Về khái niệm kí, chúng ta có thể hiểu như sau: nhật kí là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất
chủ quan về sự kiện. Một nhật kí có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật kí ít có chất văn học như các nhật kí hành trình (nhật kí hàng hải), nhật kí công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật kí nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật kí (chẳng hạn Nhật kí người điêncủa Lỗ Tấn, Nhật kí trong tùcủa Hồ Chí Minh). Toàn bộ những tác phẩm mà chúng tôi khảo sát đều là những câu chuyện được ghi chép lại của các cá nhân, những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân. Đó chính là sự tương tác giữa nhật kí và du kí. Như Dương Thụy đã từng chia sẻ:
Tuy nhiên có những điều tôi không thể chia sẻ với mọi người chỉ thông qua những nhân vật tưởng tượng và những cuộc tình “tiểu thuyết”. Những con người tuyệt vời tôi đã gặp, những danh lam thắng cảnh tôi đã qua, giây phút xúc động“xa quê hương ngộ cố tri”…, tất cả sẽ được tôi đưa vào tập sách này. Đó là những chi tiết thật, là cuộc đời thật, là những gì độc giả không thể lắc đầu chê tôi khéo tưởng tượng. [48;2]
Điều thú vị dễ nhận thấy trong cuốn sách mới này là sự thu thập rất chi tiết và độc đáo về những vùng miền khác nữa xuất hiện trong từng trang viết, đó là sự tiếp nối chọn lọc của chính tác giả, nhắc đến một tỉnh Brest, rồi Đảo Thánh Michel cổ xưa 1300 năm, còn nữa khám phá thú vị về Nimes – thành phố Ý ở Pháp, Saint Rémy de Provence dưới ánh mặt trời với những bức họa nổi tiếng của Van Gogh hay một chút cổ tích nhẹ nhàng với Locronan xứ cổ của công chúa da lừa…
Tất cả dường như rất vừa vặn với giọng kể lãng đãng đều đều như một bài hát ru giữa một sáng mùa hè trong mát.
Đến với mỗi một vùng đất mới mẻ, nơi nào cũng để lại những ấn tượng riêng biệt và gọi tên chúng là điều không quá khó khăn với Dương Thụy, chị cảm nhận rất rõ những điều có đôi khi là giản dị thôi nhưng lại khiến vùng đất đó trở nên thân quen lạ thường. Đất nước Hà Lan hiện ra thật sinh động và đặc biệt với thói quen dậy trễ, tất cả những con kênh thì đều nhỏ nhỏ, người dân ở đây thường sử dụng xe đạp như phương tiện di chuyển chính để tránh tắc đường và bảo vệ môi trường.
Tựa của cuốn sách nói về 5TVenise và những cuộc tình Gondola5T, và đó cũng là một giai thoại thú vị về thành phố lãng mạn bậc nhất thế giới này. Hàng năm có cả ngàn
phụ nữ cô đơn trên khắp thế giới đến Venise mộng mơ với ước nguyện tìm được một
mối tình. Họ thuê ghe gondola có những anh chèo ghe vạm vỡ, đẹp trai và duyên
dáng.Thế là một mối tình gondola giữa những nữ du khách tỉ phú cô đơn và các
chàng chèo ghe người Venise nghèo nàn ra đời... [48;364]
Những mối tình thế này hẳn là rất ngắn ngủi và mong manh, nhưng cũng bởi thế nên nhất định chúng sẽ nồng nàn và mãnh liệt. Có lẽ, yếu tố thời gian đôi khi lại chính là điểm tựa để người ta cháy hết mình trong khoảng hữu hạn nào đó của cuộc đời này.
5T
Venise và những cuộc tình gondola5T đã thể hiện vai trò như một cuốn nhật ký hành trình, đem đến những thông tin hữu ích và xa hơn thế là niềm đam mê xê dịch như một ngọn lửa cháy âm ỉ trong huyết quản bao người trẻ tuổi mộng mơ.
Với Trung Nghĩa, anh tự lí giải khi đặt ra câu hỏi vì sao những mối quan hệ trong cuộc sống rất mong manh, dễ vỡ: Có lẽ vì mỗi người chúng ta đến với nhau
còn toan tính, so đo thiệt hơn, giả tạo mặt ngoài và ích kỉ bên trong. [27;65].
Nhà báo Phan Quang từng có những suy nghĩ chủ quan của mình về vấn đề thống nhất đất nước Bắc Hàn và Nam Hàn:
Chắc chắn rồi sẽ đến ngày có một công viên sinh thái xanh tươi nơi đây. Nhiều công trình xây dựng hiện đại sẽ mọc lên, vào chỗ nay đang là cỏ dại che dấu các bãi mìn và hào chống tăng... Một ý tưởng thật lãng mạn. Nhưng tại sao ko? Ánh sáng le lói từ cuộc đàm phán sáu bên, sự vững vàng của đất nước Triều Tiên, và những gì thế giới từng chứng kiến người Hàn Quốc làm được mấy chục năm qua, đưa đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, là bảo chứng rành rành cho một ý tưởng đang được bao người hai miền bán đảo Triều Tiên tán đồng, dù có nói lên hay chưa thốt ra lời. [34;136]
Những suy nghĩ, trăn trở chủ quan cũng được Phan Quang thể hiện rất rõ trong cuốn Thơ thẩn Paris: Tất nhiên xã hội giàu có đến đâu cũng vẫn có ăn mày. Tôi
quan sát thấy ăn mày bên Tây không có được sự tự do thoải mái như ở bên ta. Ta hơn Tây ở chỗ người ăn xin cứ tự do bám riết, đuổi riết những ai nhìn có máu mặt, nhất là khách nước ngoài, níu kéo vạt áo buộc người ta quay lại mới chìa bàn tay ra xin....[35;33]