Những con người hết mình vì đam mê, hết mình vì cuộc sống

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 75 - 78)

Khi nói đến những con người trên những mảnh đất mà các tác giả của chúng ta đặt chân đến, thì phải kể tới những con người luôn đam mê, luôn nhiệt tình vì công việc, vì cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì họ cũng lạc quan, hết mình vì cuộc sống. Đối với họ, cuộc sống là luôn hướng về phía trước.

Một lần gặp gỡ trên quán ăn vỉa hè, nhưng chàng sinh viên đi làm thêm đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Dương Thụy:

Chàng phục vụ trẻ tuổi cho tôi biết ngồi ngoài vỉa hè giá mắc hơn ngồi

trong nhà, nhưng chàng sẽ dối ông chủ, chỉ tính tiền cho tôi bằng giá bên trong.

Buồn cười vì ở Việt Nam mình thường ngồi vỉa hè là nghèo hèn, ngồi phòng máy

lạnh nhìn phố qua cửa kính mới là sang, tôi cũng cảm ơn anh chàng phục vụ rối

rít và giữ chân chàng ở lại để “tán tỉnh” vài câu. “Chàng” còn trẻ quá, mới

mười tám mà thôi, đi làm ban đêm để dành tiền vào đại học. [48;72]. Một chàng

trai còn trẻ tuổi, đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí, thật là đáng khen ngợi. Đó còn là những con người luôn dành hết tình yêu cho nơi quê hương thân thuộc. Họ đặc biệt yêu nơi chốn của mình và ra sức giữ gìn ngôi làng tổ tiên theo một cách riêng, sao cho hàng năm lượng khách du lịch tăng lên mà vẫn giữ được nét

thiên nhiên của làng. Họ làm được điều đó nhờ biết hướng dẫn cho khách cùng trân trọng di sản: các tấm bảng chỉ đường ghi rõ ràng, những dòng chữ dặn dò hãy giữ yên tĩnh, các nhà vệ sinh công cộng luôn sạch sẽ, các thùng rác đặt tế nhị dọc lối đi… Ngoài ra, dân làng còn đi rảo khắp nơi nhằm giúp đỡ khách và tiện thể dò xem có ai gây tác hại gì đến Gordes.

Những người bạn trẻ, luôn tìm tòi học hỏi kiến thức, đối với họ, học tập là con đường tìm hiểu kiến thức tối ưu và họ luôn hết mình để thỏa mãn niềm đam mê ấy. Trong Venise và những cuộc tình gondola, Dương Thụy đã may mắm được tầm

sư học đạo cùng những người bạn trẻ ấy:

Nhưng Liège là nơi tụ họp những bạn trẻ từ khắp nơi cùng đến tìm kiến

thức. Trường Đại học Liège là một trong những ngôi trường châu Âu danh tiếng

với các khoa, các ban, các nhánh học thật phong phú. Vì thế, ở Liège tôi có thể

gặp những sinh viên đủ mọi màu da và kết bạn với đủ mọi quốc tịch: Masako đến

từ Nhật để học ngành khảo cổ, Zineb người Maroc học văn chương, Nadine từ

Canada sang hoàn thành khóa kỹ sư hàng không, Zita gốc châu Phi chọn học

nuôi trồng thủy hải sản, Philippe từ nước láng giềng Pháp sang học ngành thú y,

rồi những cô cậu trẻ măng mãi tận bên Mỹ cũng hăm hở đến Liège học về hàng

hải, xây dựng và nông nghiệp. Có thể nói Liège là thành phố “hợp chủng quốc”

dành cho những người trẻ. [48 ;263]. Thật đáng tự hào khi thế giới chúng ta luôn có những người đam mê học tập như thế.

Đến với xứ sở chuột túi để du học, Trung Nghĩa cũng đã có nhiều cơ hội giao lưu với bạn học bốn phương. Tất cả họ đều là những người trẻ, đầy nhiệt tình năng động cùng với tinh thần cầu tiến. Dù cuộc sống xa nhà gặp nhiều khó khăn và phải làm thêm để có tiền trang trải học phí cũng như sinh hoạt nhưng ở họ vẫn toát lên tinh thần ham học hỏi.

Như vậy, những trang du ký đã cung cấp cho người đọc thêm nhiều hiểu biết về các phong tục tập quán, về những nét văn hóa của các vùng miền của các nước xa xôi trên thế giới mà họ đi qua. Đó là việc làm hữu ích, có giá trị không chỉ đối với người đọc bấy giờ, mà còn cả với những thế hệ sau này.

Tiểu kết

Viết về hình ảnh con người, các tác giả du kí đã có cái nhìn khá bao quát. Các tác giả đã dừng lại ở việc khắc họa, miêu tả một số hình ảnh đại diện mọi tầng lớp của xã hội, hướng con mắt đến những người cùng khổ, cảm nhận đời sống cần lao của họ và phát hiện ra những phẩm chất đáng quý, đáng học tập từ những con người ấy. Chính vì thế, những nhà du kí đã có cái nhìn trân trọng đối với những người bị xem là tầng lớp dưới này.

Như vậy việc khảo sát một vài khía cạnh về nội dung của thể du kí trong những tác phẩm viết về nước ngoài đã cho thấy những giá trị phong phú của một tác phẩm du kí. Du kí không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn chứa đựng trong đó nhiều yếu tố thiên nhiên, con người, địa dư văn hóa, giáo dục và đôi khi nó còn phản ánh cả phương diện chính trị - xã hội. Bức tranh hiện thực trong du kí phần nào đã cho thấy sự toàn cảnh về vẻ đẹp của các đất nước, về con người. Những giá trị mà nội dung du kí đem lại không chỉ có ý nghĩa với người đọc hôm nay và cả mai sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)