Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 40 - 46)

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của 3Tcon người3T được hình thành trong quá trình 3Tlịch sử3T và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như 3T

nghi thức3T, 3Tnghi lễ3T, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một 3Ttập quán xã hội3Ttương đối bền vững và tương đối thống nhất. Mỗi đất nước, mỗi vùng đất có những phong tục tập quán riêng và trở thành nét bản sắc của người dân nơi đây. Trong tất cả những cuốn du kí mà người viết nghiên cứu, mỗi vùng đất lại có những phong tục tâp quán riêng biệt, không thể trộn lẫn vào nhau. Chính điều đó đã làm nên nét đẹp đa bản sắc cho thế giới mà chúng ta đang tồn tại.

Phong tục tập quán cũng bao gồm cả trang phục của con người, ở đất nước Buhtan, thì mỗi người trong số họ đều tự hào khoác lên người những bộ quần áo truyền thống dân tộc nhiều màu sắc. Đàn ông nhìn khỏe khoắn trong trang phục

gho, còn đàn bà thì dịu dàng, nữ tính trong trang phục kira.

Và cũng ở đất nước này, “đàn ông Buhtan thường chấp nhận để vợ cưới thêm

người chồng thứ hai. Trong gia đình, tài sản của bố mẹ được chia cho con gái. Con trai có được tài sản thông qua người vợ. tuy nhiên, đổi lại điều này, dàn ông Buhtan cũng được tự do cưới nhiều vợ. để tiện việc cưới hỏi và tránh tình trạng

ghen tuông, họ thường chọn cưới ….các chị em trong nhà”.[24 ;56]

Còn khi tới Bangladesh thì chị lại không khỏi ngạc nhiên “ toàn bộ những người bán hàng ở chợ…đều là đàn ông. Họ cũng nói thách, cũng mặc cả tài tình như phụ nữ ở Việt Nam, hoặc thậm chí còn hơn phụ nữ Việt. Là một đất nước Hồi

giáo, phụ nữ Bangladesh phải tránh sự giao tiếp với những người đàn ông khác, vì

thế công việc bán hàng là của đàn ông và rất nhiều người đàn ông xách túi đi chợ.

[24;37]

Tháng nhịn ăn Ramadan nổi tiếng khắp thế giới, không ai mà không biết đến. Và lễ hội này được miêu tả như sau:

Cứ mỗi năm, những người theo đạo Hồi có một tháng nhịn ăn, để nhắc nhở

và rèn luyện mình về việc đói khát. Trong tháng Ramadan, bữa ăn đầu tiên trong

ngày phải được thực hiện trước khi mặt trời mọc: tất cả thức dậy từ khoảng 4 giờ

sáng, tắm rửa sạch sẽ, cầu nguyện và ăn uống trước khi bình minh lên. Họ phải

ăn uống thật no, vì cả ngày hôm đó, họ không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, cho đến khi mặt trời lặn. [24;41]

Đối với những người đến thăm hoặc sống ở Bangladesh, những trải nghiệm thú vị nhất cũng phải kể đến Eid, ngày tết của những người đạo Hồi sau tháng nhịn ăn:

Trẻ em, người lớn xúng xính trong những bộ quần áo mới, không khí chẳng

khác gì ngày tết Việt Nam. Nhưng có một tục lệ khác lạ đó là việc giết thịt các

thuế tôn giáo). Các gia đình khá giả thường mua nhiều bò và cừu để giết thịt và

phân phát cho những người nghèo hơn… Việc giết thịt súc vật được thực hiện

trước cổng nhà, máu me lênh láng. Người ta xẻ thịt, chặt từng khúc để chia cho

những người nghèo đang xếp hàng đợi đến phần mình. [24;45]

Về phong tục tập quán của người dân xứ chuột túi, Trung Nghĩa tập trung miêu tả lễ hội Sydney Christmas Parade:

Các sự kiện Sydney Christmas Parade hoàn toàn miễn phí và dành cho tất cả

mọi người. những chiếc xe hoa mang rất nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau

giới thiệu những hình ảnh đặc trưng của nước Úc và các quốc gia khác, di

chuyển trên một lộ trình dài để công chúng hia bên đường có thể thưởng thức.

Một loạt các nhóm công đồng thể hiện nhiều nét văn hóa đa dạng sẽ được đại

diện tham gia diễu hành, ví dụ như công đồng Ấn Độ hay Philippins do tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quảng bá du lịch các nước này tham gia tài trợ cho lễ hội.

Các ông già Noel mặc áo đỏ rực, các anh hề, nhóm nữ vũ công xinh đẹp,

cheerleaders (hoạt náo viên), ca sĩ, người nổi tiếng, vận động viên thể thao, các

nhân vật truyện tranh, các bong bóng khổng lồ hình chú gấu trúc, voi, thỏ, chim

chóc hay cá heo vui nhộn đầy màu sắc…, lần lượt tiếp nối trong tiếng nhạc sôi

động và vui vẻ. Sydney Christmas Parade tương tự những cuộc trình diễn và diễu hành ở khu vui chơi giải trí Dineyland trên thế giới….

Đoàn lễ hội bắt đầu từ hướng bến phà Circular Quay và di chuyển qua trục đường phố chính St. Geogre rồi kéo về công viên Tumbalong ở Darling Harbour, nơi có sân khấu ca nhạc và rất nhiều quầy bán hàng kỉ niệm hay thức ăn, nước

uống. Một ngày giải trí cuối tuần thật trọn vẹn cho mọi gia đình, nhất là những

gia đình có trẻ nhỏ. [24;56]

Quả thật, nét văn hóa riêng ấy đã khiến cho dấu ấn về đất nước Úc không thể phai nhòa trong tâm trí của tác giả- con người luôn được đi đây đi đó nhiều và ham học hỏi.

Còn với đất nước Mônđavia thì có nhiều phong tục và lễ hội gắn với việc trồng nho, chế biến nho và thưởng thức sản phẩm làm từ nho. Ở vùng quê

Mônđavia, hầu như không có buổi lễ công cộng hoặc dịp sum vầy nào thiếu được rượu nho. Hầu như không có một gia đình nào không có sẵn một thùng, nếu không phải là cả một hầm rượu nho. Phan Quang đã được tận mục sở thị những phong tục cũng như lễ hội này, và ông đã kể lại rất chi tiết trong đứa con tinh thần của mình là

Chia tay trên sông. Thật độc đáo khi: “Nhà nào sinh được con trai thì người bố

hạnh phúc sẽ bê một thùng, chí ít cũng xách mấy chai rượu ngon, ra chôn ở vườn.

chờ đến ngày chú bé lớn lên trở thành chàng trai và cưới vợ, rượu này sẽ được khui

lên trong ngày trọng đại ấy- rượu nho hạ thổ càng để lâu năm càng ngon- và người

ta sẽ nâng cốc “Chúc hạnh phúc chú rể, cô dâu !”. [34;180]

Quả đúng là phong tục đáng yêu và rất vui sống. Thế nhưng:

Buổi lễ trang trọng nhất là lễ hội diễn ra lúc bắt đầu khai lập một vườn nho

mới. Bà con lối xóm tụ họp ở cánh đồng hoặc ngay cạnh nhà của chủ vườn.

những lão nông tri điền cao tuổi được trọng vọng nhất trong làng rót rượu nho

mời những người có mặt. các chén rượu cùng nâng cao ngang mày, mọi người

cầu chúc cho những chùm nho sau này thu hoạch sẽ có được hương vị đậm nồng

như tình làng nghĩa xóm.” [34;180].

Lễ hội này không chỉ mang theo ước vọng và còn chứa đựng ý nghĩa thực tiễn: cây nho đòi hỏi người trồng chăm chút một nắng hai sương như chăm bẵm con trẻ. Cũng như người làm ruộng nước ta khi bưng bát cơm đầy, “dẻo thơm một hạt…”, cũng như cô gái đảm đang nuôi tằm ăn cơm đứng, người trồng nho Monđavi khá vất vả và luôn tự dặn mình không bao giờ được khinh suất trong lao động. cũng như ở nước ta mùa gặt chưa thu vén xong đã bắt đầu xuống gióng mùa sau, thời vụ nho bắt đầu ngay khi những chùm nho cuối cùng của mùa trước vừa thu hái về.

Theo tập quán từ xa xưa thì Hội hái Hoa hồng hằng năm diễn ra vào sáng chủ nhật đầu của tháng sáu dương lịch:

“...hội hái hoa thường ngắn gọn; khi mặt trời mùa hè bắt đầu lên cao, tỏa

ánh sáng chói chang, thì lễ hái hoa nhường chỗ cho các cuộc vui chơi nhảy múa

Cuối cùng kết thúc lễ bằng một đám rước truyền thống. Đoàn thanh niên hòa vào đám rước, vừa đi vừa hát theo sau một nhân vật dân gian vui nhộn.

Nhân vật này có tên là Ganiu, người ta bảo tượng trưng một thương nhân có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thật, người tháo vát, vui tính và ít nhiều suồng sã với phái đẹp, xưa kia từng bôn

ba khắp bốn phương trời chào bán đặc sản tinh dầu hồng nguyên khôi của đất

nước hoa hồng. Đi sau cùng của đoàn rước là Đức vua và Hoàng hậu Hoa Hồng trịnh trọng ngồi trên cỗ xe hoa.” [34;193]

Mỗi đất nước luôn có một phong tục tập quán nói riêng, điều đó đã trở thành dấu ấn bản sắc dân tộc, khi tìm hiểu vấn đề này trong cuốn Ngón tay mình còn thơm

mùi oải hương, người viết chủ yếu tìm hiểu ở phương diện đó là lễ hội. Khi đến với

Notting Hill sự kiện nổi bật nhất nơi này là lễ hội hoá trang (Notting Hill Carnaval)

được tổ chức vào dịp cuối tuần của mỗi tháng tám hằng năm. [51;161]. Lịch sử

viết: cuộc xung đột sắc tộc đầu tiên của cả Liên hiệp Anh diễn ra vào tháng 8-1958. Đến năm tiếp theo, lễ hội hoá trang Notting Hill ra đời như một hình thức không chính thức nhằm xoa dịu xung đột này. Ngày nay, bên cạnh lễ hội ở Rio - Brazil, đây là lễ hội đường phố lớn nhất thế giới với hàng triệu người tham gia chỉ trong hai ngày mỗi năm.

Trong cuốn Từ tuyết đến mặt trời, Nguyễn Phan Quế Mai đã mô tả rất nhiều những phong tục tạp quán của những đất nước mà chị có dịp tới và sinh sống. Mỗi chuyến đi của chị đến một vùng đất không phải là cách đi của một khách du lịch và cũng không phải cách đi của một nhà nghiên cứu mà là cách của một người đến đó như để sống cho hết đời mình. Những vùng đất chị đến, những con người chị gặp luôn luôn mở ra những vẻ đẹp bất ngờ và chỉ đơn giản là chị đã quá yêu thế gian này và chị hiểu đâu là giá trị đích thực của cuộc sống. Chị đã kể lại một cách mê đắm những gì chị chứng kiến, trải qua.

Đến Nepal, Nguyễn Phan Quế Mai được tham gia lễ hội Tihar bao gồm nhiều phong tục độc đáo.

Ngày thứ nhất gọi là ngày “Kag tihar”- ngày tôn vinh...quạ. Trong ngày này,

mời các con quạ ăn trước. Người Nepal tin rằng quạ là người mang tin của thần

chết. Một truyền thuyết cho rằng có một chú quạ đã uống nước của sự sống. Nếu

chú quạ chết thì sự sống trên trái đất sẽ hết. Vì thế, ở Nepal, quạ tha hồ sinh sôi

nảy nở mà không bị ai giết hại. Ngày thứ hai, còn gọi là ngày “Kukur tihar”-

ngày tôn vinh...chó. Chó còn làm rất nhiều việc để giúp con người. Một truyền

thuyết Nepal cũng cho rằng chó là người canh cổng xuống địa ngục và chó cũng

là con chiến mã của vị thần Bhairab- vị thần hủy diệt. Vì thế vào ngày thứ hai

của lễ hội Tihar, người ta tôn vinh chó bằng cách dán một nốt đỏ to (tika) lên

trán chúng, quàng một vòng hoa rất đẹp quanh cổ, rồi thết đãi chúng một bữa ăn

thật thịnh soạn. Trong ngày thứ hai của Tihar, đường phố tràn đầy những con

chó lang thang và những con chó nuôi lủng lẳng vòng hoa quanh cổ. Ngày thứ

ba, “Laxmi puja”- là ngày quan trọng nhất trong lễ hội. Trong ngày lễ này,

người ta tôn vinh chúa của sự thịnh vượng- con bò. Bò là con vật linh thiêng của người Hindu- đại diện cho sự thịnh vượng (vì thế người theo đạo Hin-du không

bao giờ ăn thịt bò). Trong ngày lễ này, bò được dán nốt đỏ tika lên đầu, quàng

vòng hoa quanh cổ và được ăn no. Người ta đem phân bò rải quanh nhà, uống

một, hai giọt nước tiểu của bò để tẩy uế cho thể xác và tâm hồn họ. Họ còn

nhúng một cọng cỏ vào nước tiểu của bò và vẩy cho những người xung quanh.

Ngày thứ tư của lễ hội là thời điểm tôn vinh nữ thần Laxmi. Từ nhiều ngày

trước, nhà cửa khắp nơi được dọn dẹp lau chùi để đón nữ thần. Khi tối đến, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài cửa chính của mỗi ngôi nhà, ngưởi ta tô đỏ một mảng tường và đặt trên đó

một ngọn đèn dầu, rồi vẽ một đường đi đến hòm đựng tiền và đồ vật có giá trị

trong gia đình. Cả ngôi nhà được thắp sáng ngời bởi rất nhiều ngọn đèn dầu đặt

cạnh tất cả các cửa và trên cửa sổ. Các cô gái tụ tập hát các bài hát ca ngợi nữ

thần Lamix và người ta đánh bài sáng đêm. Nepal không ngủ trong lễ hội tôn

vinh nữ thần ánh sáng. Ngày thứ năm « Bhai Tika”- là ngày các phụ nữ tôn vinh

anh em trai của mình. Từ cả tuần trước ngày lễ, các bà các cô tự tay kết hoa, làm

bánh, chuẩn bị quà cho anh em trai. Họ đợi đến ngày này để đem đến nhà anh

cùng làm lễ cầu mong cho anh, em trai mạnh khỏe và thành đạt suốt đời.

[24 ;174]

Trong cuốn Venise và những cuộc tình gondolacũng đã miêu tả rất kĩ phong tục trong đời sống mà Dương Thụy đã được tham gia, nó ồn ào, náo nhiệt như nhịp sống của người dân châu Âu. Brest còn là nơi diễn ra lễ hội “Jeudi du port” (Thứ năm ở cảng) vào mỗi thứ năm hàng tuần trong mấy tháng hè. Hằng năm cứ vào thời điểm này, dân Pháp và cả các nước châu Âu khác đều tụ về cùng dự. Đã gọi là lễ hội nên bến cảng ngập tràn tiếng nhạc, những màn văn nghệ tạp kỹ, các vũ công và

khán giả đều ngất ngây trong những giai điệu ngày hè tha thiết. Mùi thơm quyến rũ

của bánh crêpe Bretagne, đặc sản ở đây, bốc lên tra tấn hai đứa tôi vốn giàu tâm

hồn ăn uống nhưng lại nghèo tiền bạc. Bánh crêpe được chế biến giống bánh xèo,

bột đổ ra, rắc ở giữa phô-mai, jăm-bông, trứng, xúc xích… Hoặc nếu muốn ăn ngọt,

bạn sẽ được nhét vào bánh crêpe mật ong, chocolate, mứt trái cây… [48;86]

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 40 - 46)