Kết hợp giữa nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 84 - 90)

Du kí được ra đời dưới hình thức của một câu chuyện kể, theo ghi chép của người viết. Chính nhờ nghệ thuật miêu tả kết hợp với kể chuyện đã làm tăng thêm

tính sinh động và hấp dẫn cho câu chuyện kể. Khi đọc những dòng văn như thế, cảnh vật hiện lên trước mắt chúng ta thật sinh động, đồng thời cũng cuốn người đọc vào mạch của câu chuyện. Như vậy, sự góp phần của những câu văn miêu tả làm tác phẩm du kí không khô khan, cứng nhắc mà mềm mại, uyển chuyển đầy sức thu hút đối với độc giả.

Trong cuốn Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, Ngô Thị Giáng Uyên đã chứng kiến bức họa tuyệt vời. Trời xanh biếc. Những ngôi nhà gỗ xinh xắn như hộp diêm tuyết phủ dày, xôm xốp mịn màng trắng muốt trên mái trông như những ngôi nhà trang trí trên bánh Buche de Noel. Rặng núi Alps nổi tiếng thế giới chập chùng và những cánh đồng cũng ngập tràn tuyết phủ, trông đẹp như những tấm thiệp giáng sinh, đẹp hư hư thực thực. Cảnh đẹp làm “trái tim phiền muộn đã vui lại một giờ” tác giả đứng dậy tì mặt vào khung kính cửa sổ tàu, nhìn là ng mạc miền quê êm đềm như tranh vẽ vút qua. Tuyết bắt đầu rơi trở lại, ban đầu còn lất phất, sau nặng hạt dần. Những bông tuyết li ti bay xiên như những giọt nước mắt bị gió thổi bạt đi. Chỉ còn vài tiếng nữa đến giáng sinh, khi tàu ghé vào một ga xép nhỏ dọc đường, cửa tàu mở ra và không gian tràn ngập bản “Silent night” bằng tiếng địa phương da diết. Bản nhạc này đến nay đã nổi tiếng thế giới, cứ mỗi độ Noel lại vang lên từ những khu phố Manhattan hào nhoáng trong lòng New York nhộn nhịp sôi nổi tới những nhà thờ trong một ngôi làng Việt Nam xa xôi hẻo lánh, nhưng mấy ai biết được nó ra đời mấy trăm năm trước từ nước Áo yên ả thanh bình đẹp như tranh vẽ mùa đông? Khi ở sân ga trở về nhà ba mẹ Daniel, trên con phố xa xôi dẫn lên đèo phủ đầy tuyết của đất nước mơ màng ấy, Ngô Thị Giáng Uyên lại nghe lại bài hát này lần nữa. Những câu hát giáng sinh tác giả không hiểu hết lời từ radio trên xe bỗng ngân lên trong tôi như những giọt nước mắt hạnh phúc rơi trên tuyết rồi tan đi, tan đi...

Đêm cuối năm, chúng tôi đi dạo từ Spiegelgasse, khu phố yên tĩnh treo đầy đèn hình sao và bông tuyết về lại Stephansplatz. Hàng trăm ngàn người dân Vienna

và khách du lịch chen chúc tại đây xem pháo hoa bắn lên nền trời những đường

bay đầu tiên từ Vienna về London vào sáng sớm ngày đầu năm 2005. Những hình ảnh pháo hoa vào lúc nửa đêm, những ngôi nhà cổ, thánh đường uy nghiêm, xe

ngựa, sông Danube và những hoài cổ Habsurg sẽ còn theo tôi cho đến khi tôi quay

lại nơi đây lần nữa. [51 ;328]

Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện được kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn là một nét đặc sắc của những cuốn du kí này. Nguyễn Phan Quế Mai đã từng miêu tả và kể chuyện như thế:

Trở về với cánh đồng tuổi thơ, tôi được dịp dạy hai con của tôi đuổi bắt châu

chấu, cào cào, nếm vị ngọt thơm của nhánh đòng đòng. Chúng tôi được hái

những quả cà chua vừa chín ửng trên cây, chọn một quả bí đỏ to nhất trên

ruộng, vặt những quả đậu xanh và đậu bắp mập mạp nõn nà. Tiếng ríu rít của

con tôi hòa thánh thót cùng tiếng thiên nhiên, của những chú chim chào mào đầu

đỏ đang nghiêng ngó trên cây. [24;6]

Đối với Ngô Thị Giáng Uyên, cô trải lòng mình với tình yêu thiên nhiên và câu chuyện kể cùng nét đẹp của mùa xuân trên xứ sở sương mù. Một câu chuyện kể được xen lẫn với việc miêu tả khiến người đọc khó lòng tách hai phương thức này ra:

Còn mùa xuân, tôi yêu nhất mùa xuân châu Âu, khi những búp non bắt đầu

nhú trên cành và tất cả những loài hoa ngủ yên qua những ngày dài lạnh lẽo bắt

đầu nở khắp lối đi. Buổi sáng tôi mở cửa phòng lòng phơi phới, hát nghêu ngao bài "Hoa trên cửa sổ" của Travis: "Look at you now, flowers in the window it's such a lovely day, and I'm glad you feel the same". Đến nước Anh tôi mới phân

biệt được sự khác nhau giữa blossom - hoa nhỏ li ti nở bung trắng xóa hay hồng

phấn khắp vòm cây lớn, những hoa mơ, hoa mận, hoa táo rồi sẽ đậu trái vào

mùa sau - với flowers - hoa mọc trên cây nhỏ hoặc cành mảnh khảnh, nở rồi tàn

phai. Mùa hè, 11g khuya mặt trời mới lặn, loáng đã hết đêm, một màu xanh mát

mắt trải khắp nơi. Cây táo nhà gần trường tôi học, những hoa táo trắng mùa

xuân giờ thành trái đỏ ối khắp cành và rụng lăn lóc cả trên đường đi, táo chín

Khi Dương Thụy đến với khu chợ ở nước Pháp, cô vừa kể vừa miêu tả các loại trái cây rất sinh động.

Chợ rau củ cũng là một nơi thu hút khách du lịch đến chụp hình vì nơi đây rất

rực rỡ. Ngoài ra, dân địa phương cũng đến rất đông do rau củ khá tươi và trông

vô cùng đẹp mắt. Rau củ chợ Saint Rémy không chỉ dùng để ăn mà còn để trang

trí. Này là những trái ớt chuông màu vàng rực, đỏ thắm, xanh mượt. Này là

những quả cà chua đỏ hồng, căng tròn, bóng bẩy. Này là những quả cà tím dài

duyên dáng, mập mạp, láng mướt. Này là những trái dưa leo xanh sẫm, chắc

nịch, cuống cong lên khiêu khích… Đặc biệt, gian hàng các loại trái mướp

Provence luôn là tâm điểm của khu chợ. Mướp Provence có kiểu dáng rất ngộ nghĩnh dùng làm trang trí rất ấn tượng. Có trái mập mạp và cổ uốn cong lên

trông chẳng khác gì một con thiên nga màu vàng rực, đỏ thắm hoặc trắng hồng.

Có trái tròn dẹp và phồng cao như trái bí rợ nhưng “phốp pháp” hơn. Có trái

hình bầu dục, có trái hình ống, có trái hình trái tim. Mướp Provence khi ăn có

mùi vị thơm ngon, giông giống bí rợ lẫn với mướp hoặc với cà tím. Người ta thường hay nấu súp, xay nát ra, chẳng cần phải nêm gì ngoài tí muối. Dù súp được nấu chay, không thịt, cũng chẳng có bột ngọt, nhưng vị ngọt thiên nhiên

của mướp thật tinh khiết, thơm tho và hấp dẫn. Tuy nhiên không phải loại mướp

nào cũng để ăn vì nhiều khi người Provence chỉ mua về để trang trí. Họ chất các

loại mướp hình dạng và màu sắc khác nhau vào một rổ mây, đặt lên bàn khách

hoặc trong phòng bếp. Bức tranh phồn thịnh và thanh bình đã hiện ra vô cùng

thyết phục. [48;155]

Với Venise và những cuộc tình gondola, nhà văn Dương Thụy đã kể về cuộc

sống của cô nhưng xen lẫn là miêu tả:

Mỗi sáng tôi cùng ông nội vượt một cây số “đường rừng”, cẩn thận đặt

từng bước chân lên thảm lá vàng ẩm ướt, ung dung tự tại… xách giỏ đi siêu thị

mua thức ăn. Chúng tôi chỉ cần bước qua khỏi ranh giới của rừng là rơi ngay

vào khu vực của “phố”, với đầy đủ những cửa hàng mua bán bận rộn và những

rồi chống cằm chuyện gẫu chờ bọn thú rừng như sóc, thỏ, chim muông sà đến

kiếm thức ăn. Buổi tối tôi mở hé cửa sổ cho gió lạnh tràn vào cùng những giấc

mơ thần tiên, nghe văng vẳng bên tai tiếng suối chảy róc rách, nửa tỉnh nửa mê

ngỡ mình là “công chúa ngủ trong rừng”, hoang đường chờ hoàng tử đến hôn

cho một cái! [48;224]

Miêu tả nhưng Dương Thụy chẳng khác gì kể chuyện cho chúng ta nghe:

Băng qua một chiếc cầu bé xinh trong một con hẻm vắng lặng, tôi “chết trân” chợt

nhận ra một dòng kênh phủ rợp những lá bèo xanh rì. Con kênh nhỏ cho tôi một

bức tranh khó dùng từ để tả: Những cánh cửa sổ gỗ nâu, trên bệ là những chậu hoa

đỏ, dàn dây leo bám vào tường rung rinh trong gió, một chú vịt con từ đâu chui ra “cạp cạp” thân tình.” [48;302]

Hay là: “Khi đứng trên đồi cao từ phía bên kia, trông về Acropolis sừng sững

trong những cơn gió lồng lộng, sẽ khó tránh khỏi cảm giác ngậm ngùi khi nhìn

Athens hiện đại lô xô bên dưới. Nhà cửa xây cất không theo trật tự và những mảng

màu xám lấn át cả khu phố cổ nâu vàng có những cây ô liu xanh lúp xúp. Những

tòa nhà chung cư bên ngoài đã xuống cấp, tàn tạ, quần áo phơi lung tung không

khác những cuốn phim về thời bao cấp ở Việt Nam (Sau đó tôi tình cờ đọc một bài

báo gọi Athens là nơi có những công trình xưa vĩ đại sống sót giữa một biển xi

măng). Tôi quay sang, nói đùa với Daniel đang ngồi bên” [48;344]

Còn đối với nhà báo Phan Quang thì đó còn là thiên nhiên hài hòa, thanh nhã và thoang thoảng mùi hương: “Đang giữa tiết xuân, bụi bờ, cây cỏ đều nở hoa. Hoa

trắng, hoa vàng nhạt, hoa phớt tím, hoa hồng non. Tôi để ý dường như có rất ít sắc

màu mạnh ở đây. Trong không gian bàng bạc một mùi hương, khi thì thoang thoảng

như mùi lá hương nhu, khi thì đạm đà hơn một chút, y như mùi tỏa lan từ khóm sả…” [33;176]

Trung Nghĩa, anh lại viết rằng: “Những ngày đông muộn ở Sydney, tia hy vọng

thường bừng lên vào mỗi buổi sáng trong veo. Bầu trời phẳng lì một màu lam như lớp keo láng mịn và tinh sạch trên chiếc bánh được phết bởi người thợ lành nghề. Những vạt nắng bừng lên, không phải đỏ au như ánh bình minh nơi chân trời xa xa

mà mình nhìn vội qua ô cửa sổ máy bay khi sắp hạ cánh xuống phi trường Sydney lúc sáu giờ mười phút sáng. Ánh nắng dệt những lớp bụi vàng phủ nhẹ qua vô số tòa nhà cao tầng ở nội ô. Thi thoảng, chúng len lỏi qua những tầng cao để lọt được xuống tận mặt đường nhựa. chỉ chờ có thế, đoàn người đi vội vã buổi sớm như có ý hướng nhấn bước ra những khoảng nắng, mưu cầu tận hưởng chút ấm áp lấp lánh mùa đông.” [27;9]

Ở cuốn Chia tay trên sông, nhà báo Phan Quang cũng cho chúng ta thấy nét đặc trưng này của thể loại du kí. Với Vô-rô-ne-giơ- thành phố của nước Nga, ấn tượng mà vùng đất này để lại trong mỗi người khách đến thăm là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Những tượng đài kỉ niệm đặt ở nhiều nơi vừa khắc sâu vào lòng người hôm nay những chiến đấu, hi sinh của thế hệ trước, vừa có tác dụng tô điểm thêm cảnh quan vốn đã đẹp. Tác giả vừa miêu tả những tượng đài nới đây vửa kể lại những sự kiện đã xảy ra và gắn liền với chúng:

Chẳng hạn như khu kỉ niệm ở hữu ngạn con sông- nay đã trở thành mặt hồ nước mênh mông – nơi đây mười hai nhìn chiến sĩ Xô- viết đã hi sinh để chặn bước tiến quân thù. Cụm tượng đài trung tâm của khu kỉ niệm mô tả ba chiến sĩ bắn pháo hoa mừng chiến thắng trước ngôi mộ chung chôn ba nghìn năm trăm đồng đội của họ. Hoặc như khu kỉ niệm ở phía Bắc thành phố có tên “Trạm gác số 1”, một cái chốt anh hùng nữa chặn đứng bước tiến quân Đức.

Tượng đài ở cái chốt này tạc hình một chiến sĩ với khẩu súng nắm chặt trong tay, anh hi sinh để bảo vệ cuộc sống của bà mẹ đang cho con bú đứng phía đằng sau. Trong vườn hoa men đại lộ dẫn vào thành phố, phía sau tượng đài ấy, có ba anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Và đây là hai cây thông non do các cựu chiến binh mang về từ rừng taiga trứ danh vùng Xi-bê-ri, để tưởng nhớ những đồng hương của họ, những người dân Xi-bê-ri đã ngã xuống bảo vệ mảnh đất này....[34;146]

Nghệ thuật kể chuyện kết hợp chặt chẽ với miêu tả đã làm tăng tính văn học trong tác phẩm du kí. Trước mỗi trang văn, dường như người đọc phải dừng lại một khoảnh khắc vì bức tranh ấy hiện ra thật sinh động,

Một phần của tài liệu những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài (Trang 84 - 90)