Giọng điệu giàu chất suy tư

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 97 - 112)

Trong những tác phẩm của mình, các tác giả cũng không khỏi có những băn khoăn, suy tư trước những vấn đề mà mình đi và thấy. Lê Thanh Hải đã từng đặt bút: "Tôi viết cuốn này là tưởng chỉ viết về Ba Lan, viết cho người đi du lịch Ba Lan (có sẵn bản đồ, địa chỉ liên lạc) nhưng thực ra, là viết về Việt Nam, để người Việt Nam đọc, nhìn đất nước Ba Lan và suy nghĩ về dân tộc mình, về chính bản thân mình, về bản sắc. Bản sắc không phải chỉ là vật thể, hay phi vật thể, mà còn là một con đường mà mỗi người đi qua", tác giả chia sẻ. Chính vì vậy, khi đọc đến những trang viết về Ba Lan, độc giả sẽ tự suy nghĩ về dân tộc Việt Nam, về bản thân mình, bản sắc dân tộc mình. Qua suy nghĩ thì cũng gợi lên được những ước mơ, những hoài bão lớn của lòng mình.

Cũng trong cuốn sách này, đối với tác giả của Wacsava thân yêu thì đâycũng là những trải nghiệm chủ quan của cá nhân tác giả. Nó thực hơn tiểu thuyết một chút, nhưng vẫn còn rất nhiều điều người viết chưa kiểm chứng, mà chỉ nghe kể. Nhưng chính nhờ thực hơn mà nó có thể chuyển tải nhiều suy nghĩ cá nhân hơn.

Những ấn tượng về đất nước thân thiện đã dược tác giả ghi lại bởi giọng văn đầy suy tư, trăn trở:

Rời Luxembourg cho một ngày ngắn ngủi thăm viếng, chúng tôi đem lên tàu về lại Bỉ những kỉ niệm thật trong lành. Một đất nước nhỏ bé thân thiện, một chiếc đá bắc ngang thành phố, những công viên tràn màu xanh yên bình, những dãy nhà xinh xắn bên bờ kênh lãng mạn, những con người cởi mở nói được nhiều ngôn ngữ, những chiếc lá vàng chao nghiêng cùng những cơn gió thu… Quá nhiều cho một ngày, quá đầy cho một nước, thân thương-dễ chịu-tuyệt vời. Tàu xình xịch đưa chúng tôi đi, tạm biệt Đại Công quốc Luxembourg, tạm biệt đất nước nhỏ xinh, tạm biệt những quả cầu đỏ trên ngọn đồi xanh. Yên bình-yên bình- yên bình… [34;329]

Đó còn là những dư âm, dư vị mà người đọc được gợi ra từ những trang viết của Trung Nghĩa. Giọng văn của Trung Nghĩa thật giàu sức gợi bởi chất suy tư cứ âm ỉ cháy trong từng câu chữ. Nổi bật lên đó là đoạn anh nói về ý nghĩa của bộ phim Chạng vạng. Điều này đã đánh trúng tâm lí các thiếu nữ thời hiện đại. Anh

bạn cùng lớp Edward càng tỏ ra bí ẩn, Bella càng quyết tâm khám phá con người ấy. Thiếu nữ như Bella giờ đây muốn chủ động, muốn làm chủ trái tim mình. Họ thích những ông bố yêu thương con cái nhưng không kềm kẹp hoặc tọc mạch mọi chuyện về quan hệ của con. Họ sẵn sáng chấp nhận yêu không tính toán như Bella khi bất chấp Edward nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm của anh, cô vẫn cương quyết:

Dù anh có là ai đi chăng nữa thì điều đó với em bây giờ không còn quan trọng.[27;73]

Chính vì lẽ đó mà khán giả rời rạp sẽ không thấy chuyện tình giữa Bella và Eward nhiều éo le lắm, dẫu có liên tưởng đến cặp Romeo và Juliett… Người xem ngẫm ra rằng, nếu cuộc sống luôn là những lựa chọn thì hạnh phúc sẽ đến với bạn, miễn là chính bạn có dám chọn và giữ gìn hay không. Bạn có dám đấu tranh với định mệnh hay không.

Vì thế, bất kể ta bất tử như Eward hay chỉ một kiếp người mong manh như

Bella, dòng người chỉ có ý nghĩa khi bạn biết sống vì một điều gì đó , sống cho một ai đó mà bạn yêu thương... [27;74]

Trong cuốn Bên mộ vua Tần, khi ghé thăm Trung Quốc, Phan Quang không

chỉ đưa độc giả cùng đến Vạn lý trường thành để cảm hoài về tiếng trống Tràng thành và thức mây Cam Tuyền (trong Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), suy ngẫm về những tương đồng và dị biệt giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Ông lên miền tây bắc thăm cố đô Tràng An, để “trầm ngâm bên mộ vua Tần”. Chơi thuyền trên “Tây hồ mùa thu”, ông gợi lại thơ các thi hào Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha thời xưa, rồi liên tưởng đến sự nghiệp và số phận các văn hào cùng quê ở đất Tây Hồ thời nay: Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Phùng Tuyết Phong… Ông thăm thú các thành phố nổi tiếng hào hoa và ăn chơi đất Giang Nam như Tô Châu, Hàng Châu: “trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô, Hàng”. Ông ngược lên vùng Tây Nam, ở thượng nguồn sông Dương Tử, nơi tướng Tưởng Giới Thạch từng đóng đại bản doanh thời chiến tranh chống Nhật, rồi lại xuôi hạ lưu Trường Giang thăm thành phố Thượng Hải, một mô hình của Trung Hoa thời toàn cầu hóa, và suy nghĩ về cái “tín hiệu” mà thành phố hiện đại này phát ra thế giới… Trong bộ ba tác phẩm

của mình, ông nói về những cảm nhận riêng, những so sánh cùng những khám phá cá nhân với sự hiểu biết, từng trải và bằng tri thức văn hoá nhân loại về những miền đất, những con người ở các nước ông từng đến, từng được tiếp xúc, đối thoại. Không ồn ào, không khoe khoang, những trang viết của ông giản dị, nồng ấm và chân tình đầy cá tính riêng của người viết. Ông không hề định “đúc kết”, “khái quát” hay kể lể “kinh nghiệm” theo kiểu người đến trước, kẻ hướng dẫn du lịch cấp thấp, mà luôn có ý mời gọi, gợi mở cho chúng ta cần phải đi, cần phải học hỏi những nền văn hoá khác, những cái hay của đất nước, dân tộc khác. Điều quan trọng hơn nữa là Phan Quang luôn trung thành với quan niệm, không một đất nước nào, dân tộc nào độc chiếm vị trí trung tâm, là “đẳng cấp” cao nhất trên cõi nhân gian này. Bởi nói như nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng người Đức Novalis, “Muốn hiểu mình, vừa phải là mình, đồng thời vừa phải là người khác”.

Đối với Trần Bạch Đằng, chuyến công du luôn để lại trong lòng ông những trăn trở khôn nguôi, nói đến người mà luôn nghĩ đến mình. Nhân câu chuyện ở nước bạn mà ngẫm đến nước ta. Không chỉ tác giả – người Việt Nam say sưa nhìn Phú Sĩ từ từ chìm trong bóng đêm – mà rất nhiều người Nhật hoặc kiên trì chờ đợi với máy ảnh kèm ống kính tầm xa để chộp lấy một số “pô” hoặc uống sake ngắm bằng mắt thường toà núi từng gợi hứng cho vô số tranh, truyện, nhạc…Dung dị thật, song gợi cảm. Trên xe, tôi nói với các bạn Nhật:

Quê hương kỳ lạ lắm, quê của các bạn với các bạn và quê tôi với tôi.

- Mỗi năm, tôi đến đây vài lần, chờ giờ phút này – ông Ishige, chủ tịch một

công ty bảo tôi – mặc dù đã lên đỉnh Phú Sĩ ít ra là ba lần.

- Ông chinh phục đỉnh Phú Sĩ? Tôi hỏi.

- Ồ! Chẳng phải chinh phục đâu. Số đông người Nhật lên đỉnh núi rồi. Mà, có

thể chinh phục thật bởi mỗi lần lên đến đỉnh, tôi yêu quê hương tôi hơn.

Tôi nghĩ: nước Nhật phát triển dữ dội phải chăng vì người Nhật giàu tình cảm như thế? [7;59]

Câu hỏi cuối cùng là một điều trăn trở không dứt của tác giả. Người dân Việt Nam chúng ta cũng giàu tình cảm như thế nhưng liệu dòng giống Lạc Hồng có phát triển được như người Nhật hay không?

Giọng văn trong những tác phẩm du kí đương đại này có nét gần gũi so với giọng văn của Phạm Quỳnh, đặc biệt là khi ông viết Hành trình Pháp du nhật kí.

Trong những buổi đi thăm các công trình, ông tìm hiểu và mô tả rất kỹ, có lẽ là tập nhật kí hành trình của nhà báo cần phải chính xác. Cái hay là đi cùng với sự tỉ mỉ chính xác ấy là những suy nghĩ của ông về dân về nước, về dân tộc, luôn trong tâm trạng trông người lại ngẫm đến ta.

Thái độ của ông đối với văn hóa là hết sức trân trọng, chỉ một việc đi thăm bảo tàng Louvre mà đã mấy lần ngần ngại như sắp vào một chốn thiêng liêng vì nơi đây là bao nhiêu cái tinh hoa của văn minh được sưu tầm đã mấy mươi đời, vì vậy ông đã dành rất nhiều thời gian để đọc, để xem các bức tranh, khảo cứu các bộ chỉ nam về Louvre, chuẩn bị sự hiểu biết để đủ tư cách đi xem viện bảo tàng cho thật lợi ích nhất. Ngày nay người đi du lịch tham quan nhiều lắm, nhưng không có nhiều người có được sự suy nghĩ, tìm hiểu để nâng cao nhận thức, hoặc giả là cũng biết được tối thiểu cái hay cái đẹp mà bao công sức con người sáng tạo ra, sưu tập lại, giữ gìn nó… bây giờ với các tour du lịch, đặc biệt là đi Trung Quốc, hướng dẫn viên phần lớn kể những truyền thuyết hoặc để đánh vào tâm lý mê tín, tham lam của con người mà chỉ ra nơi này thiêng, vật nọ hên để dễ bề móc túi những người hám lợi và nông cạn. Phạm Quỳnh đến Louvre ông ngậm ngùi nghĩ về sự chênh lệch trình độ, văn hóa kinh tế dẫn đến “cùng một kiếp người mà lại sinh ra giống khỏe giống

yếu… giống mạnh giống hèn, để ưu thắng liệt bại…”, bỗng dưng ông thấy khắc

khoải bồi hồi.

Đằng sau những trang viết nhẹ nhàng của Dương Thuỵ là những bài học về cuộc sống rất lý thú. Chị không hô khẩu hiệu, không nói trực tiếp nhưng bằng cách khéo léo chị luôn gửi tới người đọc những thông điệp đẹp. Cái nhìn lý trý luôn quan sát mọi vật giữa nhiều góc đọ như một Paris tráng lệ nhưng cũng phân hoá giàu nghèo, một Roma kiêu hãnh nhưng cũng lắm nạn trộm cắp hay những kinh nghiêm

chị trải qua để người đọc cảm nhận thấy bên cạnh những cảnh đẹp, chốn vui chơi cuộc sống còn nhiều điều để ta suy ngẫm như bà cụ cô đơn hay người khách đi cùng tàu metro ở Paris. Một cách tài tình chị khơi gợi và như gửi gắm đến bạn đọc "dù ở đâu thì tình người và những giá trị chân thiện mĩ vẫn là điều đáng trân trọng". Bên cạnh đó, qua những bài viết như Roma kiêu hãnh, Oxford của những toà tháp trong mơ, không học nổi ở Cambridge, Rennes thành phố của quảng trường....một cách nhẹ nhàng chị chia sẻ những giấc mơ của chị và quan trọng hơn là cách thực hiên ước mơ ấy. Vì thế Venise và những cuộc tình gondola không đơn giản chỉ là một

quyển du kí khiến người ta biết mơ ước mà còn giúp người đọc hiểu rằng "mơ thôi chưa đủ, còn phải biết thực hiện bằng hành động ". Điều ấy Dương Thuỵ đã làm được bằng tinh thần ham học hỏi phấn đấu hết sức mình cho tuổi trẻ.

So với tác phẩm du kí của giai đoạn trước, chúng ta dễ dàng thấy sự tương đồng trong giọng văn đậm chất suy tư của các tác giả hai thời kì khá xa nhau. Trong những ngày ở Pháp, Phạm Quỳnh đã dành nhiều thời gian quan sát ghi chép, nói là nhật kí nhưng là những bài kí sự ghi nhanh, bao gồm những nhận thức về người và cảnh, về nỗi niềm của một trí thức tâm huyết, có trình độ.

Những nhận xét của ông về vườn Luxembourg, về đại lộ Champs Élysée, điện Panthéon. Cái nhìn của ông đối với thầy trò người ta mà liên tưởng đến mình rất tội nghiệp. Đã mấy ai “dám vỗ ngực khoe” sự kém cỏi của mình, vậy mà ông viết

…Nhìn nét mặt của người sinh viên đó, như có cái hào quang của sự học, trong

lòng cảm phục cái chí cao của kẻ thanh niên nước Pháp, mà lại bùi ngùi cho cái công học dở dang của mình. Than ôi! mình không phải không có cái sự nhiệt thành

về sự học, nhưng mà sinh trưởng vào giữa buổi thanh hoàng, học không ra gì cả,

nho đã chẳng ra nho, tây cũng chẳng thành tây. Phàm sự học phải đến nơi đến chốn thì sở học mới điều hòa dung chuyển nhau, mà gây nên cái nhân cách thanh cao. Hễ còn dở dang, còn nửa chừng thì không ra con người gì cả… nói đến học tây thì chẳng qua học mấy câu tiếng tây để đi làm thuê, cũng tự biết còn thiếu thốn, muốn ra công học thêm, nhưng thầy đâu, sách vở đâu, ở trường thông ngôn ra, được học mấy ông hương sư ở tây sang, thế đã là tột phẩm rồi, nào đã bao giờ

được ngồi qua cái ghế của một trường Đại học, mà đã không được học đến bậc đó thì còn mong lập nên sự nghiệp gì về đường học vấn? Dở dang… dở dang, thôi mình đã đành, là một người dở dang. Mà cả nước mình cũng là một nước dở

dang…” [35;86]. Tâm sự của ông đứng trước bậc thềm đại học của người ta mà bùi

ngùi cho sự dở dang trong học hành của mình, nghĩ được như thế chẳng phải đáng quí lắm sao. Có lẽ do biết mình nên ông chịu học hỏi, chịu quan sát, chịu đọc sách mà ông trở thành một học giả lớn của nước ta. Tiếc thay những người tự nghiêm túc nhìn mình như thế xưa đã hiếm, nay càng hiếm, hiếm lắm thay. Giá như các trí thức thời nay của chúng ta (tất nhiên là một số), có một chút thực thà. Với chính bản thân mình để tự học, để tự biết mình làm cái gì, có ích cho ai, chứ không phải vì một chức danh, không phải vì học hàm thì nước ta đã tiến xa được hơn bây giờ chăng?

3.3.2.2. Giọng điệu giàu chất trữ tình

Trong những tác phẩm du kí đương đại, ngòi bút của các nhà văn đậm chất trữ tình, sâu lắng. Tình cảm của người viết dù lúc ẩn, lúc hiện nhưng, luôn có mặt trong những tác phẩm.

Ngô Thị Giáng Uyên khi đi đến với nước Áo đã không khỏi bùi ngùi mà viết nên những dòng văn hết sức tình cảm. Còn gì mượt mà hơn: “Tôi thích cảm giác mới mẻ này, cảm giác ngày cuối năm ở một nơi lạ, không có gì phải lo nghĩ, muốn đi đâu, làm gì cũng được. Có lẽ tất cả du khách đang đội mũ ấm trùm kín tai hớn hở đến thăm lâu đài Schloss Schonbrunn lộng lẫy, có hình trang trí dạng cuộn sơn son thiếp vàng, những hình vẽ frescoes bay bướm trên tường và đèn treo pha lê lóng lánh; hay phố Do Thái Judenplatz với giáo đường cổ; hoặc xuýt xoa uống cà phê Vienna nóng bỏng có lớp kem tươi mịn màng trong những Kaffeehauser ấm áp khi bên ngoài gió lạnh tím tái môi. Chúng tôi là những người hiếm hoi đến sông Danube vắng vẻ ở ngoại thành Vienna, khi mưa phùn mùa đông bay lất phất và gió thổi từ mặt sông xuyên qua mấy lớp áo run lẩy bẩy. Con thuyền độc mộc bằng gỗ xù xì neo cạnh bờ vắng lặng, đàn thiên nga bơi im lìm như những nàng công chúa cô đơn bên lau sậy mùa đông, vừa bơi vừa ngước nhìn nền trời xám. Daniel cười: “Không đẹp như bài hát phải không? Sắp phải về rồi chứ không lần sau mình ra

ngoại ô xa nữa, ở đó sông rộng, đẹp lắm”. Câu nói làm tôi mường tượng ngay đến những ngôi làng xinh đẹp vùng Wachau và thung lũng sông Danube lãng mạn yên bình, với rặng núi xanh thoai thoải và vườn nho trải dài trên sườn dốc đứng bên dòng sông lững lờ trôi qua những tu viện, giáo đường, lâu đài và dấu tích thành quách xưa.” Quả đúng là giọng văn đặc trưng của Ngón tay mình còn thơm mùi oải

hương.

Đôi khi, đọc xong một đoạn trong sách, người ta gấp sách lại, miên man suy nghĩ về những điều mình vừa đọc được. Vì nó vừa gợi nhớ một điều gì đó rất gần với suy nghĩ của mình, nó nhắc nhớ một kỷ niệm hoặc nó làm sống dậy một ý tưởng trong cuộc sống hằng ngày. Đó là trạng thái rất dễ gặp khi đọc Sydney yêu thương

của tác giả Trung Nghĩa. Những trích đoạn rất ngắn, những ghi chép tưởng chừng là rất đỗi bình thường của một tác giả thích lang thang, thích hỏi han và thích suy ngẫm về những điều mình đã nghe, đã thấy, đã cảm nhận, bỗng trở thành có duyên lạ lùng, hấp dẫn lạ lùng với người đọc.

Trong cuốn du kí Chia tay trên sông, nhà báo lão thành Phan Quang đã diễn

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 97 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)