Hồi kí là những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Theo Lê Bá Hán và Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì hồi kí là “Một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.” [42;152]. Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật kí, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi kí có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết. Hồi kí thường khó tránh khỏi tính phiến diện, và ít nhiều chủ quan của thông tin, tính không đầy đủ của sự kiện, song nội dung của nó lại do sự diễn đạt sinh động trực tiếp của cá cá nhân tác giả lại có một giá trị như là một tài liệu xác thực đáng tin cậy.
Nhiều cuốn hồi kí thời kì đổi mới là tác phẩm văn chương thực thụ chứ không dơn thuần chỉ là hồi tưởng, ghi chép, tường thuật sự kiện. Trong Hồi kí Đặng Thai
Mai, ngay từ những dòng vào đề tác giả đã trình bày những suy tưởng bằng giọng văn triết lí mà không ít chất thơ, giàu hình tượng: “Một bóng dáng đã lu mờ trên cuộn băng xám xịt của những năm tháng đã trôi vào vào quá khứ để không bao giờ về lại nữa…Một con người bé tí giữa cõi đời mênh mông trên cả hai mặt phẳng không gian và thời gian. Những vết chân đã phai nhạt từ ngày nào trên những chặng đường dài dằng dặc không hề có lấy một cột mốc…”
Các hồi kí của Tô Hoài cuốn hút và hấp dẫn ở không gian thơ mộng như thực như hư của miền kí ức với giọng kể “con cà con kê” mà hóm hỉnh, đầy ma lực như lời kể của những “già làng”. Trong dòng hồi ức khi mờ khi tỏ, hình ảnh những bạn văn hiện lên sắc nét dần qua những chi tiết bộc lộ chính xác cái thần thái của từng người: một Nguyên Hồng chất phác, yếu đuối mà nhiệt thành; một Nguyễn Tuân tài hoa, sang trọng mà ngang tàng, kiêu bạc; một Xuân Diệu cẩn trọng, chi li trong đời
sống thường ngày nhưng luôn say đắm, khát khao trong cô đơn, nhớ thương và chờ đợi. Qua những trang văn viết về bè bạn, người đọc cũng cảm nhận được rất rõ hình ảnh một Tô Hoài “tinh quái” mà hết sức tinh tế trong văn chương.
Hồi kí có tính chất hướng ngoại, nhằm mục đích giãi bày, bộc bạch, thú nhận với người khác. Tất cả những tâm tư, tình cảm mà các tác giả thể hiện qua trang sách du kí cũng nhằm mục đích giãi bày nhửng tâm sự của mình. Đó là Phan Quang với những chuyến đi đến Trung Quốc, bâng khuâng bên mộ vua Tần, hay một chút thơ thẩn Paris, rồi lại chia tay trên sông, tạm biệt những nước mà mình đã đến. Mỗi vùng đất đều để lại cho ông nhiều dư âm, nhiều kỉ niệm đáng nhớ cùng những câu chuyện đầy hấp dẫn mà cũng chứa chan tình cảm cũng như chất suy tư, triết lí. Đó cũng không phải là điều ngoại lệ với những cây bút du kí khác. Những câu chuyện đó dã diễn ra và tác giả tường thuật lại với mục đích trải lòng,
Là một du học sinh, Trung Nghĩa đã xao xuyến, bâng khuâng, nhớ nhà, nhớ quê hương: Tôi thích Sydney trong những ngày đông với những cành lá khô trụi lá nép bên những mái ngói nhà thờ cổ. Cảnh vật buồn và hiu quạnh, như cảm giác trong lòng mọi du học sinh xa nhà rồi sẽ trải qua. Nhưng có thời khắc nào đặc biệt
hơn lúc vạn vật chờ đợi phút giao mùa? Nhất định mùa xuân sẽ đến với bạn. [27;9]
Nhà văn vẫn còn ngờ ngợ khi viết ra những dòng như thế này, có thể đó là chi tiết mà tác giả không nhớ hay tự thêm vào: Tôi nhớ rằng mình đã có một giấc mơ
rất đẹp: chân trần chạy giữa cánh đồng hoa tulip và dưới những chiếc cối xay gió đang quay tròn. Nhưng những người bạn có mặt đêm ấy cứ khăng khăng bảo rằng họ đã nghe tôi, dõng dạc trong giấc ngủ, ra lệnh rằng hãy mua cho tôi năm kí lô cá
herring với thật nhiều hành tươi [21;191]. Nguyễn Phan Quế Mai đã từng mơ hồ
như thế.