Sự nghèo khổ, tằn tiện đến luộm thuộm và cả sự cẩu thả cũng là một thói quen trong đời sống vật chất của người dân quê.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 69 - 72)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.3.2.3. Sự nghèo khổ, tằn tiện đến luộm thuộm và cả sự cẩu thả cũng là một thói quen trong đời sống vật chất của người dân quê.

quen trong đời sống vật chất của người dân quê.

Tiết kiệm là đức tính đáng quý của người dân ta bao đời nay. Nhất là ở nông thôn, cuộc sống khó khăn khiến cho những người dân nghèo ln phải dè sẻn, đắn đo trong mọi chi tiêu và hễ cái gì cịn có thể sử dụng đều được họ nâng niu cất giữ. Rồi đến những bày

biện trong nhà, ngồi cửa, rất ít được họ quan tâm, nếu khơng nói là q luộm thuộm. Xét ở một khía cạnh nào đó, chúng tơi vẫn thấy đây cũng là yếu tố làm nên nét văn hóa trong đời sống vật chất của người dân quê.

Đây là cách bày biện của nhà xã Bổng, một gia đình thuộc vào bậc khá ở nơng thôn miền Bắc thời bấy giờ. “Hắn có một nhà “trên” hướng nam, một cái nhà “ngang” hướng

đông, sát đầu nhà ngang một chuồng lợn; bên kia, đối diện với nhà ngang, một cái bếp và một cái chuồng trâu nối liền nhau. Tất cả những nhà ấy vây bọc lấy ba phía cái sân đất nện vuông vắn, nhẵn nhụi như chiếc chiếu rộng. Cịn một phía trước mặt là bức tường đất gồ ghề, trên cắm xương rồng mặt nguyệt. Cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một mẩu đất vng để đống rạ.

Vì hết chỗ, và vì tiện lợi nữa, bốn năm cái nồi “chân” và một cái vại mẻ đựng nước tiểu lại đặt thành rẫy dài từ cổng đến tận cái tường hoa thấp xây chật hẹp đều thế cả, nên kể ra, người vào đã quen với mùi nước tiểu và mùi phân lợn. Vả lại những thứ ấy rất cần cho lúa má nên ai cũng quý và không ai kêu ca. Chả thế mà có người quá hà tiện, lúc đi đường cố nhịn để về giải vào vại nhà”. [30, 1]

Không chỉ bừa bãi, cẩu thả về nhà ở, điều đáng lo ngại hơn chính là những nếp nghĩ quá ư đơn giản, sự liều lĩnh trong lối sống không khoa học đã dẫn đến những hậu quả chết người. Nhưng với những người dân q đó là chuyện thường tình là thói quen vốn có trong nếp sinh hoạt thường ngày của họ. Nhìn cảnh chị Tơm trong “Hữu sinh vô dưỡng” đỡ đẻ cho chị khán Thỗn, và câu chuyện về các lần đỡ đẻ khác của chị dành cho mọi người chúng ta khơng khỏi rùng mình khiếp sợ. “Thì cháu mất gì? Chỉ việc lơi thằng cu hay con đĩ ra khỏi bụng mẹ nó, rồi lấy miếng mảnh sành hay thanh nứa cắt rốn đánh soẹt một cái là xong. [...] Mọi người vừa về đến nhà thì chị khán Thỗn cũng vừa đẻ. Thằng bé khóc oe oe. Tơm vội chạy ra sân, soi đèn nhặt một mảnh chai ở khe vại, nhúng qua loa rồi tất tả chạy vào”.

[32, 61- 62] Và hậu quả của những lần trước đó và cả lần này, những đứa trẻ đều chết vì cùng một chứng sài “uốn ván”.

Từ những miêu tả về các nếp sinh hoạt vật chất của người dân quê, Trần Tiêu vừa thể hiện một thái độ trân trọng với những nét đẹp mang tính truyền thống của họ, đồng thời ơng cũng không quên chỉ ra những hạn chế, cẩu thả vừa nhằm phê phán vừa để người dân có dịp sửa đổi.

Tóm lại, qua những trang viết về đời sống cộng đồng làng xã Bắc Bộ, cụ thể là việc miêu tả về ngôi thứ, về phong tục tập quán, văn hóa sinh hoạt, Trần Tiêu đã giúp người đọc

thấy và có được những cảm nhận sâu sắc về những nét đẹp của các mỹ tục, các góc cạnh đẹp của đời sống gia đình ở làng q. Đồng thời, ơng đã mạnh dạn chỉ ra những hạn chế cả trong tổ chức xã hội với những tệ đoan của nó, và cả những hạn chế lạc hậu do trình độ nhận thức của người nơng dân đối với cuộc sống xung quanh họ.

Xã hội Việt Nam những năm 30 – 45, từ thành thị đến nơng thơn có nhiều biến động, nhiều pha trộn phức tạp. Các sáng tác của những nhà văn hiện thực đương thời đều tái hiện thành công hiện thực ấy. Vũ Trọng Phụng với hàng loạt phóng sự như “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô”,... và đặc biệt là tiểu thuyết“Số đỏ” đã dựng lên bức tranh của một Hà

thành ngàn năm văn hiến đang bị lung lay trước các phong trào “Âu hóa”, thế lực đồng tiền đang làm mai một đi những đạo lí truyền thống của dân tộc. Cịn viết về nơng thơn, các nhà văn chủ yếu đề cập đến mối mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp thống trị với quần chúng nhân dân. Thậm chí, ngay chốn thơn ổ này, thế lực đồng tiền và quyền lực cũng bành trướng, chà đạp lên đạo đức luân thường như trong cách thể hiện của Vũ Trọng Phụng khi viết “Giông tố”. Trong khơng khí ngột ngạt và đầy những biến động của thời đại ấy, Trần Tiêu cũng cầm bút và thể hiện những suy tư trăn trở của mình bằng cách tìm về với làng quê Việt Nam, với những biểu hiện của văn hóa làng xã để ghi nhận lại với tất cả tấm lịng của một con người gắn bó với làng xóm quê hương. Bằng óc quan sát tỉ mỉ, chính xác, một lối văn dung dị, nhẹ nhàng mang cốt cách của một nhà giáo, qua những trang viết về làng xã ở Bắc Bộ, chúng ta thấy được ơng đã có một sự gắn bó và thấu hiểu sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Để từ đó, người đọc nhận thấy rằng: cuộc sống của thơn q bao giờ cũng có sự đan xen giữa tốt và xấu, giữa tiến bộ và lạc hậu, cái tích cực và những mặt tiêu cực; những người nông dân chân lấm tay bùn ở đó dù cuộc sống cơ cực, trình độ cịn thấp kém nhưng nét đáng quý ở họ chính là sự lạc quan và yêu đời.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)