Nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 102 - 104)

đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản

Trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta, khi người được sử dụng đất đai thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật thì thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hình thành và phát triển cùng với các loại thị trường khác. Đảng ta xác định: “Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của nhà nước, của xã hội…” [7, tr.61].

Việc thừa nhận quyền sử dụng đất là hàng hóa cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất. Đã là hàng hóa thì quyền sử dụng đất phải tham gia trao đổi trên thị trường và chịu tác động của quy luật cung cầu trong việc hình thành giá cả. Vì vậy, một trong những giải pháp quản lý có hiệu quả giá đất là nhà nước phải sử dụng cơ chế, chính sách, pháp luật để tác động vào quan hệ cung cầu, kiểm soát và xử lý những tình huống mất cân đối, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Có thể nói rằng tình trạng sốt giá đất trong giai đoạn vừa qua có nguyên nhân từ thực trạng chưa quản lý tốt đất đai theo quy luật cung cầu.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX khẳng định: “Hoạt động của thị trường bất động sản không lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai và bất động sản gắn liền với đất rất nghiêm trọng, đẩy giá đất

lên cao” [6, tr.59]. Thực trạng này có nguyên nhân quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập.

Ở Bạc Liêu hiện nay cần xây dựng và quản lý một cách chặt chẽ thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất. Tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cho các doanh nghiệp theo hướng xây dựng một thị trường đất đai công khai, minh bạch. Tính chất lành mạnh của thị trường đất đai là nhân tố làm tăng khả năng tiếp cận của người dân với ruộng đất, mở ra nhiều khả năng đầu tư hơn cho thị trường này. Muốn vậy phải có cơ chế hạn chế giá cả sai lệch do tệ nạn đầu cơ (hiện nay đang diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh), trong thực tế, giá đất sai lệch gây cản trở việc trao đổi và hạn chế lớn đến việc thu hút đầu tư. Để thực hiện được điều này, tỉnh cần ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế xây dựng và quản lý giá quyền sử dụng đất và giá một số loại bất động sản gắn liền với đất, hoàn thiện cơ chế đấu giá đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để đầu tư kinh doanh nhà, đất theo quy hoạch. Đối với đất nông nghiệp được quy hoạch vào mục đích xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, Nhà nước có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các ngành chức năng của tỉnh phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, việc thực hiện các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về đất đai.

Bên cạnh đó, thực hiện chế độ giao dịch với chi phí hợp lý, xác lập được thể chế trao đổi về những người muốn phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và người có nhu cầu chuyển sang hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp có thể thoả thuận được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Thị trường đất đai chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở chiến lược và những quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất công nghiệp và đô thị hóa được xác lập trong một quy hoạch chung, có sự điều hành thống nhất để định rõ loại hình và nhất quán trong sử dụng. Thị trường đất đai lành mạnh sẽ tạo thuận lợi cho việc trao đổi,

chuyển mục đích sử dụng đất đai, do đó trở thành tác nhân tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)