Nhóm các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 108 - 116)

Một là, giải pháp về kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa, bao gồm các yếu tố như kết cấu hạ tầng giao thông, chợ nông thôn, hệ thống dịch vụ ngân hàng tài chính,

và hiện nay cần chú ý đến hệ thống thông tin nông nghiệp và thị trường nông sản. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và quỹ thời gian dài, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của nền kinh tế của đất nước, của địa phương và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên sự tác động của nó đối với nền kinh tế là rất to lớn, có ý nghĩa quyết định; nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, nó có ý nghĩa trong việc làm thay đổi trật tự thuận lợi về vị trí của đất nông nghiệp, do đó làm thay đổi trật tự của ruộng đất trong mối quan hệ hình thành địa tô chênh lệch I.

Ở Bạc Liêu, việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong vùng Bắc Quốc lộ 1A là điều kiện, tiền đề cho việc củng cố và mở rộng nhanh chóng diện tích nuôi trồng thủy sản, các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản; đồng thời đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ tăng nhanh trong vùng sau khi chuyển đổi sản xuất (từ trồng lúa sang nuôi tôm), đáp ứng nhu cầu phân bố dân cư theo hướng tập trung theo các trục kênh và đường giao thông.

Ngoài kết cấu hạ tầng giao thông, đối với nông nghiệp, thủy lợi là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện dự án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vì vậy kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được đầu tư đúng mức để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho sự phát triển của nông nghiệp. Định hướng phát triển thủy lợi của tỉnh đến năm 2010 tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Vùng Bắc Quốc lộ 1A: Ở các khu vực ngọt hóa tập trung xây dựng hệ thống đê bao và cống đập dọc tuyến kênh Quản Lộ - Giá Rai tạo ra vùng ngăn mặn khép kín, chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, nạo vét các tuyến kênh mương đã xuống cấp để cung cấp nước ngọt cho diện tích đất sản xuất, phục vụ thâm canh, tăng vụ. Ở các khu vực chuyển đổi sản xuất, mùa mưa tận dụng nguồn nước mưa và nước ngọt từ sông Hậu để sản xuất một vụ lúa mùa, mùa khô nuôi tôm sú bằng nguồn nước mặn từ biển phía Tây qua sông Cái lớn, kết hợp với nguồn nước mặn đưa từ biển Đông vào qua điều tiết (đóng, mở) hệ thống cống dọc Quốc lộ 1A. Việc điều tiết các cống này theo thời gian (từ tháng 12 đến tháng 6), không những để khống chế mức độ mặn và quy mô xâm nhập mặn trong phạm vi tiểu vùng chuyển đổi vào

mùa khô mà còn để tiêu úng và xổ phèn cho vùng ngọt hóa vào mùa mưa. Các công trình dự kiến xây dựng bao gồm 25 cống qua Quốc lộ 1A; 4 đập theo các cống (Hộ Phòng, Giá Rai, Láng Tròn, Xóm Lung); nạo vét các kênh cấp I và II trong các tiểu vùng. Xây dựng mới, tăng thêm mật độ các kênh cấp II ở tiểu vùng chuyển đổi, hệ thống đê bao và 47 cống (4 cống cấp I; 43 cống cấp II và III). Trong giải pháp tổng thể, cần hoàn chỉnh hệ thống kênh mương và cống thoát, phục vụ cho cả hoạt động sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản.

- Vùng Nam Quốc lộ 1A: Quy hoạch thủy lợi được chia thành 7 tiểu vùng, phân chức năng cấp và thoát nước riêng cho từng kênh cấp II và III ở từng tiểu vùng, hệ thống cống dọc kênh trục của từng tiểu vùng được điều chỉnh để lấy và thoát nước cũng như khoanh đóng từng ô trong trường hợp cần khống chế, xử lý dịch bệnh tôm, cải tạo môi trường. Nhu cầu đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi của vùng Nam Quốc lộ 1A vào khoảng 1.112 ha.

Bên cạnh đó cần xây dựng mạng lưới trạm quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường theo ô thủy lợi để đo đạc các thông số về diễn biến chất lượng nước, các chỉ tiêu kỹ thuật. Trạm có trách nhiệm dự báo và thông báo kịp thời tình hình ô nhiễm, dịch bệnh, các giải pháp hướng dẫn phòng ngừa có hiệu quả. Ngoài 8 trạm quan trắc môi trường ở vùng Nam Quốc lộ 1A, dự kiến có 6 trạm quan trắc - cảnh báo ô nhiễm môi trường cần được xây dựng trong tiểu vùng chuyển đổi ở phía Bắc Quốc lộ 1A. Mạng lưới 6 trạm này phân bố tại các khu vực kênh chính trong vùng.

Hai là, giải pháp về vốn. Vốn để sản xuất kinh doanh được tồn tại cả ở dạng tiền tệ, là khoản tích lũy có nguồn gốc từ thu nhập; vừa tồn tại ở dạng vật chất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng, các loại nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm... Ngoài ra vốn còn tồn tại dưới dạng phi vật thể như thông tin, bằng phát minh, sáng chế, kinh nghiệm quản lý...

Vốn sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp có thể tồn tại ở dạng vốn tích lũy để mở rộng sản xuất (đối với những chủ thể sản xuất đã có tiềm lực kinh tế), hoặc ở dạng vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội (đối với những chủ thể chưa có khả năng tài chính, có nhu cầu vay vốn để sản xuất).

Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ lãi suất cho vay đối với sản xuất nông nghiệp thường có tính ưu đãi hơn so với các ngành khác. Nếu xét về mặt kinh doanh tiền tệ thì đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp cho ngân hàng nhưng nhìn ở góc độ kinh tế xã hội thì việc đầu tư này mang lại hiệu quả rất lớn.

Ở Bạc Liêu, thực tế đang diễn ra quá trình chuyển đổi sản xuất mạnh mẽ, ảnh hưởng đến điều kiện vay vốn của nông dân. Do đó, trong giai đoạn đầu khi chưa thay đổi được mục đích sử dụng (từ trồng lúa sang nuôi thủy sản) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ nông dân vùng chuyển đổi, có thể áp dụng hình thức vay vốn “tín chấp” (nông dân vẫn thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện có, kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương về hình thức sử dụng đất đã chuyển đổi và phương án sản xuất cần vay vốn) trong hệ thống ngân hàng địa phương, để đáp ứng nhu cầu vốn và thời gian vay (trung, dài hạn) của nông dân trong vùng cần chuyển đổi sản xuất.

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phát triển từ Qũy hỗ trợ đầu tư về nông

nghiệp với các điều kiện và lãi suất ưu đãi đối với cây lâu năm, nuôi trồng thủy

sản và phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Lập Qũy bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã vay đủ vốn phát triển sản xuất, trong điều kiện khó đảm bảo về thế chấp. Bên cạnh đó, cần thành lập Qũy bảo hiểm ngành hàng đối với các loại hàng nông - thủy sản xuất khẩu chính có kim ngạch lớn (lúa, tôm) của tỉnh.

Ngoài ra, thực hiện hợp tác sản xuất cũng là một giải pháp hữu hiệu về vốn. Bạc Liêu cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất, cung ứng dịch vụ (về giống tôm, thức ăn, vật tư,…) hoặc chế biến, xuất khẩu, trên cơ sở đó thiết lập các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết để tạo ra nguồn lực lớn hơn trong hệ thống sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Ba là, trình độ người lao động. Nền sản xuất hàng hóa được hình thành, tự

nó đã có yêu cầu ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên nền sản xuất hàng hóa nhỏ, phân tán cũng bộc lộ những giới hạn của nó trong việc áp

dụng kỹ thuật mới. Trình độ thấp của nông dân là một nhân tố hạn chế. Vì vậy, trước hết cần có cách mạng về lực lượng sản xuất mở đường cho cách mạng khoa học - kỹ thuật. Để đánh thức tiềm năng của đất hoàn toàn cần đến bàn tay và khối óc con người.

Thực tế cho thấy những nơi sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả để phát triển nông sản hàng hóa là những nơi gắn được khoa học với cách mạng về nguồn nhân lực, là nơi nông dân tạo được thói quen làm thủy lợi, thủy nông nội đồng, sử dụng giống mới, cải tiến kỹ thuật trong thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Tức là cách mạng khoa học - kỹ thuật được tiến hành một cách chủ động, không những nó tác động đến các khâu của quá trình sản xuất mà còn tác động đến chính con người sử dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoảng cách về địa lý hầu như không còn ý nghĩa trong việc ngăn trở việc tiếp thu tri thức. Do đó việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ quản lý cho người lao động, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là hoàn toàn thực hiện được.

Đó là những vấn đề hết sức quan trọng, vừa có tính chất cấp bách vừa có tính chất chiến lược lâu dài để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho cơ sở vật chất của giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Từ năm 2001 đến nay, với sự mở rộng của các hệ thống đào tạo nghề nghiệp của tỉnh, số lao động đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là 22.000 người. Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 21,12%, đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống quản lý trong các ngành, các lĩnh vực có liên quan đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ các nhà quản lý nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật và người lao động nông nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi để xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn như mục tiêu đặt ra, kinh tế - xã hội của Bạc

Liêu chỉ có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững khi có một đội ngũ lao động có trình độ văn hóa và kỹ thuật, có khả năng tiếp nhận và áp dụng một cách có hiệu quả các kỹ thuật công nghệ tiến bộ. Trước mắt cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Tăng cường hơn nữa số cán bộ có trình độ và đội ngũ kỹ thuật viên phục vụ công tác khuyến nông, khuyến ngư. Hàng năm mở nhiều lớp huấn luyện hướng dẫn kỹ thuật canh tác và nuôi trồng (tôm - lúa, chuyên tôm, lúa - màu) cho nông dân.

- Xây dựng mô hình sản xuất thí điểm để người dân tham gia thảo luận góp ý và trao đổi kinh nghiệm.

- Xây dựng và phát triển dần mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư viên trong nông dân, hướng đến hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho các vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, vùng áp dụng mô hình luân canh và xen canh.

- Phát triển và hoàn thiện dần công tác hướng dẫn kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh để từng bước thực hiện phương thức ký hợp đồng bảo hộ sản xuất giữa cán bộ khuyến nông - khuyến ngư - giám sát môi trường với nông dân. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa.

KẾT LUẬN

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã tổng kết: “Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai, đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn” [7, tr.57].

Ở Bạc Liêu, sự đổi mới này đã đưa đến những hiệu quả nhất định với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối thuận lợi, Bạc Liêu hoàn toàn có khả năng phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hướng mạnh vào xuất khẩu trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả các nguồn nội lực.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua đã khẳng định nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một chủ trương, giải pháp đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong điều kiện một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp như Bạc Liêu; là một nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; là cơ sở vững chắc để ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đóng góp thiết thực vào mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa cũng đặt Bạc Liêu trước những thách thức to lớn như ô nhiễm môi trường, sự bất cập của các chính sách pháp luật đất đai đối với thực tiễn địa phương, sự hạn chế về trình độ của lực lượng sản xuất so với yêu cầu phát triển, các vấn đề phát sinh trong quan hệ đất đai mà đặc biệt là hệ quả về mặt xã hội của việc tích tụ và tập trung ruộng đất để đi lên sản xuất lớn...

Chính vì vậy, để việc sử dụng đất nông nghiệp phát triển hàng hóa ở Bạc Liêu phù hợp với điều kiện cụ thể và đem lại hiệu quả thiết thực cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp về chính sách đất đai, về tổ chức sản xuất nông nghiệp và phát triển lực lượng sản xuất, tìm kiếm thị trường. Trước mắt Bạc Liêu phải xác định những nhóm giải pháp thích hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác một cách tối ưu tiềm năng và lợi thế. Đồng thời tiến

hành xây dựng chiến lược phát triển nông sản hàng hóa lâu dài và bền vững có tính đến những tác động từ việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của nước ta trong thời gian tới.

Việc tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội như đã đặt ra trong phương án phát triển của Bạc Liêu, sẽ dẫn tới một mặt giảm dần đất trồng trọt do chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển công nghiệp, đô thị và các mục đích chuyên dùng khác. Mặt khác, do áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đòi hỏi phải tích tụ đất đai, sẽ có một số lớn lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề và các loại hình sản xuất phi nông nghiệp khác hoặc chuyển ra các đô thị, và đây là những xu thế tất yếu. Do vậy, phương châm là tiết kiệm tối đa, chỉ chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác khi xác định rõ hiệu quả lâu dài của nó và các xu thế tất yếu trong quá trình phát triển (công nghiệp hóa, đô thị hóa…), cần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn, tránh những căng thẳng về đô thị hóa đồng thời góp phần vào cải thiện đời sống xã hội ở khu vực nông thôn.

Đất đai là lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các

Một phần của tài liệu LUẬN văn sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh bạc liêu (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)