Vẻ đẹp của các công trình kiến trúc

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 54 - 61)

Mỗi vùng đất mà các tác giả đi qua lại có một công trình kiến trúc khác nhau với vẻ đẹp muôn hương và muôn sắc. Mỗi nét đẹp ở các công trình này được miêu tả bằng con mắt tinh tường và ngòi bút đầy tài hoa. Chính vì thế, mỗi một công trình kiến trúc hiện lên thật sinh động qua mỗi trang văn.

Khi đứng trước những danh thắng, những cảnh vật của nước bạn, các tác giả của du kí trên Nam phong tạp chí thường không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, mà còn luôn đưa ra những nhận xét, đặc biệt là những đánh giá, so sánh cho thấy sự am hiểu sâu sắc của người viết. Ở phương diện này đã cho thấy sự khác biệt trong cách viết của các tác giả trong hai thời kì. Các cây bút du kí đương đại viết về nước ngoài không có những nhận xét, đánh giá và so sánh như tiền nhân của mình. Trong Du lịch xứ Lào, Phạm Quỳnh đã dành những trang viết về tín ngưỡng Phật giáo, về chùa chiền của nước bạn:

Ở Sisaket có một cái chùa lớn ở giữa, chung quanh là các tăng xá cho các sư ở. Bao nhiêu tượng Phật bằng đồng, bằng đá, bằng gỗ, lớn nhỏ các hạng, sưu

tập ở các nơi chùa cổ am xưa ở các nơi đổ nát, đều đem họp cả lại về đây. Tượng

đủ các hình, nào tượng Phật ngồi tòa sen, nào Phật thề với đất, Phật nguyện

chúng sinh, Phật dẹp song dục, toàn là những kiểu phổ thông bên Lào, bên Xiêm,

các tượng Phật bên ta không có đủ như thế, ở một chùa Sisaket này tượng Phật tính cả thảy được ba bốn nghìn pho”[29,434].

Trong các tác phẩm viết về những cuộc hành trình vượt ra ngoài biên giới, phải kể tới tác phẩm Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác. Bài viết đã ghi lại một hành trình dài của nhà văn qua các đất nước như: Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc… Khi dừng chân ở vùng đất nào, tác giả cũng ghi lại những phong cảnh, những vẻ đẹp mang tính đặc thù của đất nước ấy, giúp cho người đọc có sự hình dung một cách cụ thể, rõ nét về các nước bạn. Ở điểm này, người viết nhận ra sự tương đồng của các trang du kí giữa hai thời kì. chính đặc điểm này đã khắc phục

được một số thiếu sót về nhận xét, đánh giá, để giúp cho cảnh quan hiện lên sinh động và chân thật hơn.

Với cuốn du kí Bên mộ vua Tần, nhà báo lão thành Phan Quang đã làm sống

dậy hình ảnh của kì quan Vạn Lý Trường Thành một cách sống động. Theo ông, Vạn Lý Trường Thành là công trình duy nhất được xây dựng có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ các con tàu bay trên không gian vũ trụ. Đó cũng là công trình duy nhất được con người xây dựng và tiếp tục tu bổ qua nhiều thời đại nhất. Bắt đầu được khởi công từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cách ngày nay hai nghìn hai trăm năm, được hoàn chỉnh lần đầu vào thời Tần Thủy Hoàng đế, rồi tiếp tục kéo dài và nâng cao hơn qua các triều đại sau. Vẻ đẹp của công trình kiến trúc này được tác giả mô tả như sau:

Tường thành được ốp đá hộc. mặt thành lát những phiến đá to. Thành

cao từ bảy đến mười mét; mặt thành rộng năm, sáu mét, có thể dùng làm

đường di chuyển quân sĩ, để nhanh chóng chi viện lẫn nhau khi cần. cách

chừng nửa dặm có một điếm canh; đấy cũng là nơi dùng cho binh sĩ tạm trú

gió to, tuyết lạnh. Cách bốn, năm dặm có một ụ khói, sẵn sàng hun lên khi có

kẻ địch bất ngờ xâm lăng bờ cõi, báo cho đại đồn quân trú trong nội địa biết

và sẵn sàng nghênh chiến. [33;26]

Tác giả còn mô tả khu phố cổ ở Thượng Hải, nơi mà ông đã đặt chân đến và có ấn tượng khó phai :

Đặc điểm của khu phố cổ Thượng Hải là những đường phố trục khá rộng, hai bên chĩa ra như xương cá với cơ man là ngõ ngách hẹp sâu tít mù. Hai bên những

ngõ ngách này là những ngôi nhà nhỏ, phần lớn một hoặc hai tầng, nhiều nhà nay

còn giữ được mái ngói rêu phong. Mỗi nhà là một cái ống hun hút nhờ nhờ ánh

sáng , có trời biết được có gì chứa ẩn nơi tận cùng của nó. Thỉnh thoảng chen vào

giữa những nếp nhà sin sít ấy là một ngôi chùa phất phơ vây phướn, một cái miếu

hoặc từ đường…. Đường ngõ nào cũng ngổn ngang xe cộ chậm rãi len lách qua

Dưới ngòi bút của Phan Quang, vườn cây Dự Viên thật sự đó là một thắng cảnh, bằng tất cả những cảm nhận tinh tế của mình, ông viết:

… con rồng dài lê thê đắp nổi trên bờ bức tường thành bao quanh khu

vườn rộng thênh thang chỉ có ba móng nhà mà thôi. Một khu đất rộng với

những lối đi không thể đoán trước, sẽ lần lượt hé mở để du khách bất ngờ

thưởng thức những công trình xây dựng: nhà cửa, đình cầu, nơi hóng gió, chỗ ngâm thơ mọc lên giữa khe, núi, động cùng bao nhiêu loài cây kì, cỏ lạ, hoa

quý…. Có một khối đá thạch bích đồ sộ được chở đến từ miền Nam Trung Hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xa xôi cách trở… [33;80]

Nhắc đến đất nước Trung Hoa thì chúng ta không thể không nhắc đến quần thể di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng, đó cũng chính là tựa đề của cuốn du kí này - Bên

mộ vua Tần. Khi có dịp đến thăm lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử

Trung Quốc, nhà báo Phan Quang đã không thể không cất bút ghi dấu ấn nơi đây. Lăng mộ Tần vương được nhà văn miêu tả hết sức tinh tường và điêu luyện :

Sáu nghìn tượng ngựa chiến, xe chiến, bộ binh, kị binh, có tả quân, hữu

quân, tiền quân… to lớn như người ngựa thật (có khi còn hơn người thật vì

chiều cao của tượng nguyên mẫu mà tôi thấy bày trong nhà kính kia, theo tấm

bảng ghi chú, cao đến 1m82, còn ngựa cao 1m70, vượt hẳn tầm vóc trung

bình của người và ngựa châu Á thời nay), hàng ngũ chỉnh tề. Mà các tượng

đất không phải đúc bằng khuôn, vì không gương mặt nào giống gương mặt

nào. Còn quân phục thì tùy theo binh chủng, quân hiệu mà có khác nhau: có

những chiếc áo giáp đồng hoặc đan bằng sợi mây; có tóc búi để đầu trần (cho

những quân hầu phục vụ tại trung quân) có đội mũ (cho lính chiến xông pha ở

tuyến đầu)… [33;55].

Đó còn là kiến trúc của một thành phố như Ngô Thị Giáng Uyên mô tả:

York không khác bao nhiêu so với trí tưởng tượng của tôi về một thành

phố yên bình, có giáo đường uy nghiêm cùng những quán rượu xây bằng đá,

những tòa nhà xưa treo nhiều giỏ hoa tươi đủ màu. York đón chúng tôi ở cổng

lấp loáng. Mỗi bước đi ở thành phố nhỏ bé và yên tĩnh này, tôi như thấy hồn nước Anh nơi lối đi lát đá, trên những ngôi nhà gạch đỏ hay kiểu Tudor bằng

gỗ trắng đen. Và nhất là York Minster, nhà thờ kiểu Gothic nguyên thủy lớn

nhất Bắc Âu với tòa tháp đôi vươn lên nền trời, bên những rặng cây xanh

thẳm. [51;131].

Đối với Nguyễn Phan Quế Mai, Thiền viện Taktsang lại ẩn chứa những nét đẹp khó tưởng tượng, kì vĩ:

Mỗi khi nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy hình ảnh lộng lẫy của Thiền viện

Taktsang: nhô lên từ cheo leo vách núi, bên cạnh những dám mây mỏng mảnh

bồng bềnh, trên nền xanh thẳm của núi rừng và những vách đá núi nâu đen.

Ngự trị phía trên thung lũng Paro, Thiền viện Taksang là một trong những đại

danh linh thiêng nhất ở Buhtan. Theo nhiều sách hướng dẫn du lịch, đây cũng

là thiền viện hoành tráng và kì bí nhất thế giới, nơi mà mỗi người Buhtan đều

ao ước đặt chân đến đây một lần trong đời. Thật khó tưởng tượng công sức và tài năng mà những nghệ nhân thế kỉ 16 đã đầu tư để cấu tạo nên kiến trúc kì vĩ và độc đáo này, vẻ đẹp của nó tôi không đủ sức để diễn tả. Chỉ biết rằng khi đặt chân đến Thiền viện Taksang, mọi mệt mỏi đều tan biến vì vẻ đẹp tráng lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và không khí yên tĩnh, nghiêm trang của nơi này. [24;133]

Đến với nước Pháp, Venise và những cuộc tình gondola của Dương Thụy cũng miêu tả rất chi tiết vẻ đẹp của nơi đây. Với những họa tiết trang trí rất hoàng gia của cuối thế kỷ mười chín, cầu Alexandre Đệ Tam được chăm chút từng chi tiết nhỏ do nhiều nghệ nhân dày công sáng tạo nên. Ở trên các bệ cao mười bảy mét là những bức tượng bằng đồng được dát vàng lấp lánh. Ở phía dưới thân cầu, ngoài dãy cột đèn chính là các cột đèn lớn có những thiên thần bao quanh đẹp rực rỡ. Ngoài ra tại các thành cầu, là những bức phù điêu vô cùng sắc sảo. Cầu Alexandre Đệ Tam được xem là chiếc cầu rộng nhất thành Paris. Paris còn vô số những chiếc cầu lớn nhỏ khác mà nếu có thời giờ bạn có thể lượn lờ đi từ bờ đông sang bờ tây và ngược lại hết năm này sang năm khác cũng chẳng bao giờ thấy chán. Cầu nhỏ (Petit Pont) và cầu Notre Dame cũng là những chiếc cầu đẹp, dù không hoành tráng bằng

Alexandre Đệ Tam nhưng do chúng bắt sang đảo Cité nên vị trí của chúng rất lý tưởng để ngắm Paris.

Gần đấy, quảng trường Champ du Jacquet:

Tuy nhỏ nhưng lại là một trong những nơi độc đáo của thành phố với những

ngôi nhà cổ bằng gỗ nâu, mặt tiền nhà được trang trí bằng những thanh gỗ kẻ sọc

dọc ngang lạ mắt, cao tối đa ba tầng, có mái bằng đá ardoise đen. Những căn nhà

gỗ là vết tích còn sót lại của một thành phố vốn được rừng bao quanh. Kiến trúc cổ

của những căn nhà từ thế kỉ thứ mười bảy này đã bị một trận hỏa hoạn thiêu rụi và

phá hủy hơn chín trăm căn nhà vào ngày 23-12-1720. Vì thế, những ngôi nhà cổ

còn sót lại này đều là di tích lịch sử và văn hóa, ngày nay được dùng làm nhà hàng

sang trọng.[48;135]

Lâu đài Chillon của Thụy Sĩ nổi tiếng không thua gì lâu đài Chenonceau ở thung lũng sông Loire của Pháp và hàng năm thu hút hơn ba trăm ngàn du khách từ khắp các nơi: Lâu đài có hình vòm, cao 110 mét và rộng 50 mét, được xây dựng

trên một tảng đá khổng lồ hình bầu dục nằm bên hồ Léman. [48;216]

Genève, thành phố của Thụy Sĩ thật thanh bình, không rộng lớn như London, không hào nhoáng như Paris, không có những khu đô thị và các tòa nhà chọc trời như New York nhưng lại mang vẻ đẹp : “ Các góc phố, những con đường lót đá,

những hàng cây xanh, những bồn hoa rực rỡ sắc màu.” [48;236]

Và đây là vẻ đẹp của giáo đường ở nước Đức: “Giáo đường Cologne được xây

theo lối kiến trúc Gothic, có hai tháp cao khoảng 157 mét và vô số các cửa kính

màu được khắc hình minh họa những câu chuyện trong Kinh Thánh.” [48;343]. Vẻ

đẹp của giáo đường là vẻ đẹp bất tử và trường tồn:

Bên trong giáo đường có một cầu thang cao đến 509 bậc dẫn lên ngọn tháp phía nam, ai đủ sức leo sẽ có được một tầm nhìn bao quát thành phố Cologne. Từ

ngọn tháp này chúng tôi còn được thấy dòng sông Rhine êm đềm chảy vắt ngang.

Thành phố nhờ sông Rhine mà đã trở thành trung tâm thương mại rất sầm uất ở

châu Âu trong suốt bao nhiêu thế kỷ. Tuy nhiên trong thế chiến thứ II, rất nhiều

lại trường tồn với thời gian, vượt qua bao trận ném bom, “như thế là ý Chúa”, theo

người dân lý giải. [37;344]. Dù mưa bom bão đạn và thời gian tàn phá nhưng giáo

đường vẫn hiên ngang cùng với đất trời.

Với nước Ý, Dương Thụy được chiêm ngưỡng cung điện Catola có kiến trúc Gothic tuyệt mĩ từ thế kỉ thứ 16, nay cung điện được dùng làm nhà trưng bày mỹ thuật. Cung điện dường như được dát vàng nguyên chất và nạm các loại đá quý vào các cây cột bằng cẩm thạch vững bền. Cung Catola được xem là một công trình mẫu mực thời kỳ đầu của phong trào Phục Hưng. Hay là các công trình kiến trúc đa

dạng nằm dọc theo con Kênh Lớn: cung điện, nhà thờ, biệt thự… Này là cầu Than

Thở, này là những hẻm nhỏ rêu phong, này là những chiếc cầu hình vòng cung oằn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lên điệu đàng, này là nước, này là ghe, này là những đôi tình nhân, này là những nụ

hôn đắm đuối… [48; 363]

Dương Thụy đã rất bất ngờ trước công trình kiến trúc tuyệt đẹp được trưng bày ngoài đường phố, và đưa ra đề xuất là trưng bày các công trình ấy trong viện bảo tàng. Nhà văn cất bút:

Có thành phố nào trên khắp châu Âu mà thỉnh thoảng bạn lại bắt gặp ngay

dưới chân một công trình lộng lẫy bằng đất và đá được xây dựng vài chục thế kỉ trước, được bảo tồn bằng cách phủ kính dày trong suốt lên để người đi đường sững

sờ đứng lại chiêm ngưỡng? Và những công trình như vậy có nhiều đến độ dù muốn

dù không, những người kế thừa nền văn minh ấy không thể bảo tồn trọn vẹn được

hết mà phải khai quật lên đưa một phần vào viện bảo tàng. [48;339]

Dương Thụy khi đến với Roma, cô không thể nào không nhắc đến Đấu trường La Mã Colosseum. Ngoài các tác phẩm nghệ thuật với vô số tượng, tranh, thành quách nằm lộ thiên khắp nơi, đến Rome bạn không thể quên Đấu trường La Mã Colosseum, nơi thu hút khách du lịch đông nhất thành phố. Đấu trường xây dựng vào khoảng năm 69 sau Công nguyên, được vua La Mã yêu cầu phải tìm các loại vật liệu kiên cố có khả năng “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Chu vi của đấu trường dài nửa cây số, cao hơn 55 mét, xây hoàn toàn bằng đá. Với sức chứa 50 ngàn khán giả, hệ thống thang lầu phải thoáng giúp khán giả đi lại dễ dàng.

Và đây là vẻ đẹp của đài phun nước ở Hy Lạp: “Đài phun nước đẹp tuyệt vời

với quần thể tượng các vị thần Hy Lạp bằng cẩm thạch, bầy ngựa trắng kiêu hùng

và những phiến đá chảy nước róc rách xuống một cái hồ con.” [48;385]

Trong những công trình kiến trúc hiện đại của thế giới, chúng ta không thể nào không nhắc đến nhà hát Con Sò. Biểu tượng của nước Úc luôn là niềm tự hào của người dân châu lục này. Vẻ đẹp của báu vật Con Sò được Trung Nghĩa miêu tả rất tinh tế, khiến cho người đọc gấp cuốn sách lại là chỉ muốn tới nơi đây tham quan. Nhà hát Con Sò đã trở thành một công trình kiến trúc có giá trị vượt thời gian. “Nhà

hát có hai phòng biểu diễn với sức chứa khán phòng hòa nhạc chính là 2600 người

và khán phòng phụ là hơn 1000 người, ngoài ra còn có nhà hàng, thư viện và hàng

trăm phòng lớn nhỏ.” Và công trình này được nhà báo Trung Nghĩa miêu tả tỉ mỉ

như sau:

Công trình được xây dựng trên một mảnh đất hẹp nhô ra phía trước biển.

Người đoạt giải thiết kế nhà hát Con Sò là kiến trúc sư Jorn Utzon người Đan

Mạch. Đồ án của ông với những khối bê tông trắng khổng lồ cao vút lên không

trung như những cánh buồm màu trắng trên hải cảng đã được tính toán hết sức

khoa học từ những mảnh ghép cân xứng của một quả cầu. Tại bậc thềm trước

nhà hát vẫn còn lưu giữ và giới thiệu cho du khách thấy cách tính toán có quy

luật vật lí và hình học đặc biệt này. [48;16]

Chính vì thế, nơi đây trở thành chốn hẹn hò lí tưởng cho các cặp tình nhân và khách du lịch. Những buổi chiều mát rượi, ngồi trên các bậc thềm Nhà hát Con Sò để tự tình và ngắm cảnh quả là những giây phút thiên đường cho những đôi tình nhân cũng như du khách. Còn gì tuyệt vời hơn thế nữa.

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 54 - 61)