Nhữngđề tài trong du kí Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 28 - 33)

Trong những tác phẩm này, đề tài mà các tác giả hướng đến đó là thiên nhiên, cuộc sống con người, văn hóa, chính trị của các đất nước mà tác giả đặt chân đến. Và đặc biệt hơn, những bài ghi chép về con người, đất nước, văn hoá… của một quốc gia khác sau những chuyến xuất ngoại còn cuốn hút độc giả Việt Nam nhiều hơn nữa. Đó chính là những bài bút ký độc đáo, vì không phải cái thực tế ấy độc giả nào cũng biết. Trước tiên phải kể đến cuốn Trần Bạch Đằng – Du kí (NXB

Trẻ, 2008)- đây là một tuyển tập gồm các bài viết ghi chép các chuyến xuất ngoại của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Trần Bạch Đằng từ năm 1977 đến năm 1999. Khoảng 20 năm với 6 chuyến đi qua 19 quốc gia và lãnh thổ, có khi là thăm viếng ngoại giao, có khi là trao đổi về học thuật, nghiên cứu, có khi chỉ là đi nghỉ ngơi, du lịch… Với ngòi bút sắc sảo của mình, ông đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe dưới con mắt quan sát tinh tế và sự cảm nhận sâu sắc mang đến cho người đọc những trang viết, những bút ký đầy chất liệu sống và cái tâm của người cầm bút.

Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương (NXB Trẻ, 2006) là cuốn du kí ghi lại những kỉ niệm thời du học Anh của Ngô Thị Giáng Uyên, với những cảm xúc của một người trẻ tuổi khi quan sát những nơi mình đặt chân đến. Cuốn sách viết về 14 nước châu Âu (Anh, Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan, Hi Lạp, Liechtenstein, Pháp, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, xứ Wales, Ý). Dưới mắt nhìn của Uyên, châu Âu hiện lên với những tương phản khiêm tốn và kiêu hãnh, sôi nổi và êm đềm, gần gũi và lạnh lùng, hội hè và trầm mặc, hiện đại và quê mùa, giản dị và xa hoa, mơ màng và tỉnh táo… Một châu Âu còn vương vấn mãi trong cô như mùi hoa oải hương (lavender) còn thơm trên ngón tay.

Nhà văn Dương Thuỵ với kinh nghiệm du học nhiều năm ở Pháp, Bỉ và du lịch khắp nơi ở Châu Âu đã viết nên cuốn du ký Châu Âu rất dễ thương mang tên

Venise và những cuộc tình gondola(NXB Trẻ, 2009). Cuốn sách đã thể hiện vai trò

như một cuốn nhật ký hành trình khám phá 11 nước châu Âu (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Áo, Luxembourg) nhưng nổi bật nhất là những tình cảm trìu mến của tác giả dành cho nước Pháp (chiếm phần lớn trong cuốn du kí). Bởi Dương Thuỵ là một cử nhân văn chương Pháp, xin được học bổng

đi tu nghiệp về nghề phóng viên và cách quản lý một tờ báo của báo Ouest-France (Pháp). Sau đó mới du học ở Bỉ.

Với sự ra đời của hai tác phẩm 0TSydney yêu thương (NXB Trẻ, 2009)0T, nhà báo Trung Nghĩa (biên tập viên phòng truyền hình báo 0TTuổi Trẻ)0Tcũng cho chúng ta thấy một cây bút du kí khá xuất sắc. Vào năm 2007, Trung Nghĩa có dịp đi du học ngắn hạn tại Sydney (Úc) và du kí 0TSydney yêu thương0Tlà quyển sách viết riêng về thành phố Sydney của nước Úc, cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng, hấp dẫn và bổ ích với những ai từng đến, sắp đến hay là du học sinh muốn đến Sydney. Ở đây, anh đã có dịp tiếp xúc và chụp ảnh với các ngôi sao nổi tiếng như: Nicole Kidman, Zac Efron, Leo Sayer, Delta Goodrem, Trương Học Hữu, David Beckham…

Du kí luôn khơi lên những ước mơ cho bạn đọc, cho những độc giả được mơ ước. Du kí là thể loại mang lại cảm hứng cho người đọc về phong vị khám phá những vùng đất lạ, cảm xúc về những lộ trình mới, hình ảnh về những chuyển động đặc biệt… Nhưng du kí của Trần Bạch Đằng còn có cả những tư tưởng về kinh tế chính trị, các quan niệm về ngoại giao… Những ghi chép và cảm nhận của ông ở các nước ông đến thăm như Nicaragua, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Cuba, Canada, Úc, Mỹ, Kiribati… khơi gợi nơi bạn đọc ngày nay nhìn lại cả một thời kỳ lịch sử qua những trăn trở của ông về những vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những quốc gia tại Đông Âu và Nam Mỹ. Những bài học về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá được ông rút ra được từ chuyến tham quan một số quốc gia đã và đang phát triển sẽ trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu cho đất nước ta trên bước đường phát triển kinh tế hiện nay. Những độc giả hậu bối của nhà cách mạng Trần Bạch Đằng sẽ tiếp tục tiếp nối ước mơ sánh bước năm châu đó của ông.

Khi đọc Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, độc giả sẽ cùng Giáng Uyên đi qua những mùa xứ lạ ở châu Âu. Cô chia sẻ: Ở nước Anh, tôi không còn dáo dác

nhìn xem hoàng tử William có đứng đâu đó không vì đứa bạn gái ở nhà dặn bao giờ thấy chàng nhớ chụp hình chung đem về cho coi. Tôi cũng thề không ăn uống phủ phê ở Pháp để đến nỗi phải trúng thực hai đêm liền nằm rên hừ hừ, cũng không dại

kinh nghiệm về ẩm thực, du lịch, mua sắm… được Giáng Uyên chia sẻ với độc giả rất chân tình.

Tương tự Giáng Uyên, Dương Thuỵ cũng “gói ghém” trong Venise và những

cuộc tình gondola một loạt những bí quyết giúp các bạn độc giả khi ở vào hoàn

cảnh như cô sẽ có một cách giải quyết thoả đáng và tối ưu nhất. Theo nhiều độc giả nhận xét, cuốn sách này hay hơn những tác phẩm trước của Dương Thụy, có lẽ do viết theo kiểu bút ký “mắt thấy tai nghe”, hình ảnh “đặc nét sống động” nên thu hút nhiều độc giả. Chỉ sau một tháng phát hành (in lần đầu 3.000 cuốn), Venise và

những cuộc tình gondolađã được tái bản lần 1. Cuốn sách này cũng đứng trong top

5 cuốn sách bán chạy nhất nhiều tuần liền của nhà sách trên mạng vinabook.com. Dương Thuỵ còn tổ chức một cuộc thi viết cảm nhận về tác phẩm này trên website của chị.

Theo độc giả Bùi Thị Ngọc Sáng (TP.HCM), Venise và những cuộc tình

gondola là cuốn du kí dễ thương nhất chị từng đọc. Lý do được chị Sáng liệt kê đó

là: sự bộc bạch chân thành về cách xin học bổng; các bài viết đều rất đặc sắc theo từng nước và từng thành phố; văn phong vừa giản dị, súc tích, vừa hóm hỉnh, trẻ trung; cấu trúc sách dễ đọc, phân đoạn hợp lý, hình ảnh minh hoạ sinh động…

0T

Sydney yêu thương được 0TTrung Nghĩa viết như con người của mình, không màu mè không vòng vo với lối nhìn sự việc trực diện và đánh giá các nhân vật của mình mang nhiều cảm tính. Những hình ảnh tràn đầy màu sắc, rực rỡ với chân dung các ngôi sao nổi tiếng khiến sách của anh như một cuốn du kí bằng hình tuyệt đẹp.

Những cuốn du kí của Giáng Uyên, Dương Thuỵ, Trung Nghĩa - những người viết trẻ năng động, đi nhiều - học nhiều - biết nhiều đã gợi lên trong lòng độc giả những rộn ràng khó tả. Được bay đi bốn phương, tò mò khám phá, háo hức trải nghiệm… đó là những ước mơ muôn đời của bất cứ ai (đặc biệt là người trẻ). Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, việc xuất ngoại để đi công tác, học hành, du lịch không còn hiếm hoi như xưa nữa. Rất nhiều người Việt đang “xê-dịch” khắp nơi trên thế giới, đang bay đi hút hoa tìm mật để mang về bồi đắp, xây dựng nước nhà, ước

mong quê hương cũng giàu đẹp, phát triển như các cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, sẽ còn nhiều, nhiều nữa những tác phẩm du kí đặc sắc ra đời.

Tiểu kết

Du kí, có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nói gọn lài đó là ghi chép những sự việc đã xảy ra và tác giả bộc lộ cảm xúc của mình. Tiểu loại này xuất hiện từ lâu trên văn đàn dân tộc và đã đạt dược những thành tựu nhất định. Du kí là một địa hạt màu mỡ cho những cây bút ngày nay khai phá, với sức trẻ, họ đã tìm đến mảnh đất màu mỡ này và thỏa sức chắp bút với nhữngđề tài về đất nước, xã hội và con người nước ngoài- nơi họ đã đi qua. Và những đề tài ấy luôn cuốn hút, cũng như hấp dẫn người đọc, tạo thành thời kì bùng nổ của du kí như nhiều người đã nhận địn

Chương 2

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)