu cũng mau hồng phơn phớt chân chất của giống hồng thuần

chủng…nhìn từ xa, toàn cánh đồng bát ngát dịu dàng một màu hoa trinh

nguyên. [34;191]

Đến với xứ sở hoa anh đào lúc đã gần 6 giờ chiều, cảnh vật mà Trần Bạch Đằng thu vào tầm mắt đầu tiên là ngọn núi Phú Sĩ lừng danh. Phú Sĩ, dựa vào nền ánh mặt trời lặn, hiện ra hình thù khá rõ, tác giả thưởng thức nó từ mặt đông, cuối

xuân, chóp núi không còn trắng, toàn màu xanh nổi bật giữa tầng núi bao quanh. Chân núi là một thung lũng rộng đan xen nhà cửa, thị trấn, xí nghiệp, trục giao thông. Dáng vẻ Phú Sĩ gợi tôi ý nghĩa: miền thoát tục với tư thái thanh thản nhẹ

nhàng.[7;35] Và rồi mặt trời chìm từ từ. Phú Sĩ như được đèn rọi từ sau lưng, lộng

lẫy một cách kín đáo, nhuốm ít nhiều màu huyền bí với chiều cao vọt hẳn của mình, cổ quấn giải lụa mây nhẹ tênh. Hình ảnh ấy như luôn ám ảnh vào tâm trí của tác giả với dấu ấn thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thiên nhiên luôn ưu đãi với con người, cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú luôn làm lưu luyến những bước chấn của các tác giả. Nhờ ngòi bút tinh tế và giàu sức gợi, hình ảnh của thiên nhiên trong những cuốn du kí này luôn hấp dẫn đối với bạn đọc và với chính tác giả.

So với những tác phẩm du kí trên Nam phong tạp chí, chúng tôi nhận thấy có sự khác rõ giữa du kí hai thời kì về phương diện nội dung phản ánh. Ở những cuốn

du kí trên báo Nam phong, các tác giả không chỉ miêu tả vẻ dẹp thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mà còn làm rõ được những đặc trưng về địa lí của các vùng đất này. Theo chân tác giả Nguyễn Văn Bân tới tỉnh Tuyên Quang, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, mà còn ít nhiều biết được những đặc điểm địa lý nơi đây: “Hiện nay tỉnh Tuyên Quang còn có năm phủ, huyện, châu là: Yên Bình, Yên Sơn, Hàm yên, Chiêm Hóa và Sơn Dương; số dân đinh 8.591 người, số điền thổ 42.149 mẫu; số dân Mán là 1.532 nhà, số thuế chính cung cộng được 31.7900$99…”[31,333] (Bài kí phong thổ tỉnh Tuyên Quang).

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 46 - 54)