Những con người nồng hậu, thân thiện

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 68 - 75)

Mỗi bước chân của một người đi đây đó luôn bắt gặp hình ảnh người dân, những con người gắn liền với mảnh đất mà họ đang đi qua. Chính những con người ấy với các phẩm chất tốt đẹp đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng của những

người khách phương xa. Và vì thế, những vị khách ấy cũng có động lực để trở lại thêm lần nữa để không hối tiếc.

Đó là những người bạn mà Ngô Thị Giáng Uyên đã gặp được, họ sống giản dị, chân thành và cởi mở. Chính điều đó đã khiên cho tác giả cuốn Ngón tay mình còn

thơm mùi oải hươngvà nhưng tác giả khác thấy cuộc sống nơi xứ người cũng chính

là cuộc sống nơi quê nhà, ấm lòng biết bao nhiêu. Ngô Thị Giáng Uyên có những người bạn ở London như:

Hai vợ chồng cô có đứa con gái hai tuổi rất dễ thương tên Molly, tóc vàng xoăn tít và rất dạn người lạ. Lúc tôi mới sang, cô nhóc hay lấy bàn chải đánh răng

của tôi đi khắp nhà vừa đi vừa đánh răng, làm Lynette áy náy bảo để cô mua đền

cho tôi bàn chải khác. Gần như lần nào tôi ở lại nhà cũng vậy, chỉ khi Molly lớn

hơn, có thêm đứa em trai mới sinh nên ra vẻ chị hẳn, không còn lấy bàn chải tôi nghịch nữa, tôi lại thấy nhớ nhớ.[51 ;103]

Khi đến với thành phố York, tác giả đã chân thành viết lên rằng: “Khác với

những thành phố lớn, người địa phương ở đây rất mến khách và thân thiện. Những

người bán xung quanh cũng phá lên nhìn tôi cười “Hello, luv”. Thì ra người Anh,

nhất là ở miền quê và những thành phố nhỏ, nói chuyện rất hay đệm “luv” vào cuối

câu, giống như người Sài Gòn hay gọi người nhỏ tuổi hơn là “cưng” vậy.”

[51;136]. Còn khi đến với thành phố cảng, tác giả lại gặp được những người dân nồng nhiệt như con người Việt Nam: “Giọng Liverpool rất khó nghe, ngay cả đối

với người Anh đến từ những vùng khác. (Giống như người Sài Gòn lần đầu đi Huế

rất dễ kêu trời vì không hiểu người Huế nói gì). Được một người địa phương nhiệt

tình chỉ cặn kẽ đường đến quảng trường thành phố…” [51;145]

Một quốc gia được xem là hạnh phúc nhất thế giới đã được Nguyễn Phan Quế Mai hào hứng kể lại, cô cũng không giấu được niềm tự hào khi đã một lần đến “xứ sở thần tiên” này.

Có lẽ tôi đã bị nhiễm “virus hạnh phúc”, vì có thể lang thang hàng giờ

quanh các ngôi nhà cổ, đền chùa cổ mà không bị bất kì ai làm phiền. Xung

thả thực hiện các công việc thường ngày của họ. Dường như, họ không bị áp lực

của cuộc sống công nghiệp đang bao trùm các nước lân cận.[24;56]

Chính khái niệm hạnh phúc và cuộc sống hạnh phúc của quốc gia này đã khiến Nguyễn Phan Quế Mai háo hức khám phá, để rồi chị cũng tự tìm câu trả lời: Người Bhutan hạnh phúc có lẽ vì tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật hòa quyện làm nên một bản sắc đồng nhất, tạo ra sự an bình tâm tưởng. Và người Bhutan hạnh phúc vì họ có một hoàng gia, một chính phủ hết lòng vì dân.

Cuộc sống của người dân nơi đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng những chướng ngại đó không thể nào lấy đi được nét hiền hòa, nồng hậu trên gương mặt của họ. Đó là một điều hết sức đáng quý.

Khi đến với nước Pháp, Dương Thụy đã không giấu nỗi niềm hân hoan khi có được người bạn vong niên nhiệt tình: “Bà Michèle, một người bạn thân thiết dù lớn hơn tôi đến bốn chục tuổi, đã nhiệt tình đón tôi về nhà, đưa tôi đi dạo đây đó, vào

những con hẻm nhỏ vô danh, đến những tiệm ăn trong góc khuất.” [48;21]

Ban đêm, khi thành phố đã chìm trong giấc ngủ thì một số lao động vẫn còn làm việc, công việc của họ diễn ra lúc màn đêm buông xuống nhưng không vì thế mà họ mất đi nét thân thiện, nhiệt tình và hồn hậu vốn có của mình :

Thân thiện đêm về. Những năm sau quay lại Paris, tôi không còn thời giờ

dạo phố đêm mà chỉ tranh thủ lúc ăn tối để ngắm Paris dưới ánh đèn và lại gặp

những người làm việc theo ca ba. Những nhân viên cảnh sát cười toét miệng hỏi

tôi đến từ đâu rồi vui vẻ đứng “tám chuyện” đến mức quên nhiệm vụ. Một người

giao hàng chạy xe tay ga đang tranh thủ phóng lên vỉa hè và lạng lách giữa

những quán cà phê. Tôi nhanh tay chộp được tấm hình rồi cả cười chọc dân

Paris cũng chẳng văn minh gì mấy. Cảnh sát thanh minh về đêm ai cũng làm việc

một cách dễ dãi hơn, mà cô nàng chạy xe trên vỉa hè đó cũng phải mưu sinh vất

vả, chắc giao hàng gấp nên mới phạm luật giao thông. [48;71]

Những con người lao động bình dị của Paris trong ban đêm tràn ngập ánh sáng, và tràn ngập tình thân hữu:

Những mảnh đời của Paris đêm, những con người mộc mạc dễ thương, những

nhân công góp phần làm Paris thêm duyên dáng. Và khi những ánh đèn trên cao

dần phụt tắt, nhường những tia nắng yếu ớt của một ngày mới đang e dè chiếu

sáng, họ mệt mỏi lên xe điện ngầm của chuyến đầu tiên về nhà. Cầu cho họ có một

giấc ngủ bù bình yên, và những giấc mơ trong lành. Paris by night của tôi là thế,…

[48;76]

Trên hành trình đi câu cá, nhóm bạn của Dương Thụy đã gặp được những người câu cá là dân bản địa:

Chắc hành động của chúng tôi không giống ai nên thu hút ngay tức khắc sự

chú ý của tốp đàn ông đang câu cá. Họ nhào đến thân thiện cười và mở miệng

làm quen bằng tiếng Anh lốp bốp. Khi biết chúng tôi nói được tiếng Pháp và đến

từ Việt Nam, họ bạo dạn hẳn lên. Một ông xung phong chụp cho hai đưa những

kiểu hình với nền phía sau là những cánh buồm trắng căng tròn trong gió, là

những con hải âu chao liệng trên trời xanh, là sóng biển đang rì rào tung bọt vào

cầu cảng. Một ông khác chạy tìm mấy cái thùng gỗ rồi cởi áo khoác phủ lên cho

chúng tôi ngồi xuống. Một ông “sồn sồn” đem tặng những con cá tươi rói vừa

câu. Bạn tôi xua tay: “Cám ơn, nhưng chúng tôi ở ký túc xá, lại không biết làm

cá!”. Vậy là ông ta nhanh nhẹn ra lệnh cho một thằng bé đem cá xuống cầu cảng

moi ruột sạch sẽ để chúng tôi có thể đem về chế biến liền. Ông tự tiếp thị: “Tôi

còn độc thân!”. Tôi hỏi lại: “Độc thân lần thứ mấy?”. Cả hội cười ồ còn ông tỉnh bơ: “Cô em ghê thật!” [48;81]

Và ngay cả cảnh sát mà cũng dễ thương, thân mật chỉ dẫn cách gia hạn visa để có thể ở lại Pháp chơi thêm. Những điều đó cho thấy nhà văn phải có đôi mắt tinh tường và trái tim tràn đầy cảm xúc, để nhận ra tất cả tình cảm đó. Dương Thụy đã dành rất nhiều tình cảm cho những người dân xứ sở Provence:

Người Provence có tính hào sảng giống người Nam bộ của ta, họ hiếu

khách và rộng rãi, sống vui vẻ để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc

đời. Ít khi tôi nghe họ càm ràm chuyện cơm áo gạo tiền hay ca cẩm về những vấn đề chính trị-xã hội. Họ không thích người Paris vốn lúc nào mặt cũng cau có, đụng một chút là đình công và biểu tình. Chơi với người Provence, bạn sẽ luôn

thoải mái; và sống trong nhà người Provence bạn cứ tưởng là trong nhà mình.

Không có bất kỳ sự khách sáo hay kiểu cách nào. [48;156]

Bruxelles , thủ đô của nước Bỉ được Dương Thụy xem là nơi chốn thân tình, bởi những người dân nơi đây hết sức chân tình, nồng ấm: “Sau này tôi đến Bỉ du

học một năm, dù không ở Bruxelles nhưng tôi cứ đi đi về về với nơi chốn thân tình

này. Chưa ở đâu người ta cởi mở với nhau đến thế. Chẳng có ai là người xa lạ hay người nước ngoài, tất cả đều cười với nhau thân thiện vì “tôi là anh mà anh cũng là tôi””. [48;272]

Đến với Luxembourg, Dương Thụy cũng gặp được người dân nhiệt tình đáng quý:

Chúng tôi có một ngày du hí ở Luxembourg. Bà chủ quán trông thân thiện, tự

xưng là Lily, hỏi chúng tôi đến từ đâu rồi vui vẻ đứng lại cho tôi phỏng vấn đủ thứ chuyện. Bà cho biết mình có khả năng nói lưu loát nhiều thứ tiếng, ngoài tiếng Luxembourg, Pháp, Đức, bà còn nói được tiếng Bồ Đào Nha, Hà Lan và dĩ nhiên là tiếng Anh. [48;321] Và cuối cùng, nhà văn trẻ đã đi đến kết luận, người

Luxembourg nói chung rất thân thiện, biết nhường nhịn, sống ôn hòa và tôn trọng

nhau. ” [47;323]

Đến với xử sở của Venise và những cuộc tình gondola, Dương Thụy đã gặp được người tiếp tân nhiệt tình, thân thiện : “ Người đàn ông trung niên làm công

việc tiếp tân vui vẻ chỉ đường cho tôi ra quảng trường Saint Marco, khu trung tâm

Venise. Ông kết luận đơn giản: “Không lạc được đâu, vì khắp nơi là các mũi tên chỉ

đường ghi rõ ‘Saint Marco’. Từ đó trở về lại khách sạn mới là vấn đề, nhưng cô chỉ

cần hỏi, dân Venise chúng tôi hiếu khách lắm”.” [48 ;350]. Đó không chỉ là sự

nhiệt tình, hiếu khách của một người, mà là của cả người dân nước Ý. Đó còn là

“Dù mặt “hình sự” đến đâu, khi nghe khen “Chàng mới đẹp trai làm sao!”, bất cứ

anh cảnh sát súng ống đầy mình nào cũng bật cười thân thiện và vui lòng cho

chúng tôi cùng chụp hình lưu niệm. Có người nhiệt tình đến mức cho tôi mượn nón

cảnh sát đội lấy uy nữa” [48;389]

Ở xứ sở hoa tu-lip, nhà văn cũng cũng rất may mắn gặp được những người dân thân thiện, nhiệt tình. Họ sẵn sàng chỉ đường cho du khách đế tham quan , và nhớ

đến Amsterdam với hình ảnh những người dân thân thiện và mến khách, sẵn sàng dừng lại chỉ đường khi thấy bạn có vẻ lơ ngơ dù du khách chưa kịp hỏi.

Dương Thụy đã một lần ngạc nhiên về sự thân thiện của người dân Tây Ban Nha. Trên con đường La Ramblas, nam thanh nữ tú đứng bán hàng lưu niệm, diễn trò tạp kỹ (xiếc, khiêu vũ theo điệu Flamenco, giả làm tượng, hát, đàn…) hoặc dạo chơi xôm tụ. Đi ngang một nhóm người đang diễn trò, tôi còn bị anh hề chạy đến

ôm, giật mình vì bất ngờ, mặt tôi trông “quái” lắm hay sao mà đám đông cười nắc

nẻ. Dù “quê”, tôi cũng mau “huề” vì những ánh mắt thân thiện xung quanh. Đâu

phải họ giễu cợt, đó là một hình thức làm quen và lôi kéo khán giả gần gũi hơn với

nghệ sĩ đường phố.[48;406]

Còn khi đi tìm ngôi nhà của cụ Gregorio, người được xem là bạn thân của nhà văn Hemingway, là nguyên mẫu của nhân vật Santiago trong tiểu thuyết nổi tiếng

Ông già và biển cả, Phan Quang gặp được một ông lão “cưỡi chiếc xe đạp cọc cạch

đi ngược chiều”. Ông cụ hăng hái trả lời:

- Nhà ông Gregorio ư? Sao tôi lại không biết! Ông là bạn của tôi mà. Nhà

ông ở đường Pueza. Có phải các bạn muốn ông ta kể cho nghe chuyện về

Hemingway không ? Vậy thì hãy đi theo tôi. Ngay gần đây thôi.

Thế là ông niềm nở quay xe, gò lưng đạp lên dốc, trong khi chiếc xe hơi chúng

tôi chậm chạp bò theo.[34;52]. Hình ảnh ông cụ nhiệt tình, thân thiện ấy khiến cho chúng ta thêm yêu đất nước Cuba xinh đẹp và anh hùng.

Với đất nước Cuba xã hội chủ nghĩa, tình anh em với Việt Nam luôn được thể hiện rõ trong cuốn Chia tay trên sông của Phan Quang. Một nhà thơ Cuba mà ông gặp trong Hiệu ăn Terraza, một ông già khỏe mạnh người hơi đậm, mặc sơ mi trắng, đội chiếc mũ rộng vành, bước vào đã tỏ ra cái tình thân hữu của hai đất nước, hai châu lục nhưng cùng là phe xã hội chủ nghĩa. Đó là:

Nghe giới thiệu tôi từ Việt Nam đến, ông nồng nhiệt ôm hôn và hỏi thăm mấy

người bạn nhà báo ông quen thân từ trước.

- Các bạn từ Việt Nam đến? Thế thì tôi phải làm một bài thơ tặng các bạn mới được. Việt Nam luôn ở trong con tim chúng tôi.

……[34;58]

Khi chia tay đất nước này, ông đã cất lên: Hẹn gặp lại! Và nhiều người đến đây, đã và rồi sẽ hơn một lần trở lại với đảo quốc chói lọi mặt trời và nồng nàn hiếu khách. Một niềm tin tưởng tuyệt đối mà tác giả dành cho đất nước mến yêu này.

Ở xứ nóng Gabon, Phan Quang cũng may mắn bắt gặp được những ánh nhìn, những nụ cười thận thiện, xởi lởi : “Những người dân ở Gabon “tôi gặp ở đường phố đều nhiệt tình xởi lởi; người lái xe không ra hiệu xin puốc-boa; ở thủ đô dân ăn

mặc rất đơn sơ.” [34;80]. Những con người ấy sẽ luôn nằm trong phần kí ức đầy

yêu thương của nhà báo.

Đối với Phan Quang, ai từng đặt chân đến Bungari cũng đều có ấn tượng tốt với người dân xứ này: nhiệt tình, hiếu khách, vui nhộn- ở thôn quê chỉ cần có dăm người Bungari họp mặt, đã có thể làm nên một hội hè. Khi lần đầu tôi đặt chân tới

xứ sở hoa hồng, bạn bè cảnh báo: Nếu anh nói điều gì mà nhìn thấy người nghe lắc

đầu nguầy nguậy, xin chớ vội phật lòng; người ta biểu đồng tình với anh đó. Ngược

lại nếu ai đó chen ngang vào câu chuyện anh đang kể một lời hài hước, thì cũng

chớ ngạc nhiên. Xứ sở này chẳng nổi tiếng là có vùng cười Gabrovo đó sao? Thành

phố Gabrovo ấy, tôi đã đọc biết bao giai thoại cười vỡ bụng…[34;200]

Một con người đặc biệt, đó là Quốc vương Norodom Sihanuk năm ấy gần tám mươi tuổi, trong buổi lễ chiểu đãi tại hoàng cung, khi tiên khách ra về “tôi thấy cụ già nghe nói đang mang bệnh dữ trong người, hơi nghiêng mình về phía trước, hai

tay luôn chắp lại rất mực khiêm nhường, lần lượt vái chào mấy trăm tân khách. Mà

có phải ai cũng chỉ mỗi một việc bắt tay mà thôi. Nhiều vị còn nấn ná trao đổi đôi

ba câu. Cụ già vẫn ân cần, lịch thiệp, hai bàn tay chắp trước ngực; mỗi lần một vị

khách bước tới, cụ lại nghiêng mình thi lễ tạ từ.” [34;214]. Không phải vị nguyên

thủ quốc gia nào cũng có được thái độ và hành động như thế. Thật đáng khâm phục và quý trọng biết bao, Quốc vương Sihanuk.

Như Phan Quang đã từng viết: Có những địa danh đến với ta rất sớm, một

cách tình cờ vào tuổi ấu thơ, và rồi nó sẽ đeo đẳng ta suốt đời. Ta thầm hẹn: thế

nào cũng có một ngày mình sẽ đến tận nơi. Bao nhiêu chờ đợi, cái ngày ấy tơi. Ta

có cảm giác vừa ngỡ ngàng vừa thân thương như lâu ngày gặp lại người bạn thuở

học trò. Nhưng đến lúc chia tay, lại nghĩ nào ta hiểu gì đâu về con người ấy. Ai Cập đối với tôi là một địa danh như vậy” [34;82]

Chính tất cả sự ân cần, nồng hậu và thân thiện của người dân, cùng với vẻ đẹp của đất nước do thiên nhiên mang lại cũng như được tạo ra bởi bàn tay và khối óc của con người đã làm nên sức hấp dẫn mời gọi bước chân của nhà văn. Những gì nhà văn thể hiện đều muốn khẳng định cho chúng ta rằng, thế gian này người tốt luôn nhiều hơn kẻ xấu. Vì thế, sống là luôn luôn lạc quan, đây chính là thông điệp quý giá mà những người càm bút muốn gửi gắm.

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)