Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 26 - 38)

1.2.1.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên mà chủ yếu là khí hậu với những diễn biến của thời tiết như mưa, nắng, bão lụt, hạn hán… tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất đai phát triển nông nghiệp. Trong thực tế, những vùng đất nông nghiệp trù phú thường có khí hậu ôn hòa, ít xảy ra những biến động thất thường hoặc khắc nghiệt về thời tiết, đặc biệt luôn có nguồn nước tưới dồi dào. Ngược lại, những vùng có khí hậu khắc nghiệt thường trở nên hoang hóa, có hệ sinh vật kém phát triển mà các hoang mạc trên thế giới là trường hợp điển hình. Ngay cả trong điều kiện có sự hỗ trợ đắc lực của khoa học, kỹ thuật, người sản xuất nông

nghiệp vẫn không hoàn toàn làm chủ được quá trình sản xuất, mà phải thường xuyên chịu tác động bởi những diễn biến thất thường của các điều kiện tự nhiên, trong đó yếu tố thời tiết bất lợi và sâu bệnh có những ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bên cạnh đó, đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp, những vùng đất đai tương đối màu mỡ và có địa hình bằng phẳng (như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) là những vùng có điều kiện thuận lợi cho thâm canh sản xuất nông sản hàng hóa, đem lại năng suất cao. Khi tiến hành sản xuất trên đất đai màu mỡ và dễ canh tác thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn người lao động cũng tạo ra được một khối lượng nông phẩm lớn hơn so với canh tác trên đất bạc màu. Đất đai màu mỡ đã chứa đựng khả năng có nhiều lao động thặng dư trong nó. Khả năng này sẽ biến thành hiện thực khi trong nền kinh tế có sự phân công lao động, có sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy dưới tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất nào càng thuận lợi cho canh tác thì vùng đất ấy càng được khai thác và sử dụng nhiều hơn.

Ngoài ra, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp bị quy định bởi quy luật sinh học của cây trồng là một yếu tố tác động đến khả năng sử dụng đất nông nghiệp. Do vậy, việc tìm ra những biện pháp để giảm bớt tính thời vụ trong nông nghiệp như tăng vụ, xen canh gối vụ, luân canh sẽ thúc đẩy việc nâng cao hệ số sử dụng đất, tận dụng được những khoảng trống giữa các chu kỳ tái sản xuất tự nhiên.

Hơn nữa, dù những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các quốc gia, các vùng lãnh thổ có khác nhau đến đâu, nông nghiệp vẫn mang tính chất truyền thống lâu đời, bao gồm những quá trình chọn lọc và phát triển tự nhiên. Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng đất nông nghiệp, cần tiến hành quá trình sản xuất nông nghiệp phù hợp với các quy luật sinh học của mỗi đối tượng sản xuất. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện đất đai của từng vùng không những cho phép sử dụng hiệu quả đất đai mà còn phát huy được lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái trong việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cơ cấu cây trồng không phù hợp với đất đai thổ

nhưỡng không những cho năng suất thấp mà còn làm thoái hóa đất, ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường.

Việt Nam là một trong những nước có đặc điểm đa dạng sinh học cao, hiện nay còn tồn tại khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao; hàng nghìn loài thực vật bậc thấp và hàng vạn loài động vật có xương sống, không xương sống phân bố trên các hệ sinh thái từ biển Đông, thềm lục địa cho đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Đây chính là cơ sở, tiềm năng vô cùng quan trọng về mặt tự nhiên để thúc đẩy việc sử dụng đất nông nghiệp một cách đa dạng, đặc biệt đối với việc phát triển hệ thống trang trại, là mô hình đòi hỏi phải có sự gắn kết với tính đa dạng sinh học để thu được hiệu quả kinh tế cao. Các nguồn gen động, thực vật, vi sinh vật dù là hoang dại hay đã được thuần hóa để trở thành cây trồng, vật nuôi đều mang tính chất quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái, sự phong phú của các nguồn gen, cùng với sự giàu có về kinh nghiệm truyền thống trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học của cộng đồng dân cư, đất đai sẽ được sử dụng một cách thích hợp, phát huy một cách có hiệu quả tiềm năng sẵn có trong tự nhiên.

1.2.1.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội

Một là, chính sách pháp luật đất đai.

Chính sách pháp luật đất đai có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vào các lĩnh vực dân sinh kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Chính sách pháp luật đất đai tiến bộ, phản ánh đúng quy luật vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực đất đai một cách có hiệu quả và bền vững. Ngược lại, chính sách pháp luật đất đai không phù hợp với thực tiễn sẽ cản trở sự phát triển lành mạnh của các quan hệ đất đai, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực này.

Trong đó chủ trương, chính sách quan trọng nhất về đất đai là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

* Về chế độ sở hữu:

Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định chung.

Chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo ra khả năng quản lý một cách có căn cứ khoa học nền nông nghiệp và sử dụng hợp lý các loại ruộng đất. Chỉ trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước mới có điều kiện quy hoạch phân vùng kinh tế đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong quá trình chuyên môn hóa sản xuất, xóa bỏ từng bước tính chất manh mún để xây dựng nền sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Trong trường hợp ruộng đất do tư nhân sở hữu (độc quyền tư hữu ruộng đất) sẽ hình thành địa vị độc quyền có thể tự ý chi phối ruộng đất của chủ sở hữu biểu hiện ở việc có thể cho thuê, bán, cầm cố hoặc bỏ hoang ruộng đất một cách tùy tiện. Dưới chủ nghĩa tư bản, quyền sở hữu ruộng đất đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp. Sự độc quyền sở hữu ruộng đất tồn tại làm cho chủ ruộng đất được hưởng địa tô chênh lệch, đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây ra địa tô tuyệt đối. C.Mác cho rằng:

Đứng trên quan điểm của một hình thái kinh tế xã hội cao hơn mà xét, thì quyền tư hữu của một số người cá biệt đối với những bộ phận nào đó của địa cầu, cũng sẽ hoàn toàn phi lý như quyền tư hữu của một cá nhân đối với một cá nhân khác. Ngay cả một xã hội, một nước, và thậm chí tất thảy các xã hội tồn tại trong cùng một thời kỳ gộp lại, cũng đều không phải là kẻ sở hữu đất đai [20, tr.477].

Hơn nữa, trong nền nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả kinh doanh có vai trò quyết định, nó gắn liền với chủ thể sử dụng đất nông nghiệp mà không bị tác động bởi tính chất sở hữu. C.Mác đã khẳng định: “Những công lao lớn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là, một mặt thì hợp lý hóa nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội, và mặt khác làm cho quyền sở hữu ruộng đất trở thành một điều phi lý” [20, tr.245].

Như vậy, không có chế độ tư hữu ruộng đất, nông nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng vẫn tồn tại được. Và hơn nữa, càng có lợi cho sản xuất công, nông nghiệp vì không còn sự ngăn cản đối với việc đầu tư vào đất đai. Do đó, ngay cả nhiều

học giả tư sản cũng nêu ra chủ trương quốc hữu hóa ruộng đất. Tuy nhiên chủ trương này đã không thể thực hiện được dưới chủ nghĩa tư bản vì điều này sẽ làm lung lay toàn bộ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản cũng có tài sản ruộng đất và trở thành người tư hữu ruộng đất, họ không thể dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình.

Trong nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất nên sau khi hợp đồng hết hạn, những lợi ích kinh tế do việc đầu tư thêm sẽ rơi vào tay chủ ruộng đất dưới hình thức địa tô chênh lệch. Do đó đã làm suy giảm tính tích cực đầu tư thêm của nhà tư bản thuê đất. Việc phát triển thâm canh cũng vì thế mà có sự hạn chế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thâm canh ruộng đất để sử dụng một cách có hiệu quả đất nông nghiệp, sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của xã hội, phải dựa trên cơ sở xóa bỏ chế độ bóc lột và chế độ tư hữu ruộng đất.

Quan hệ sở hữu đất đai là một nhân tố cơ bản trong hệ thống quan hệ sản xuất ở nông thôn, có vai trò quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Quan hệ sở hữu đất đai phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai. Chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang thực hiện tốt vai trò này.

* Các chính sách pháp luật đất đai từ khi đổi mới đến nay:

Lần đầu tiên kể từ khi thống nhất, nước ta ban hành Luật đất đai vào năm 1988 với nội dung cơ bản như khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước giao ruộng đất cho các đơn vị và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn hoặc tạm thời; người được giao quyền sử dụng đất đai được chuyển quyền sử dụng và bán thành quả lao động cũng như kết quả đầu tư trên đất được giao.

Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và tháng 3/1989, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nền kinh tế tự cung tự cấp được chuyển sang nền kinh tế hàng

hóa, nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận và các hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, ổn định.

Qua một thời gian thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều đổi thay lớn, đòi hỏi phải tiếp tục điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn của đất nước. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính sách pháp luật đất đai trong giai đoạn tiếp theo phải đáp ứng được tình hình đổi mới quản lý nhằm chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tháng 7 năm 1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật đất đai 1993 và luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau đó Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai được thông qua ngày 02/12/1998, đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Vai trò của Nhà nước trong việc giám sát, điều tiết vĩ mô đối với đất đai được tăng cường, tạo cơ sở vững chắc cho việc đảm bảo thực thi chính sách đất đai có hiệu quả. Phạm vi điều chỉnh của Luật đã hướng tới nội dung kinh tế thiết thực, khơi dậy động lực kinh tế trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai. Trong đó có một số điểm đáng chú ý như: Xác định rõ quyền của người sử dụng đất, ngoài 5 quyền quy định trong Luật đất đai năm 1993 còn được quyền góp vốn kinh doanh, cho thuê lại. Việc chuyển sang thuê đất nông nghiệp không bị hạn chế về hạn điền để có điều kiện phát triển mô hình trang trại, thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc (Nhà nước có chính sách miễn giảm tiền thuê đất để khuyến khích). Trên cơ sở này Nhà nước ban hành một số chính sách đất đai liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Trong các chính sách thì chính sách thuế nông nghiệp có tác động rất lớn đến việc sử dụng đất. Trong đó Nghị định số 07/1998/NĐ - CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ quy định cụ thể việc thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, kèm theo là Thông tư hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế. Đến ngày 17/6/2003, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua Nghị quyết về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp với giai đoạn thực hiện từ năm thuế

2003 đến năm thuế 2010. Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong mức hạn điền cho các hộ nông dân và trên toàn bộ diện tích đất được giao đối với các hộ nghèo, các hộ sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ, hoăc giảm thuế, trợ cước, trợ giá đã tạo động lực mở rộng sản xuất cho các hộ nông dân, vì vậy diện tích đất được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp có tác dụng mở ra cơ hội sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất cho các hộ nghèo, hoặc các doanh nghiệp thiếu vốn. Theo Thông tư số 70 - TC/QLCS ngày 07/10/1997 của Bộ Tài chính, các tổ chức kinh tế trong nước có quyền góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Hơn nữa, chính sách đầu tư của Nhà nước vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và thủy lợi còn khơi dậy những tiềm năng to lớn cho đất đai.

Luật đất đai năm 1993 và các chính sách đất đai có liên quan đã bước đầu tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển loại hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn như kinh tế trang trại, hợp tác xã kiểu mới, đặc biệt là kinh tế trang trại với hiệu quả cao và bền vững về mặt sinh thái. Việc thực hiện chủ trương chính sách giao đất giao rừng của Đảng và Nhà nước ta có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi hình thức hợp tác xã kiểu cũ sang phát triển kinh tế hộ, dẫn đến việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng của đất nông nghiệp và từng bước hình thành hợp tác xã dịch vụ đa dạng trên cơ sở tự nguyện của nông dân. Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài có tác dụng khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu địa tô chênh lệch II, thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa.

Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 chưa thực sự theo kịp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, các văn bản hướng dẫn có nhiều quy định bất cập so với thực tế. Đến ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai năm 2003 để khắc phục những bất cập nói trên. Với việc mở

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)