Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Bạc Liêu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 46 - 57)

đến việc sử dụng đất nông nghiệp

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý:

Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau - miền đất cực nam của Tổ quốc, phía bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang, đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, đông và đông nam giáp biển Đông.

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.582,46 km2, bằng 1/6 diện tích đồng bằng sông Cửu Long, gồm 07 huyện thị là thị xã Bạc Liêu; các huyện Phước

Long, Hồng Dân, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đông Hải. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km và Thành phố Cần Thơ 110 km về phía Bắc theo trục Quốc lộ 1A, cách Thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam.

Toàn tỉnh có 56 km bờ biển với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, là nơi trung chuyển hàng hóa, nút giao thông đường thủy quan trọng.

- Địa hình:

Bạc Liêu là vùng đất trẻ được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, mang đậm nét đặc trưng của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có độ dốc không đáng kể theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với cao độ ở phía Bắc 0,7 - 0,8 m, ở phía Nam 0,4 - 0,5 m, cao hơn mức bình quân của bán đảo Cà Mau. Khu vực có địa hình cao nhất là khu vực thuộc thị xã Bạc Liêu - Nhà Mát và hai bên nửa phía bắc của đê Trường Sơn.

Phía Bắc Quốc lộ 1A địa hình thấp (cao trung bình 0,2 - 0,3 m). Dạng địa hình như trên tạo thuận lợi tận dụng nước triều để tiêu thoát nước, nhưng cũng tạo thành những vùng trũng đọng nước chua phèn gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp.

Phía Nam Quốc lộ 1A có địa hình cao hơn (trung bình 0,4 - 0,8 m), do có những giồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa.

Nhìn chung đặc điểm địa hình của tỉnh khá bằng phẳng, độ nghiêng thấp, nên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.

- Khí hậu, thủy văn:

Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt, lượng mưa bình quân hàng năm từ 1900 - 2100 mm. Mùa mưa chủ yếu diễn ra trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại thuộc mùa khô, ít mưa hoặc hoàn toàn không có mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC. Số giờ nắng trong năm đạt

khoảng 2.400 giờ, lượng bức xạ bình quân hàng năm khoảng 2450 kcal/cm2. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.

Do nằm ở vĩ độ thấp (từ 9o32’ đến 9o38’9” vĩ độ Bắc), Bạc Liêu hầu như ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trường hợp cơn bão số 5 năm 1997 đổ bộ vào bán đảo Cà Mau là một trường hợp đặc biệt trong vòng 100 năm trở lại đây. Tuy thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng Bạc Liêu không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long mà chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông. Trong những năm gần đây việc triển khai Dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau với hàng loạt các công trình ngăn mặn đã hạn chế ít nhiều sự tác động của thủy triều đối với mọi khu vực trong tỉnh.

Chế độ thủy văn sông Hậu (một nhánh của sông Mê Kông khi đổ vào Việt Nam) cũng ảnh hưởng khá rõ đến chế độ nước của các kênh rạch thông qua hệ thống công trình dẫn ngọt Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nguồn nước từ sông Hậu mang hàm lượng phù sa lớn, nhất là vào mùa lũ. Hàm lượng phù sa đạt 1,4 kg/m3 khi nước lên, 1,2 kg/m3 khi nước xuống. Lượng phù sa của các sông đổ ra biển qua các cửa Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát… hàng năm bồi lấn ra biển. Tuy nhiên hàm lượng phù sa lớn cùng với hiện tượng dâng nước tạo điều kiện bồi lắng các kênh rạch đòi hỏi phải nạo vét thường xuyên.

- Thổ nhưỡng:

Phần lớn đất đai trong tỉnh là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, lượng bùn và đạm cao, thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện, trong đó sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản là hai ngành có ưu thế lớn. Việc cải tạo đất phèn, đất mặn tương đối công phu với biện pháp chủ yếu là ngăn mặn, xổ phèn, đào kênh thoát nước, chống úng cục bộ.

Do quá trình bồi tụ ở các cửa sông đi đôi với hiện tượng xâm thực, lở đất ở một số khu vực ven biển, diện tích các loại đất ở Bạc Liêu vẫn còn nhiều biến động. Sự biến động nhìn chung theo xu hướng tăng lên vì quá trình bồi nhiều hơn lở. Có thể thấy rằng sự bồi đắp đồng bằng ở bán đảo Cà Mau trong quá khứ cũng như hiện nay không đồng đều trên toàn bộ chiều rộng của sườn ngầm. Có nhiều khu vực không cao hơn bao nhiêu so với mặt biển, bờ biển có đoạn thì bị

xói lở như từ cửa biển Gành Hào kéo dài đến xóm Rạch Gốc thuộc địa phận Cà Mau; còn nơi khác thì tiếp tục tiến ra biển. Tốc độ lấn ra biển của Bạc Liêu trung bình hàng năm từ 60 - 80 mét. Hiện nay, đã hình thành một bãi bồi dọc bờ biển dài khoảng 40 km và rộng từ 1 - 2 km, trải dài từ thị xã Bạc Liêu đến khu vực Gò Cát thuộc huyện Đông Hải.

- Tài nguyên nước:

Nước mặt: Ngoài nước mưa là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, nguồn nước ngọt thuộc Dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau được đưa về từ sông Hậu có vị trí rất quan trọng đối với việc tưới tiêu trong mùa khô hạn, phục vụ thâm canh nông nghiệp, tăng năng suất canh tác.

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm tầng nông nằm sát mặt đất được bổ sung bằng nước mưa và lượng nước từ kênh rạch. Mực thủy cấp của nguồn nước này thay đổi tùy theo mùa. Mùa mưa mực nước cách mặt đất từ 0,5 - 1,0 m, mùa khô mực nước hạ thấp xuống 1 - 3m. Nguồn nước ngầm tầng nông thường bị nhiễm mặn, phèn do vậy không thể sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt. Về mùa khô nước được chuyển lên mặt đất bằng các mao dẫn mang theo muối và các chất gây độc không có lợi cho cây trồng (hiện tượng xì phèn).

Nguồn nước ngầm ở tầng sâu khá phong phú với trữ lượng lớn, chất lượng khá tốt. Có 4 tầng nước ngầm có thể khai thác nằm ở độ sâu khoảng từ 80 - 500 m trong địa bàn tỉnh. Hiện tại tầng nước được khai thác và sử dụng nhiều có độ sâu trung bình 80 - 100 m. Trữ lượng khai thác có thể đạt từ 3,68 triệu m3/ngày.

Tuy nhiên với độ sâu trung bình 80 - 100 m, thuộc tầng bồi tụ trầm tích Holocene (cách đây khoảng 45.500 năm) trong thời kỳ biển tiến vào vùng trũng Nam bộ sau đó hạ xuống như mực nước biển ngày nay, nên mực nước ngầm được khai thác có thể bị nhiễm phèn. Trong thực tế, việc khai thác nước ngầm vẫn chưa được quản lý một cách đúng mức.

Nguồn nước mặn và nước lợ không thể tiến hành sản xuất lương thực nhưng lại là môi trường thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất muối. Nếu xác định giới hạn của vùng cửa sông là nằm trong phạm

vi của đường ranh mặn từ 0,50/00 đến đường ranh mặn 300/00 thì hai vùng sinh thái cửa sông và biển ven bờ có thể kết hợp lại là một. Với đặc tính giàu phù sa bồi lắng và có độ mặn thích hợp, khu vực này đã và đang chứa đựng một tiềm năng to lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

- Tài nguyên rừng:

Hệ sinh thái rừng của Bạc Liêu thuộc dạng rừng ngập mặn và úng phèn thiên về giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường; trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng ngập mặn Bạc Liêu tồn tại và phát triển tạo nên một lớp thảm thực vật, hình thành nên hệ sinh thái ngập nước trung gian giữa hệ sinh thái biển và nội địa khá đặc biệt.

Bạc Liêu hiện có 4.831,65 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ ven biển có diện tích 4.656,82 ha, phân bố dọc khu vực bãi bồi ven biển từ giáp tỉnh Sóc Trăng đến cửa sông Gành Hào, chủ yếu là cây mắm trắng; rừng đặc dụng có 7,20 ha là diện tích sân chim Bạc Liêu; còn lại là rừng sản xuất. Hệ sinh thái rừng Bạc Liêu mang nét đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, có năng suất sinh học cao, với hệ động, thực vật khá đa dạng. Theo thống kê có 64 loài thực vật (32 loài ngập mặn và 32 loài tham gia) thuộc 27 họ, chủ yếu là cây đước, vẹt, mắm. Động vật trong rừng ngập mặn có 21 loài thú, 22 loài bò sát, 9 loài ếch, 41 loài chim đầm lầy, 64 loài tôm và 258 loài cá nước mặn.

Không gian phân bố các loại động, thực vật, vi sinh vật trong rừng ngập mặn rất phong phú: chim chóc sống trên cây; dưới đất là các loại thú nhỏ, động vật thuộc lớp bò sát; các loài giáp xác, thân mềm sống trên các bãi bồi, trong môi trường nước. Đây là một trong những hệ sinh thái có giá trị quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho đới biển ven bờ, đồng thời duy trì nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho sự phát triển ngành thủy sản bền vững.

- Tài nguyên biển:

Bạc Liêu có vùng biển rộng trên 40.000 km2 với 56 km bờ biển. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng về chủng loại, với 661 loài cá, 33 loài tôm. Nhiều loài có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao như: cá Thu, cá Chim,

cá Đường, cá Sao, cá Gộc… và nhiều loài tôm có giá trị thương phẩm. Hàng năm, vùng biển này cho phép đánh bắt từ 240 đến 300 nghìn tấn cá và khoảng 10 nghìn tấn tôm các loại. Bên cạnh đó còn nhiều loài hải sản quý có giá trị dinh dưỡng cao như mực, sò huyết…

Vùng biển Bạc Liêu còn chứa đựng tiềm năng phát triển vận tải biển phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ đánh bắt hải sản với các cửa biển nối liền với hệ thống kênh rạch nội địa. Đây là con đường thuận lợi nhất để chuyên chở các hàng hóa cồng kềnh, trọng tải lớn với chi phí vận chuyển thấp nhất, chỉ bằng 1/5 so với đường bộ.

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội * Về phát triển kinh tế:

Là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Minh Hải và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1997. Với những nguồn lực hiện có, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, giai đoạn 1997 - 2000 là 13,8 %/ năm đến giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,7 %/ năm.

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế [4, tr.40]

(Giá so sánh 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Chia ra Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Trung ương Địa phương Trung ương Địa phương Trung ương Địa phương 2001 2.796.360 1.522.852 63.112 599.220 66.914 544.262 2002 3.318.122 1.764.335 78.497 765.844 84.814 624.632 2003 3.958.587 2.094.367 97.331 928.944 101.776 736.169 2004 4.535.434 2.441.954 108.931 1.010.104 116.069 858.376 2005 5.075.515 2.732.979 119.831 1.051.617 130.569 1.040.519

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Khu vực kinh tế nông nghiệp những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát

triển. Năm 2004 GDP khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 2.442 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), chiếm 59,6% GDP của tỉnh, tăng gấp 1,71 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 đạt 14,35%/năm. Cơ cấu kinh tế khu vực kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng thủy sản. Một số mặt hàng nông sản mũi nhọn của tỉnh đã có thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước như tôm, cá, lúa gạo.

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định:

Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 16,95%. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,95%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,50%. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp có tác dụng thúc đẩy quy mô, chủng loại và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, nhiều mặt hàng đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường.

- Thương mại - dịch vụ và du lịch:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 2.224 tỷ đồng năm 2000, lên 4.950 tỷ đồng năm 2005 (tính theo giá thực tế); nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 17,35%. Một số chợ và khu buôn bán tập trung được chỉnh trang, mở rộng; nhu cầu về trao đổi, mua bán… của nhân dân cơ bản được đảm bảo.

Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 19%. Trong đó, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế… thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia.

Lượng khách đến địa bàn tỉnh hàng năm tăng bình quân gần 10%, doanh thu tăng 4,7%/năm. Nhiều dự án đã và đang được đầu tư phục vụ phát triển du lịch.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Nhìn chung cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 chuyển dịch chậm do tập trung khai thác tiềm năng đất đai và các điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiêp và nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 17,7 % năm 2000 lên 22,11% năm 2005, ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 60,3 % năm 2000 xuống 57,66 % năm 2005, ngành dịch vụ duy trì ở mức trên dưới 21%.

Tuy cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhưng trong từng ngành đã có sự chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: đầu tư đổi mới thiết bị; ứng dụng khoa học, công nghệ; gắn sản xuất với thị trường; nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Trong cơ cấu lao động, lao động công nghiệp tăng từ 6,2% năm 2000, lên 7,5% năm 2005; lao động dịch vụ tăng từ 15,3% năm 2000 lên 20% năm 2005; lao động nông - lâm - ngư - diêm nghiệp từ 73,5% năm 2000, giảm xuống còn 72,5% năm 2005 (trong đó ngành nông - lâm - diêm nghiệp từ 60,9% năm 2000, giảm xuống còn 25% năm 2005, riêng ngành thủy sản tăng từ 12,7% năm 2000 lên 48% năm 2005. Đến nay, toàn tỉnh có 68.892 hộ nuôi trồng thủy sản với 193.211 lao động, thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/ người / năm).

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng:

Từ năm 2001 đến nay đã xây dựng hơn 4.583 km kênh thủy lợi, thủy nông nội đồng; hoàn thành nhiều tuyến lộ tỉnh, huyện và xã với 967 km đường nhựa và bê tông, 15 cầu bê tông cốt thép, trên 1.202 cầu kiên cố và bán kiến cố. Đến cuối năm 2005 có 37/ 54 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông nông thôn; kéo mới 425 km đường dây tải điện (nâng tỷ lệ hộ dùng điện từ 44% năm 2000, lên 90,4% năm 2005, trong đó hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)