Sự hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 61 - 66)

Qua mỗi bước chân, tác giả dường như gặp lại dấu tích của một nền văn hóa, sự kết hợp giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc một cách hài hòa nhất. Thiên nhiên và công trình kiến trúc kì vĩ này đã gợi lên trong lòng nhà thơ “Một câu Đường thi, một bài Sở từ, một ngôi tháp cổ, một miếu danh nhân, một mái lầu

Hoàng Hạc, một tiếng chuông chùa nơi núi lạnh, một ngọn đèn ngu phủ giữa sương

khuya, một dòng tràng gian điệp điệp…” [33 ;54] trong cuốn Bên mộ vua Tần của

nhà báo lão thành Phan Quang.

Trong cuốn Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, khi tới thăm thành phố London của xứ sở sương mù, Ngô Thị Giáng Uyên đã cho người đọc chiêm ngưỡng trong trí tưởng tượng của mình về những công trình kiến trúc thật tuyệt với. Đó là:

Chỉ cách đó một quãng đi bộ, nhà thờ Westminter là trung tâm hệ thống nhà

thờ Thiên chúa giáo của cả Vương quốc Anh gồm Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc

Ailen. Đây cũng là điển hình duy nhất của kiến trúc theo kiểu neo-Byzantine ở

London, với tháp xây bằng đá trắng và gạch đỏ bên ngoài; còn bên trong nhà thờ

dát cẩm thạch và đá mosaic, nhưng chỉ một nửa, nửa còn lại dát gạch trần vì nhà

thờ đang trang trí dở thì… hết tiền (đó là những gì tôi biết từ sách du lịch Lonely

Planet và những trang web chính thức của thành phố). Nhưng nhờ vậy mà nhà thờ

mang nét đặc trưng rất riêng, nhất là vào lúc đầu đêm, khi ánh nến lung linh hắt lên tường và cả không gian ngập trong những mảng sáng tối.” Một kiểu nhà thờ độc đáo. Bên cạnh đó còn là vẻ đẹp của một ngọn tháp nổi tiếng “Tower Bridge được

xây bằng đá từ vùng Cornwall và Portland. Trông xa đẹp và sang trọng như một

tòa lâu đài, nhất là vào đêm, khi điện thắp sáng huy hoàng hắt bóng cầu xuống mặt

nước lung linh như một giấc mơ thời thơ ấu. Vào đêm, khi điện thắp sáng huy

hoàng hắt bóng cầu xuống mặt nước lung linh như một giấc mơ thời thơ ấu. [51;47]

Bước sang nước Pháp, những chiếc cầu với dòng sông lững lờ trôi luôn là điểm nhấn để thu hút những du khách, tạo ra nét riêng cho Paris hoa lệ:

Paris nếu không có những chiếc cầu, hoặc Paris mà không “trôi dòng Seine”

thật chẳng còn là Paris, một Paris của thi ca, của tình yêu, của cái đẹp toàn bích và

lãng mạn. Vì thế, dù chẳng còn ở tuổi mộng mơ, tôi vẫn không nguôi giấc mơ quay

lại thành Ba-lê, để được ngâm nga “Dưới cầu Mirabeau trôi dòng Seine - Đêm cứ

đến, giờ cứ điểm - Tháng ngày cứ trôi, tôi vẫn còn đây [51;53]

Hay một nét vừa hiện đại vừa cổ kính được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, giữa cánh rừng và thành phố công nghiệp:

Muốn đi xa hơn thì rừng Rennes bao quanh thành phố là nơi người ta có thể

dạo chơi vào những ngày cuối tuần. Rừng tuy nhỏ và nằm gần thành phố đông dân

cư nhưng do ý thức bảo tồn thiên nhiên cao, rừng vẫn có các con thú trú ngụ.

Thảng hoặc những chiếc xe bus chạy ngang qua những con đường mòn cắt ngang

rừng, người ta vui mừng thấy những chú sóc chuyền mình trên cao, những con nai

ngơ ngác ngước mắt nhìn ra và cả một gia đình nhím nối đuôi nhau đi[51 ;141]

Thành phố Rennes hiện đại mà cổ kính, công nghiệp mà hòa mình với thiên

nhiên, phát triển mà vẫn tôn trọng những giá trị truyền thống.

Thiên nhiên và kiến trúc đã làm nên sự hài hòa của ngôi làng mà Dương Thụy đặt chân đến, tạo nên vẻ thanh bình, rộn ràng mà ấm áp của ngôi làng:

Nắng mặt trời là một “đặc sản” làm nên màu vàng óng ả của ngôi làng nhỏ,

nắng chiếu vào những cánh cửa màu xanh da trời, vào dàn dây leo xanh rợp bám

dày những bức tường đá cổ, vào những chậu hoa rực rỡ luôn có lũ bướm lượn lờ

bên trên. Vì ngôi làng luôn có nắng mặt trời dù vào mùa đông, vẻ cổ kính không

những cửa sổ xanh xanh, những ngõ nhỏ uốn lượn, những bồn phun nước gắn vào

tường là linh hồn của ngôi làng Saint Rémy.” [48;146].

Đó còn là phong cảnh làng Saint Rémy với những bức tường phủ đầy dây leo, những ngõ nhỏ thanh vắng, những bậu cửa sổ xanh, những bông hoa hướng dương, những chú ve sầu… tất cả đều toát lên vẻ thanh bình, giản dị mà vô cùng quyến rũ.

Một ngôi làng mà Dương Thụy có dịp đi qua, hiện lên với vẻ đẹp ấn tượng bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của kiến trúc nơi đây. Tất cả những cánh cửa đều làm bằng gỗ, hoặc có màu tự nhiên thâm trầm, hoặc được dân làng sơn màu xanh, màu đặc trưng của miền Nam nước Pháp. Xen giữa những ngôi nhà cao bằng đá là cây cối xanh um và những bông hoa rực rỡ sắc màu vì luôn được mặt trời yêu thương sưởi ấm quanh năm.

Hay là hình ảnh thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp ngọt ngào, ấm áp: “Hãy đứng nhìn xuống thung lũng xanh rì phía dưới, bắc ghế

ngồi giữa những dây leo đầy hoa, nghe tiếng ong bướm trò chuyện râm ran và để

làn da trần được mơn trớn dưới ánh nắng ấm áp. Thiên nhiên và con người như hòa

quyện vào nhau, đá và hoa, nắng và gió.” [48;175]

Đứng trước cảnh vật của tạo hóa và cảnh vật được nhào nặn của bàn tay con người, bờ kè hoa quanh hồ Léman thật rực rỡ :

Và đã đến Montreux, không thể không nhắc đến bờ kè hoa bao quanh hồ

Léman rực hoa. Bờ kè này được đặt tên là “kè hoa”, và y như tên gọi, bờ kéo dài từ

trung tâm thành phố đến khu Terriet tràn ngập các loài hoa được trồng tỉa công

phu, lúc nào cũng tỏa một mùi hương thơm dịu, quyến rũ, mộng mơ. Đặc biệt hoa

Thủy tiên (Narcisuss) được xem là biểu tượng của Montreux. Chắc trên thế giới này

không ó nơi nào đi dạo lãng mạn như dọc theo kè hoa này. Những bông hoa khoe

sắc bên mặt hồ lung linh, xa xa là dãy núi Dents-du-Midi trải dài, xanh rờn ngút

mắt, thỉnh thoảng vài chiếc tàu mang cờ Thụy Sĩ lướt ngang, những con chim chao

lượn vờn quanh… Tôi chỉ mong thời gian đừng trôi nữa. Đặc biệt, trong ráng chiều đỏ sậm buổi hoàng hôn, khi dãy núi Dents-du-Midi trở nên sẫm lại và mặt nước hồ

trông thật kiêu hãnh nhưng đơn độc và buồn bã. Như cuộc đời nhiều vinh quang

nhưng cũng lắm bi kịch của chàng. [48 ;215]

Đến với Luxembourg, Dương Thụy có được ấn tượng về một đất nước có ngành tài chính phát triển lại là không gian thoáng đãng được thiên nhiên bao bọc quá an lành. Sức hút nằm ở chỗ:

Một màu xanh thơm dịu trải dài trong tầm mắt, cuộn tròn và êm đềm ôm thành

phố Luxembourg vào lòng. Thành phố được kết hợp rất hài hòa giữa hai phong

cách hiện đại và truyền thống đan xen nhau. Những tòa nhà tài chính hiện đại nằm

ở giữa trung tâm. Nơi có tòa nhà hành chính Clairefontaine và tượng Quận chúa Charlote được vinh danh ở lối vào. Phong cách truyền thống và thiên nhiên được

thể hiện ở khu kiến trúc cở Kirchberg, khu Grund và khu rừng trải dài ở ngay đó.

[48;325].

Còn gì tuyệt vời hơn thế nữa. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó dù chỉ là những bức tường thành phủ rêu phong, những trụ đá vô tri, những bậc thang nhẵn thin…, tất cả đều được trân trọng và bảo tồn. Các lối đi được giữ vệ sinh tối đa, những bảng tên ghi lại dấu ấn lịch sử, những ống nhòm hỗ trợ khách du lịch có một tầm nhìn khả dĩ hơn. Bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy Luxembourg rất biết tôn trọng những gì họ có và vì thế, họ có quyền được mọi người khách ghé qua tôn trọng lại. Chiếc cầu Grand Duke Adolphe được xây năm 1903, cao 84,65 mét bắc ngang thành phố, được xem là một niềm hãnh diện của Luxembourg. Vào thời điểm mới xây thì

... đây là chiếc cầu đá có dây văng bằng sắt dài nhất thế giới. Chúng tôi đi dạo ở công viên phía dưới thân cầu, ngắm những thảm cỏ xanh trải ngút

tầm mắt, nhìn những chiếc lá vàng rơi theo từng cơn gió thoảng. Trên một đồi

cỏ, người ta dựng những trái cầu màu đỏ, cao chừng hai mét, nằm rải rác từ

đỉnh đồi xuống chân đồi như thể ai đó tung những trái cầu khổng lồ cho lăn tự

do. Chúng tôi leo lên những trái cầu, chụp hình lưu niệm, khen cho ai có sáng

kiến tuy giản dị nhưng rất độc đáo. Những quả cầu đỏ bóng trên đồi cỏ xanh

rì như một điểm nhấn duyên dáng, tạo vẻ ấm cúng và cho ta một cảm giác yên bình: con người và thiên nhiên phải hòa hợp với nhau. [48;328]

Dương Thụy cũng cảm nhận được sự hài hòa đến tuyệt vời giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc ở Bồ Đào Nha, khiến cho Lisbon đặc biệt hơn so với các thành phố khác ở Châu Âu:

Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn được ốp gạch men có những họa tiết màu xanh

của sứ. Việc dùng gạch men azulejos làm vật liệu trang trí là một trong những nghệ

thuật kiến trúc đặc trưng của Bồ Đào Nha. Hàng cọ dài thẳng tắp và những con

đường lót đá kỳ công theo những họa tiết tinh xảo với hai màu đen trắng cũng là nét lạ của đất nước này. [48;416]

Giữa thiên nhiên nước Úc và nhà hát Con Sò có sự hài hòa đến tuyệt diệu, làm cho vẻ đẹp của nhà hát thêm lung linh. Vào những ngày nắng đẹp, các mái vòm lợp bằng ngói granite tráng men trắng trở nên bóng loáng, lấp lánh như kim cương giữa bầu trời trong xanh. Khi hoàng hôn buông xuống, hình dáng nhà hát đổ bóng silhouette sắc nét trên nền trời Sydney lãng đãng pha trộn nhiều lớp màu được vẽ tài tình bởi người họa sĩ thiên nhiên. Đến khi mọi thứ đã chìm trong màn đêm thì nhà hát Con Sò vẫn nổi bật lung linh với những ánh đèn chiếu sáng các khối hình sắp đặt hài hòa giữa không gian thinh lặng. Một sự hài hòa đáng ngạc nhiên.

Thành phố Tbilixi của xứ Gruzia quả là “danh bất hư truyền” với Phan Quang :

Nhà cửa xây dựng trên những dải đồi chập chùng, đứng bất kì đâu tầm mắt cũng có thể nhìn bao quát một vùng rộng, nhà cao, nhà thấp san sát giữa cây xanh. Đường phố lượn lờ giữa các mé đồi. và con sông Kura nhỏ và đẹp như một dải lụa

lại cố tình uốn éo làm duyên, mặc dù ở khúc sông chảy ngang qua thành phố, hai

bờ của nó bị cạp bằng đá hộc, chứ không còn thoải mái giữa những bãi, những

ghềnh tự nhiên như ở nơi khác. [34;165]

Vẻ đẹp của đất nước càng trở nên nổi bật hơn, lung linh hơn nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình kiên trúc. Vẻ đẹp tự nhiên và nhân tạo luôn gắn liền với nhau, chứng tỏ tài năng nghệ thuật ngày càng phát triển của con người. Nhưng dẫu rằng sự hài hòa ấy có đẹp đến thế nào đi chăng nữa, nếu không

có tâm hồn tinh tế và ngòi bút điêu luyện của người viết thì những cảnh đẹp ấy cũng chỉ như những hình ảnh khô cứng mà thôi.

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)